Wednesday, February 7, 2024

BÀI 6:DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

 

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa hai hình thức: giáo dục truyền thống và hiện đại. Chương trình theo quan điểm này,giáo viên tập trung xây dựng các bài học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành các chủ đề chínhĐồng thời, hình thức này gắn liền việc học kết hợp với thực hành để giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.

Cụ thể, dạy học theo chủ đề có những đặc điểm nổi bật sau:

1.     Tập trung vào chủ đề: Giáo viên xây dựng các bài học xoay quanh một chủ đề cụ thể, giúp học sinh hiểu sâu về nội dung và áp dụng vào thực tế.

2.     Liên kết giữa kiến thức: Các bài học được liên kết chặt chẽ với nhau, tạo ra một mạng lưới kiến thức hợp lý.

3.     Học kết hợp với thực hành: Học sinh không chỉ học lý thuyết mà còn thực hành, giúp họ ghi nhớ lâu hơn và áp dụng linh hoạt.

Học sinh được nghiên cứu sâu vào một chủ đề dưới hướng dẫn của giáo viên,học sinh được giao làm bài tập theo nhóm hoặc cá nhân,thảo luận hợp tác giúp học sinh phát triển các năng lực.Qua quá trình khám phá và thực hành học sinh có hiểu biết sâu hơn là nghe và chép.

Kiến thức trong một chủ đề không riêng lẻ mà được tổ chức theo một hệ thống có quan hệ chặt chẽ.

Học sinh không chỉ có năng lực sử dụng kiến thức vào thực hành mà còn phát triển tư duy thể hiện ở khả năng phân tích,tổng hợp ,so sánh…

Thông qua chủ đề học sinh hình thành những đức tính của con người mà xã hội cần trong tương lai .

Kiến thức trong chủ đề không chỉ là kiến thức mà nó còn liên quan đến những lĩnh vực và trong cuộc sống để mở rộng chủ đề.

Như vậy nội dung kiến thức tập trung vào một chủ đề nhất định,trong đó lượng kiến thức chuyên môn đặc thù là một đơn vị kiến thức.

Chủ đề mang tính tích hợp liên môn.Trong quá trình phân tích xây dựng chủ đề thường xây dựng phát triển bài học theo hướng bổ ngang,tức các nội dung riêng biệt có sự kết nối với nhau, đi sâu vào từng nội dung cụ thể.Cách làm này sẽ dễ dàng phát triển chủ đề hơn là bổ dọc ,do đó nó có các dạng bài thực hành phù hợp  với nội dung từng tiết.Trong đó có các bài thực hành về nhận thức và luyện tập để phát triển năng lực cho học sinh.

Để khai thác một chủ đề thì cần có các bước sau:

Bước 1:Xác định yêu cầu cần đạt

Bước 2:Thiết kế các hoạt động

+Năng lực chung chủ yếu nào được hình thành?

+năng lực đặc thù nào được hình thành?

+Qua chủ đề phẩm chất chủ yếu nào sẽ được hình thành?

+Hoạt động có phù hợp không?có điều kiện thực hiện không?

+Các hoạt động nên thiết kế mà học sinh được tham gia vào một quá trình ý nghĩa

+Đảm bảo tính phù hợp khả thi với đối tượng

Bước 3:cân đối thời gian giữa các hoạt động

Tiến trình dạy học theo chủ đề có đặc trưng là bài học diễn ra theo một qui trình như sau:

-Giới thiệu chủ đề

-Khám phá kiến thức và thể hiện

-vận dụng

Như vậy,dạy học theo chủ đề là việc tổ chức quá trình giảng dạy và học tập xoay quanh một chủ đề cụ thể. Thay vì tiếp cận kiến thức một cách phân tách và đơn lẻ, dạy học theo chủ đề tập trung vào việc kết nối các khái niệm, thông tin và kỹ năng liên quan đến một đề tài nhất định. Phương pháp này giúp học sinh hiểu sâu hơn về chủ đề đó và phát triển khả năng tư duy sáng tạo và xử lý thông tin.

 

 

No comments:

Post a Comment