PHÂN TÍCH MỘT SỐ BỨC TRANH THIẾU NHI (Bài viết từ thời còn mài đũng quần trên giảng đường)
Lê thủy
Lê thủy
“Xem tranh thiếu nhi, nhiều họa sỹ già đời cũng phải sợ xanh mắt”(Picasso)
Tranh của trẻ con vẽ rất bản năng theo một lối vẽ tự do, không bị lệ thuộc vào khuôn mẫu, các em vẽ bằng những ấn tượng và cảm giác về hiện thực. Đây là một số bức tranh mà tôi xin được từ ngày còn đi thực tập, chưa phải là những bức tranh đẹp nhất, nhưng các bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng bọn trẻ sinh ra và lớn lên ở một vùng sông nước Nghi Xuân Hà Tĩnh vẫn còn rất nghèo khó.
Ta thử xem bức tranh kiều Đình Tú-lớp6 vẽ một lớp học nhạc
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/lophocnhac.jpg?w=630&h=841)
Nó toát lên được không khí rộn ràng của một lớp học. Người xem còn cảm nhận được că âm vang tiếng nhạc bởi sự va đập của những bảng màu đối chọi, bằng sự sắp xếp trong một cấu trúc chỉnh thể. Trên cái nền vàng được vẽ rất hoạt Tú đã có sự phân bố màu sắc khá nhịp nhàng, vô hình chung tạo nên nhịp điệu cho bức tranh.Mấy cái nốt nhạc cũng tạo nên những họa tiết zich zắc thú vị. Gương mặt của các nhân vật mỗi người một hướng không phủ màu được làm điểm nhấn với nhiều trạng thái rất sinh động.
Bức tranh “Ngày mùa” của Nguyễn thị Nguyệt Tầm- lớp 7
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa012377.jpg?w=630&h=461)
cho thấy khả năng thực hiện những nét vẽ dứt khoát, mang tính khái quát, dẫu còn liệt kê dàn trải trong bố cục song dí dỏm đáng yêu. Bức tranh cho ta một cảm giác vui tươi trong trẻo đầy sức sống, không khí tưng bừng của ngày mùa dường như lan tỏa khắp vạn vật.
Cái nhìn của trẻ là cái nhìn tổng hợp đa chiều, không có khái niệm giống hay không giống, đúng hay sai, những yếu tố của ngôn ngữ tạo hình được trẻ mã hóa bằng ngôn ngữ đơn giản. Sự “ngây ngô” của các em là những suy nghĩ của những trái tim rất chân thật vì thế mà nó cũng dễ dàng “đi đến với trái tim “ của mọi người.
Những mảng màu chắc khỏe ,rực rỡ được đặt cạnh nhau tôn nhau lên. Màu hồng tươi dịu nhẹ đối lập với mảng màu xanh thẫm của mặt đất đã đẩy lùi không gian bức tranh ra xa.
Theo năm tháng sự khôn ngoan trong cách vẽ các em ngày càng phát triển, cái ngô nghê giảm dần .Đây là thời điểm cần có sự định hướng cho các em để bước sang một giai đoạn mới, cũng là thời kì mà nhiều giáo viên than vãn cho rằng đó là sự “xơ cứng của cảm xúc”
Hãy xem bức “Dòng sông đen” của Nguyễn Thị Quỳ- lớp 8
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/dong-song-o-nhiem.jpg?w=630&h=428)
Trong cách vẽ đã bắt đầu có ý,muốn thể hiện sự đối lập giữa sự sống và cái chết, giữa sinh sôi và hủy diệt, màu xanh đang mất dần đi thay vào đó là sự xâm lấn của màu đen. Sức sống tràn đầy của cỏ cây hoa lá đang hường chỗ cho sự hủy diệt do sự tàn phá của con người, một bên là mảng màu nhẹ nhàng tươi sáng, một bên là mảng màu nặng nề có sức biểu nhiện lớn. Nếu mà xét kĩ thì còn có những chỗ phải sửa chẳng hạn như nên kéo chút cam sang bức tranh sẽ cân bằng hơn.
Các em thường vẽ những gì chúng thấy và quan sát được từ cuộc sống. NHư tóc thì phải màu đen, lá phải là màu xanh, hoa thì sẽ là đỏ hoặc vàng, người thì phải có tóc chân tay. Các em cũng chưa có khả năng phân tích màu nên thường dùng những màu nguyên chất đặt cạnh nhau, kinh nghiệm về thị giác cũng chưa nhiều nên sắc độ trong tranh rất đơn giản vì thể mà nó thường tươi sáng và mạnh mẽ. Đó cũng chính là sự khác nhau giưã tranh trẻ và các họa sĩ “dã thú” mà nhiều lúc chúng ta thường đưa ra để so sánh.
Bức tranh “Rước đèn trung thu” của Đặng Quỳnh Như- lớp 8
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa012366.jpg?w=630&h=472)
Quỳnh Như Đã sử dụng gam màu mạnh mẽ mà tươi thắm, sự thành công của em là đã biết tạo một không gian ước lệ cao, một khoảng trời xanh lam rộng với những vì sao nhấp nháy, ở trên góc tranh vằng vặc một vầng trăng rực rỡ, phía dưới là một thảm cỏ xanh ngắt của màu lục cộng hưởng với màu sắc rực rỡ của con người, những họa tiết trang trí mang tính cách điệu cao hòa thanh trong một bản nhạc sôi động. Sự đơn giản trong cách dùng màu đã làm nổi bật lên quang cảnh của buổi lễ rước đèn ông sao, bức tranh đã thể hiện một tố chất thông minh và sự nhạy bén về màu sắc của tác giả
Hay bức “Thả diều” của Lê Thị Mỹ Linh-lớp 8
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa012379.jpg?w=630&h=446)
Một quang cảnh vẫn diễn ra hằng ngày ở nông thôn mà các em vẫn chứng kiến, nó khiến người xem sững sờ về độ “rung rinh” của nó. Bức tranh gần như đạt yêu cầu của những yếu tố tạo hình. Cái màu xanh của cỏ non lại rất ăn nhập với tổng thể. Một không khí vui nhộn và êm ả của một buổi chiều quê, đua ta về với những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ kì diệu. Các hình thể trong tranh có sự giao lưu và chắt lọc trong tư thế, hình ảnh con dê con vừa bú vừa giỡn rất thú vị. Vô tình hay hữu ý mà em có sự kết hợp giữa động và tĩnh trong màu sắc và đường nét. Cái tĩnh được thể hiện ở sự chắc khỏe của dãy núi, cái động được thể hiện ở nét vẽ run rẩy rất có duyên, bầu trời vàng rực lung linh đối lập với cánh đồng xanh nõn, một vẻ đẹp rất nên thơ.
Bức tranh “vui chơi ở bãi biển” của Đặng Quốc Cường-lớp7
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa0123762.jpg?w=630&h=871)
Ở đây ta thấy một không gian đồng hiện. Biển không còn là xanh thẫm ,trời không còn là xanh lơ, tất cả được thể hiện theo cảm quan của em. Nhưng quả kinh khí cầu với đủ hình dạng bay trên bầu trời, giờ đây được rút ngắn trong ngang tắc, một sự tưởng tượng ngộ nghĩnh đáng yêu, bức tranh tươi sáng mà không quá rực rỡ chói lọi, một cảm giác chan hòa ấm áp.
Màu sắc trong tranh thiếu nhi thường rực rỡ gay gắt nhưng nó lại mang một hiệu quả về tâm lý, một thế giới đầy biến ảo của hình của nét của màu không một chút ưu tư. Nói như Lê Thành Khôi” đẹp là cái gì làm cho tinh thần thích thú, đẹp không có khái niệm”
Tranh của trẻ con vẽ rất bản năng theo một lối vẽ tự do, không bị lệ thuộc vào khuôn mẫu, các em vẽ bằng những ấn tượng và cảm giác về hiện thực. Đây là một số bức tranh mà tôi xin được từ ngày còn đi thực tập, chưa phải là những bức tranh đẹp nhất, nhưng các bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng bọn trẻ sinh ra và lớn lên ở một vùng sông nước Nghi Xuân Hà Tĩnh vẫn còn rất nghèo khó.
Ta thử xem bức tranh kiều Đình Tú-lớp6 vẽ một lớp học nhạc
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/lophocnhac.jpg?w=630&h=841)
Nó toát lên được không khí rộn ràng của một lớp học. Người xem còn cảm nhận được că âm vang tiếng nhạc bởi sự va đập của những bảng màu đối chọi, bằng sự sắp xếp trong một cấu trúc chỉnh thể. Trên cái nền vàng được vẽ rất hoạt Tú đã có sự phân bố màu sắc khá nhịp nhàng, vô hình chung tạo nên nhịp điệu cho bức tranh.Mấy cái nốt nhạc cũng tạo nên những họa tiết zich zắc thú vị. Gương mặt của các nhân vật mỗi người một hướng không phủ màu được làm điểm nhấn với nhiều trạng thái rất sinh động.
Bức tranh “Ngày mùa” của Nguyễn thị Nguyệt Tầm- lớp 7
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa012377.jpg?w=630&h=461)
cho thấy khả năng thực hiện những nét vẽ dứt khoát, mang tính khái quát, dẫu còn liệt kê dàn trải trong bố cục song dí dỏm đáng yêu. Bức tranh cho ta một cảm giác vui tươi trong trẻo đầy sức sống, không khí tưng bừng của ngày mùa dường như lan tỏa khắp vạn vật.
Cái nhìn của trẻ là cái nhìn tổng hợp đa chiều, không có khái niệm giống hay không giống, đúng hay sai, những yếu tố của ngôn ngữ tạo hình được trẻ mã hóa bằng ngôn ngữ đơn giản. Sự “ngây ngô” của các em là những suy nghĩ của những trái tim rất chân thật vì thế mà nó cũng dễ dàng “đi đến với trái tim “ của mọi người.
Những mảng màu chắc khỏe ,rực rỡ được đặt cạnh nhau tôn nhau lên. Màu hồng tươi dịu nhẹ đối lập với mảng màu xanh thẫm của mặt đất đã đẩy lùi không gian bức tranh ra xa.
Theo năm tháng sự khôn ngoan trong cách vẽ các em ngày càng phát triển, cái ngô nghê giảm dần .Đây là thời điểm cần có sự định hướng cho các em để bước sang một giai đoạn mới, cũng là thời kì mà nhiều giáo viên than vãn cho rằng đó là sự “xơ cứng của cảm xúc”
Hãy xem bức “Dòng sông đen” của Nguyễn Thị Quỳ- lớp 8
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/dong-song-o-nhiem.jpg?w=630&h=428)
Trong cách vẽ đã bắt đầu có ý,muốn thể hiện sự đối lập giữa sự sống và cái chết, giữa sinh sôi và hủy diệt, màu xanh đang mất dần đi thay vào đó là sự xâm lấn của màu đen. Sức sống tràn đầy của cỏ cây hoa lá đang hường chỗ cho sự hủy diệt do sự tàn phá của con người, một bên là mảng màu nhẹ nhàng tươi sáng, một bên là mảng màu nặng nề có sức biểu nhiện lớn. Nếu mà xét kĩ thì còn có những chỗ phải sửa chẳng hạn như nên kéo chút cam sang bức tranh sẽ cân bằng hơn.
Các em thường vẽ những gì chúng thấy và quan sát được từ cuộc sống. NHư tóc thì phải màu đen, lá phải là màu xanh, hoa thì sẽ là đỏ hoặc vàng, người thì phải có tóc chân tay. Các em cũng chưa có khả năng phân tích màu nên thường dùng những màu nguyên chất đặt cạnh nhau, kinh nghiệm về thị giác cũng chưa nhiều nên sắc độ trong tranh rất đơn giản vì thể mà nó thường tươi sáng và mạnh mẽ. Đó cũng chính là sự khác nhau giưã tranh trẻ và các họa sĩ “dã thú” mà nhiều lúc chúng ta thường đưa ra để so sánh.
Bức tranh “Rước đèn trung thu” của Đặng Quỳnh Như- lớp 8
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa012366.jpg?w=630&h=472)
Quỳnh Như Đã sử dụng gam màu mạnh mẽ mà tươi thắm, sự thành công của em là đã biết tạo một không gian ước lệ cao, một khoảng trời xanh lam rộng với những vì sao nhấp nháy, ở trên góc tranh vằng vặc một vầng trăng rực rỡ, phía dưới là một thảm cỏ xanh ngắt của màu lục cộng hưởng với màu sắc rực rỡ của con người, những họa tiết trang trí mang tính cách điệu cao hòa thanh trong một bản nhạc sôi động. Sự đơn giản trong cách dùng màu đã làm nổi bật lên quang cảnh của buổi lễ rước đèn ông sao, bức tranh đã thể hiện một tố chất thông minh và sự nhạy bén về màu sắc của tác giả
Hay bức “Thả diều” của Lê Thị Mỹ Linh-lớp 8
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa012379.jpg?w=630&h=446)
Một quang cảnh vẫn diễn ra hằng ngày ở nông thôn mà các em vẫn chứng kiến, nó khiến người xem sững sờ về độ “rung rinh” của nó. Bức tranh gần như đạt yêu cầu của những yếu tố tạo hình. Cái màu xanh của cỏ non lại rất ăn nhập với tổng thể. Một không khí vui nhộn và êm ả của một buổi chiều quê, đua ta về với những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ kì diệu. Các hình thể trong tranh có sự giao lưu và chắt lọc trong tư thế, hình ảnh con dê con vừa bú vừa giỡn rất thú vị. Vô tình hay hữu ý mà em có sự kết hợp giữa động và tĩnh trong màu sắc và đường nét. Cái tĩnh được thể hiện ở sự chắc khỏe của dãy núi, cái động được thể hiện ở nét vẽ run rẩy rất có duyên, bầu trời vàng rực lung linh đối lập với cánh đồng xanh nõn, một vẻ đẹp rất nên thơ.
Bức tranh “vui chơi ở bãi biển” của Đặng Quốc Cường-lớp7
![OLYMPUS DIGITAL CAMERA](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/10/pa0123762.jpg?w=630&h=871)
Ở đây ta thấy một không gian đồng hiện. Biển không còn là xanh thẫm ,trời không còn là xanh lơ, tất cả được thể hiện theo cảm quan của em. Nhưng quả kinh khí cầu với đủ hình dạng bay trên bầu trời, giờ đây được rút ngắn trong ngang tắc, một sự tưởng tượng ngộ nghĩnh đáng yêu, bức tranh tươi sáng mà không quá rực rỡ chói lọi, một cảm giác chan hòa ấm áp.
Màu sắc trong tranh thiếu nhi thường rực rỡ gay gắt nhưng nó lại mang một hiệu quả về tâm lý, một thế giới đầy biến ảo của hình của nét của màu không một chút ưu tư. Nói như Lê Thành Khôi” đẹp là cái gì làm cho tinh thần thích thú, đẹp không có khái niệm”
No comments:
Post a Comment