Sự
khác nhau của giáo dục Mỹ thuật tập trung vào quy trình và giáo dục Mỹ thuật tập
trung vào sản phẩm.
(Ảnh lấy từ fb)
Văn hóa học và phương pháp dạy học ở nước ta hiện
nay nói chung còn nặng nề tâm lý học khoa cử ,phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thông báo-tiếp nhận, đối với Mỹ thuật
là hướng dẫn –thực hiện, giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học,môi trường
học khép kín,khắc nghiệt.
Nếu phương pháp cũ các em luôn theo các hướng dẫn để
thực hiện một "vật" cụ thể - một kết quả được biết trước . Thì phương
pháp mới khuyến khích sự độc đáo với một kết quả không nhìn
thấy được, khơi dậy sự sáng tạo và suy nghĩ của bản thân. Chương trình học của
chúng ta cũng không cung cấp đầy đủ các nền tảng cơ sở ,sách nghệ thuật cho trẻ
em cũng rất thiếu thốn và chúng ta thiếu hẳn cả những cuốn sách nghiên cứu khoa
học đời sống ví dụ như nghiên cứu về trang phục hay nhà ở,lễ hội địa phương….phục
vụ cho việc giảng dạy theo chủ đề.
Có thể nói vấn đề của giáo dục nghệ thuật mang tính
cốt lõi của chúng ta hiện nay là thiếu đi một triết lí giáo dục cụ thể,môi trường
học của chúng ta vẫn là giáo dục truyền
thống lại thiếu hẳn nền tảng từ chương trình cũ ,khiến cho chương trình “Phát
triển năng lực” hiện nay rất khó giảng dạy.
Dạy nghệ thuật tồn tại dưới hai hình thức:giáo dục
nghệ thuật và nghệ thuật trong giáo dục hay còn gọi là học qua nghệ thuật ,với
hình thức đầu tiên nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của ngôn ngữ
nghệ thuật với hình thức thứ hai nó giúp học sinh tư duy và học cách giải quyết
một vấn đề hình thành các năng lực hay nói cách khác là các kỹ năng để thích
nghi ,giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội hện đại.
Đối với cách dạy truyền thống mà trước đây ta vẫn tiến
hành ,giáo viên lên lớp thường theo các bước trình tự :Tìm hiểu –cách thực hiện-thực
hành, kiến thức bài học thường khá nặng nề không phù hợp với trẻ,lớp học thường
phải đảm bảo tính trật tự.Sau mỗi bài học thường thấy ngay kết quả.
Với phương pháp mới thì môi tường học phong phú ,đa
dạng hơn và môi trường được đánh giá cao giữ một vai trò quan trọng trong quá
trình học,chương trình học có tính co giãn,giáo viên có thể tự do điều chỉnh thêm
bớt cho phù hợp,tiến trình lên lớp tự nhiên không theo các bước như truyền thống.Do
nhấn mạnh tính tự do nên học sinh có thể chủ động tham gia,giáo viên đóng vai
trò quan sát ,đứng sau khóa học.Nội dung học không nhấn mạnh vào việc truyền thụ
kiến thức.Giáo viên thường không vội vàng đánh giá học sinh mà qua thời gian
quan sát với 7 qui trình cơ bản để học sinh bộc lộ bản thân trong mọi môi trường,nó
tạo cơ hội cho những phong cách học khác nhau được thể hiện.Lớp học thường
không quá đông,vật liệu thường rất phong phú.Thực tế khi đưa vào thực hiện vấn
đề vật liệu trở thành một vấn đề hết sức khó khăn, do chương trình cũ trước đây
của chúng ta khá đơn giản trong việc học các chất liệu (Chủ yếu là sáp màu)
Những chương trình dạng này rất tốt để nhập môn vào
nghệ thuật ,nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật,khả năng tư duy,giải quyết vấn đề của
trẻ,cho trẻ cơ hội để làm việc theo nhóm.
Ngay cả những chương trình về nghệ thuật chính thống
,vật liệu cũng là một vấn đề quan trọng để thực hiện các bài học về điêu khắc,
chất liệu,sáng tạo ….Tôi có đọc một cuốn sổ tay giáo viên rất ngắn gọn của Anh ,ở
đó các trường học sẽ hợp tác và đặt hàng với các cửa hàng ,công ty học liệu,nơi
cung cấp những vật liệu tái sử dụng với giá rẻ giáo viên cần chú ý số lượng và kích thước.
Với những triết lý dạy học khác nhau ,nó sẽ quyết định
cách thức quản lý,tổ chức dạy học hoàn toàn khác nhau,nó đóng vai trò như một hệ
điều hành để các triết lý dạy học có thể vận hành một cách phù hợp nhịp nhàng trơn tru,đây
là lí do vì sao chúng ta gặp nhiều vướng mắc khi đưa phương pháp mới vào thực
hiện.
Chúng ta có thể tóm gọn lại sự khác nhau giữa hai mô
hình dạy học Mỹ thuật (Nghệ thuật) tập trung vào quy trình và dạy học mỹ thuật
tập trung vào sản phẩm như sau:
Đặc điểm của giáo dục Mỹ thuật tập trung vào quy trình thể hiện ở những điểm
sau:
• Không có hướng dẫn từng bước
• Không có mẫu để đi theo
• Không có đúng hay sai mà mục đích là để khám phá và sáng tạo
• Nghệ thuật là tập trung vào kinh nghiệm và thăm dò
kỹ thuật, công cụ và vật liệu
• Nghệ thuật là duy nhất và độc đáo
• Kinh nghiệm chỉ có được bằng sự thư giãn và vui vẻ
• Tạo cơ hội cho các em lựa chọn
• Ý tưởng là thứ không có sẵn
Đặc điểm của giáo dục Mỹ thuật tập trung vào sản
phẩm thể hiện những điểm sau:
• Học sinh có hướng dẫn để làm theo
• Các giáo viên tạo ra một mẫu cho học sinh để sao
chép
• Có quyền thực hiện theo cách khác
• Sản phẩm được hình thành trước trong tâm trí
• Nghệ thuật là sự hoàn chỉnh giống nhau của học
sinh
• Rất nhiều học sinh gặp thất vọng
• Giáo viên có thể chỉnh sửa ngay lập tức cho học
sinh
• Cả lớp tham gia vào một dự án nghệ thuật cùng một
lúc
• Các mô hình và ví dụ có sẵn để tham khảo.
Hiểu được sự khác nhau giữa hai hình thức dạy học
nghệ thuật chúng ta sẽ không mắc sai lầm “Đầu Ngô mình sở” khi thiết kế chương
trình, đặc biệt là có phương thức tổ chức ,quản lý phù hợp trong trường học hiện
nay.
Lê thủy 16/2/2018(Mồng 1 tết)
Cảm ơn Tác giả đã có món quà rất độc đáo nhân dịp năm mới! bài viết rất có ý nghĩa với những ai quan tâm đến giáo dục nghệ thuật ở Việt Nam.
ReplyDeleteChúc Lê Thủy năm mới sức khỏe - hạnh phúc - tràn đầy năng lượng trong giảng dạy và sáng tạo
cảm ơn bạn!chúc bạn một năm mới hạnh phúc vạn sự như ý!
Delete