TÍCH HỢP THEO CHIỀU DỌC TRONG MÔN HỌC
NGHỆ THUẬT
“ Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn
vị kiến thức và Kỹ năng mới với kiến thức kỹ năng đã có theo nguyên tắc đồng tâm…Đây
là phương pháp củng cố và dần nâng cao kiến
thức, kỹ năng của học sinh”
Tích hợp theo chiều dọc trong môn học nghệ thuật là phương pháp thiết kế
bài học chạy dọc theo ngôn ngữ của nghệ thuật lấy chủ đề gắn liền với các môn học
làm cảm hứng,mục tiêu của nó là thông qua các chủ đề gúp HS hiểu được làm thế
nào mà tác phẩm nghệ thuât được tạo nên lấy ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình làm trọng
tâm,dựa trên khung :yếu tố,nguyên tắc,nghệ sĩ,phong trào,chất liệu,văn hóa các quốc
qia,các môn khoa học tự nhiên và xã hội.....Bằng cách này giáo dục nghệ thuật được
tích hợp trong chương trình giảng dạy ở tất cả các lớp học, chúng được lồng
ghép trong các bài học để nâng cao khả năng quan sát, liên tưởng ,kết nối kiến
thức của học sinh.
Thông qua các bài học Nghệ thuật, học sinh hiểu
biết sâu sắc hơn về các khái niệm trong
nghệ thuật.Vậy làm thế nào để toán học, khoa học, tự nhiên xã hội….được tích hợp
vào bộ môn Mỹ thuật ?
Thực
ra, chương trình Nghệ thuật ở bậc tiểu học luôn có một kết nối với các môn học, sự
tích hợp đó có thể tạo ra một kinh nghiệm phong phú đa tầng cho trẻ, các khái
niệm này được pha trộn trong các chủ đề và các đối tượng trong bài học.
Trước khi trả lời câu hỏi đó chúng ta cần hiểu một chút về cơ chế hoạt động của bộ não trong quá trình tưởng tượng
của trẻ em.
Mỗi thời kì phát triển của thiếu nhi trí tưởng
tượng hoạt động theo một cách riêng là đặc tính của chính trình độ phát triển của
đứa trẻ khi đó .Bởi trí tưởng tượng phụ thuộc vào kinh nghiệm mà kinh nghiệm của
trẻ chỉ có thể hình thành và phát triển dần dần theo năm tháng cùng với sự trưởng
thành về mặt nhận thức.
Hoạt động của quá trình sáng tạo ở con người rất phức tạp ,bao giờ cũng
có một quá trình lịch sử rất dài.Nhân tố đầu tiên của quá trình này là:Hiện thực
cuộc sống và trẻ con thì chúng chỉ nhớ những gì chúng ấn tượng mà thôi. Nhân tố
thứ hai trong thành phần của quá trình tưởng tượng là sự liên tưởng nghĩa là sự
hợp nhất của những hình ảnh ấn tượng của trẻ được đưa vào hệ thống và dựng nên
một bức tranh phức tạp, hoạt dộng này kết thúc khi chúng được kết tinh ở hình ảnh
bên ngoài .
Ở lứa tuổi thiếu nhi ,hoạt động tưởng tượng và lý tính được tách biệt với
nhau khá rõ ràng .Chính vì vậy tư duy về mặt tạo hình của các em rất mờ nhạt ,chúng
không vẽ bằng sự phân tích lozich nên thêm cái này nên bỏ cái kia,hay làm gì để
chúng trở nên hoàn hảo. Tính phi lý trong tranh của trẻ thực ra là cách trẻ lý
giải ngây ngô về cuộc sống của một đứa trẻ chứ không phải cái mà chúng nhìn và
hiểu, đôi khi điều đó lại khiến chúng ta nhầm lẫn với khả năng phong phú trong
trí tưởng tượng của trẻ .Thực ra bản chất trong sự sáng tạo của trẻ chính là sự
bắt chước lại hiện thực hay kiểu mẫu mà thôi.
Tuy nhiên ,sự bắt chước đó lại là sự gia công
phức tạp của những ấn tượng để đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ,ấn tượng ở
đây có nghĩa là cái mà trẻ thích thú,cái mà chúng mong muốn.Trí tưởng tượng của
trẻ ngoài việc phụ thuộc vào kinh nghiệm và nhu cầu còn phụ thuộc vào trình độ
kỹ thuật và kinh nghiệm thẩm mỹ
Như vậy nền tảng của sự sáng tạo ở trẻ có thể tóm góm đó là:Trải nghiệm
nghiệm thực tế, bắt chước và kỹ thuật. Dựa trên cơ chế của quá trình sáng tạo sự
tích hợp trong môn học mỹ thuật được thể hiện như sau:
1.Âm
nhạc và Nghệ thuật
2.Khoa học và nghệ thuật
Ví dụ ở bài vẽ cái cây,với phương pháp này nhiệm
vụ cúa giáo viên nghệ thuật không phải là giúp học sinh quan sát lại cấu tạo sinh
học của nó, mà chúng ta giúp học sinh quan sát màu sắc(VD như màu của mùa thu
hay màu đối lập,hay nóng lạnh….),cấu trúc tạo hình,đưa ra ý tưởng để kết nối với
ngôn ngữ nghệ thuật.
3.Kể
chuyện và Nghệ thuật
Những câu chuyện cổ tích là một nguồn đề tài
tuyệt vời để chúng ta đưa vào môn học.Các em đọc truyện, cảm nhận và được bày tỏ
tình cảm,thể hiện nó bằng hình ảnh.Cùng một câu chuyện với mỗi học sinh là một
cách nhìn khác,một mối bận tâm khác nhau.Ví dụ ở bài vẽ các con vật chúng ta có
thể cho học sinh kể lại câu chuyện rùa
và thỏ, học sinh sẽ chọn cho mình những phân cảnh khác nhau ,tạo dựng nên những
câu chuyện của riêng mình. Như vậy chúng ta sẽ giúp trẻ học cách lựa chọn,
tránh lối vẽ gò bó,sáo mòn. Ngoài ra
chúng ta còn có một nguồn câu chuyện về cổ tích của Việt Nam và thế giới có thể
lồng ghép vào các chủ đề trong bài học như nàng tiên cá, cây khế , tấm cám…
Trước khi làm, cho HS chọn phân đoạn yêu thích và xác định:
B2:Mô tả câu chuyện theo cách riêng của
em
-Nhân vật của câu chuyện
-Tính cách của nhân vật
-Bối cảnh của câu chuyện
B3:Phân tích
-Những hình ảnh lớn nhất trong bức tranh
-Những hình ảnh xa nhất trong bức tranh
-Thêm cái gì vào các khoảng trống
-Làm thế nào để hút mắt người xem vào
tác phẩm
B4:Dàn dựng câu chuyện
-Sử dụng đường nét
-Tạo hình ảnh
-Thêm chi tiết
-Hoàn thiện
Đối với
lớp nhỏ ,GV chỉ cần dừng lại ở vẽ nhân vật mà em yêu thích trong câu chuyện,mô
tả về nhân vật.Giúp trẻ tự mình trả lời các câu hỏi sau:Ai?Như thế nào?ở
đâu?đang làm gì?
4.Lịch sử,văn hóa Nghệ thuật
Lịch sử, văn hóa và Nghệ thuật là những môn học luôn đi liền với nhau ,gắn
bó mật thiết với nhau, mặc dù chúng ta không có bộ môn văn hóa nhưng sự hiện diện
của nó thì khá rõ ràng và được lồng ghép trong các môn học đặc biệt là nghệ thuật.Nó
chính là một nguồn cảm hứng lớn cho các bài học của chúng ta.Đó là những chủ đề
liên quan đến ngày tết cổ truyền ,đến
các lễ hội của dân tộc về truyền thống tôn sư trọng đạo của ngày nhà giáo Việt
Nam …và không chỉ giới hạn ở đó các nền văn hóa và lịch sử nghệ thuật trên thế
giới cũng là một nguồn tài liệu lớn cho các bài học mỹ thuật .Chẳng hạn như văn
hóa Châu Phi trong bài trang trí mặt nạ,văn
hóa Mexico trong bài vẽ và trang trí cái mũ…Ở tiểu học năng lực kết nối nhiều
hình ảnh của các em còn yếu ,chỉ đạt được ở một số em mà thôi,vì thế nên đi vào
các vấn đề nhỏ trong chủ đề,chẳng hạn như thay vì hỏi Có những hoạt động gì
trong ngày tết?thì ta nên đi vào những vấn đề nhỏ hơn như:Nhắc đến ngày tết cổ
truyền em sẽ nghĩ đến cái gì?trong lúc này trẻ sẽ vận dụng trí não liên tưởng đến
những hình ảnh trong kinh nghiệm của chúng.Hay VD GV muốn cho trẻ tìm hiểu về
trang phục người Mexico:Đầu tiên bạn cho HS quan sát trang phục của người
Mexicothảo luận xem chúng có đặc điểm gì nổi bật,sau đó cho HS thảo luận làm thế nào để vẽ chiếc mũ
theo phong cách của người Mexico
5.Toán
học và Nghệ thuật
6.Tiếng việt và Nghệ thuật
Tiếng việt được tích hợp trong bộ
môn Mỹ thuật ở chỗ khả năng sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình ,trả lời và viết.Tiếng việt và
chữ viết còn được kết nối qua Mỹ thuật bằng các bài học về thiết kế chữ mang lại những hứng thú cho trẻ.
“ Nghệ thuật là khoa học của khoa học”
(GS Phạm Công Thành)
Sẽ hoàn toàn sai lầm nếu như chúng ta nghĩ rằng
sáng tạo là một thế giới riêng chỉ dành cho một số người và nó tách biệt hoàn
toàn với các mối liên hệ với khoa học. Ngược lại kiến thức về cuộc sống và khoa
học chính là bệ phóng cho nghệ thuật cất cánh, mọi sự sáng tạo nếu tách rời thực
tiễn sẽ rơi vào huyễn hoặc. Hội họa luôn tích hợp trong mình nhiều tầng lớp ,
chính điều đó làm cho nó trở nên sâu sắc, bộ môn Mỹ thuật hình thành cho các em
lối tư duy hình tượng cái mà bất cứ phương thức nào cũng không thể đem lại được
trong ý thức các em.Theo năm tháng, cùng với sự trưởng thành về mặt trí tuệ, những
hình ảnh ,màu sắc bắt đầu có ý nghĩa đó là lúc các em nắm trong tay một ngôn ngữ
mới.
Vinh !- Lê Thị Thanh Thủy
rất thú vị và hữu ích
ReplyDeletecảm ơn bạn
Delete