Chúng ta vẫn thường nói với nhau về cách chúng ta
đang thay đổi trong giáo dục Mĩ thuật là “phương pháp mới” “phương pháp Đan Mạch”
sau đó là” phát triển năng lực” .
Vậy phát triển
năng lực là gì? Hiểu nôm na nó là việc hình thành các kỹ năng để có thể thích ứng
được với xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề các em phải đối mặt trong
tương lai.
Đối với môn Mĩ thuật ,phát triển năng lực bao gồm cả thao tác kỹ thuật và thuộc tính giá trị cá nhân ,nó phải gắn liền với các hoạt động thực tiễn,học thông qua làm .Nó dựa trên nền
tảng về lý thuyết đa trí tuệ .Trong đó, môi trường học là rất quan
trọng.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tất cả học sinh đều giỏi về một
cái gì đó vào một thời điểm dựa trên quá
trình tích lũy kinh nghiệm của các em,và môi trường ở đây là một môi trường thoải mái,an toàn .
Trong môi tường đó cần thiết kế các phương thức trải
nghiệm khác nhau phù hợp với nhiều phong cách học của trẻ thông qua các quy trình. “Môi trường “ ở đây
còn có nghĩa là cung cấp đầy đủ cho các em các công cụ,vật liệu phải luôn sẵn sàng và các
thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Nó yêu cầu ở học sinh tính tự chủ và có khả năng tự học,có thể hợp tác với người khác, phải tư duy...
Dạy học phát triển năng lực ,bản chất là một phương
pháp dạy tích hợp với các môn học, hướng người học đến việc trải nghiệm khám phá,
giải quyết vấn đề , trong đó giáo viên sẽ sử dụng các chiến lược phù hợp cho từng
chủ đề,từng quy trình như:sơ đồ tư duy ,thảo luận, ,điền dã,thực hành nghệ thuật,trò
chơi, kể chuyện,phỏng vấn…..
Giáo dục Mĩ thuật ở tiểu học thực ra còn có nhiều vấn
đề,chúng ta ít có khái niệm trong dạy học,chúng ta không bám vào ngôn ngữ của môn học,chúng ta thiếu cái khung chương
trình để dựa vào để linh động,thiếu một triết lý quan điểm rõ ràng nên
nhiều lúc mơ hồ giữa các quan điểm dạy học.Việc dạy và học của chúng vẫn còn mò mẫm ....và Thiếu sự thống nhất trong quản lý
khi chuyển từ cái cũ sang cái mới.
Dạy học phát
triển năng lực chú trọng đến quá trình hơn sản phẩm ,nghĩa là quá trình đó học sinh sẽ tư duy thế nào,giải quyết nhiệm vụ gì, phải làm gì để hoàn thành nó.
Dạy học phát triển năng lực tập trung vào trải nghiệm
của học sinh.Vậy trải nghiệm là gì?Là việc “sử dụng các vật liệu và thiết bị có
sẵn trong lớp, học sinh được tự do lựa chọn cách thể hiện,giáo viên chỉ quan
sát ,lắng nghe mà không hướng dẫn cụ thể như phương pháp cũ, trong khi học sinh
được tha hồ khám phá mà không coi trọng vấn đề đúng sai.Cách học này sẽ khơi dậy
tính tò mò vốn có của trẻ,giúp trẻ nhận
biết mình và nhận thức được về sự vật đó”.Tuy nhiên giáo viên vẫn phải cung cấp
những hướng dẫn cần thiết và sử dụng những thông tin thu thập được từ đánh giá
để cải thiện thành tích học.
Điểm mới của nó là vai trò của người giáo viên trở
nên rộng hơn: GV trở thành người tổ chức,định hướng ,tư vấn.... không chỉ bó hẹp ở việc truyền thụ kiến thức và việc quan sát , lắng
nghe của giáo viên cũng quan trọng như giảng dạy.
Trong môn Mĩ thuật ở tiểu học chúng ta có 7 quy
trình bao gồm:
1,Vẽ cùng nhau,
2,Vẽ theo nhac,
3,vẽ biểu cảm,
4,xây dựng cốt truyện,
5,Tạo hình 3d –tiếp cận theo chủ đề,
6,Điêu khắc
7,Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn”
Dạy Mĩ thuật theo định hướng và phát triển năng lực thực tế khó hơn dạy Mĩ thuật truyền thống ,người giáo viên ngoài việc phải có kiến thức về chuyên môn thì còn phải động đến nhiều hơn các vấn đề lý luận dạy học, hiểu về khả năng của trẻ,"vùng phát triển gần" của trẻ để đưa ra các nhiệm vụ phù hợp,thời gian để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ thường dài và không cố định.
Như vậy có thể thấy bản chất dạy Mĩ thuật theo định hướng
phát triển năng lực chính là :Tích hợp
liên nghành trong nội dung,thông qua các hoạt động sáng tạo thẩm mỹ.Tuy nhiên , Theo quan điểm của cá nhân tôi thì cách gọi của nó là một hình thức của dạy học trải nghiệm để phù hợp hơn trong môi trường của Việt Nam,sẽ
tuyệt vời và phù hợp hơn nếu chúng ta áp dụng nó vào câu lạc bộ sau giờ học ,bởi giáo viên sẽ có được sự tự do tuyệt đối
và cảm hứng trong dạy học. Quan trọng hơn là nó có dịp để thể hiện đúng bản chất
của nó.
No comments:
Post a Comment