Monday, November 13, 2017

ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA MÔN NGHỆ THUẬT Ở BẬC TIỂU HỌC

ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
QUA MÔN NGHỆ THUẬT Ở BẬC TIỂU HỌC



Nếu như đánh giá trong giáo dục nghệ thuật chính thống bao giờ cũng là sự kết hợp của hai hình thức :Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức thì đối với dạy học trải nghiệm qua môn nghệ thuật gần như không có đánh giá chính thức.

Mô hình dạy học trải nghiệm tập trung vào học sinh được cho là có nhiều tiềm năng và sự sáng tạo dựa trên nền tảng lý thuyết mới về trí não của con người và sự hình thành biểu tượng của trẻ.Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường học tập và bối cảnh trong đó học tập diễn ra.

Bản chất dạy học tập trung vào quy trình hơn sản phẩm ,kinh nghiệm hơn nội dung đã quyết định cách thức đánh giá của mô hình dạy học này.

Như chúng ta đã biết ,đánh giá không chính thức chủ yếu dựa vào sự quan sát của giáo viên thông qua quá trình hoạt động nhằm cung cấp cho giáo viên cái nhìn sâu sắc về kỹ năng ,khả năng ,hành vi thái độ,sự hợp tác…..chúng rất khó có thể đo lường và chứng minh, điều này làm cho việc đánh giá kết quả học tập khó khăn hơn.

Đành rằng kết thúc mỗi chủ đề chúng ta luôn có sản phẩm để trưng bày nhưng nó ít khi mang tính kỹ thuật cá nhân mà phần lớn là kết quả của sự hợp tác và trở thành sản phẩm mang tính cộng động, nó chú trọng đến khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo hơn là tính thẩm mỹ với những tiêu chí nghệ thuật đặt ra.

Đó là lí do mà trong mô hình dạy học nghệ thuật mới không có giờ học nào là thất bại mà chỉ có trải nghiệm mà thôi. Cố nhiên nó đòi hỏi một sự tin tưởng vào năng lực của giáo viên.

Có hai kỹ năng mà chúng ta nhấn mạnh đến đó là:kỹ năng hợp tác và giao tiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ kết thúc mỗi chủ đề ,ta lại mời đại diện đứng lên thuyết trình sản phẩm,việc thuyết trình chỉ hữu ích khi nó giúp trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua chủ đề, giúp trẻ nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình mục đích là để trẻ khắc sâu kiến thức,hình thành tư duy phản biện,tạo nên những người công dân dân chủ,chính vì vậy kỹ năng này được sử dụng trong quá trình các con điều tra khám phá chủ đề chứ không nhất thiết phải luôn thể hiện ở cuối chủ đề.

Bản chất dạy học thông qua làm,học qua chơi khiến cho việc đánh giá của nó phải dựa vào cả quá trình làm việc và gần như không tồn tại dưới dạng văn bản .Đây là lí do mà trong đánh giá dạy học trải nghiệm chúng ta chỉ tập trung vào các hoạt động là chủ yếu chứ không phải sản phẩm, nói “quy trình không sản phẩm” là ý đó.

Với rất nhiều quan điểm dạy học khác nhau dạy học trải nghiệm qua môn nghệ thuật dẫu được dựa trên nền tảng lý thuyết học tập kinh nghiệm của Jond Deway vẫn thiếu một nền tảng lý luận chuyên nghành chuyên biệt và điều đó khiến cho nó khó khăn hơn,thiếu cơ sở khoa học hơn.Mỗi chủ đề được coi như là một dự án nghệ thuật nhỏ để khám phá thế giới xung quanh hơn là những thông tin kiến thức về nghệ thuật.

Vậy làm thế nào để đánh giá kết quả học tập và khả năng của trẻ ?cũng như giờ dạy của giáo viên?

Đánh giá học tập dẫu trong bất cứ quan điểm dạy học nào thì mục đích của nó vẫn là để  cải thiện thành tích ,giúp trẻ trải nghiệm và khám phá bản thân.Dạy học tập trung vào quy trình giáo viên đóng vai trò là người tổ chức ,quan sát và can thiệp kịp thời với nhiều vai trò khác nhau dựa trên tiến trình tự nhiên của bài học .

Chính vì vậy việc đánh giá dựa vào quy trình thường được nhìn nhận dưới các hình thức sau:
- Thông qua hình ảnh quá trình làm việc để bạn có thể quan sát được tất cả các hoạt động của mỗi học sinh.
- Ghi âm hoặc quay lại những ý kiến hay trình bày của học sinh để có cái nhìn sâu sắc hơn.
- Sản phẩm của học sinh là sự phản ánh của những biểu hiện sáng tạo.
- sao chép những câu hỏi của học sinh  để hiểu nhu cầu của trẻ.
- Bản đồ tư duy hợp tác phản ánh tư duy lo zich của trẻ
- Những hiểu biết kết nối đến chủ đề học để tăng hứng thú tìm hiểu
- Những ý tưởng mới được hình thành phản ánh sự sáng tạo
- Nhắc nhở  hành vi trong quá trình học
- là sự tích cực khi tham gia các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
- kể câu chuyện học tập bằng tranh hoặc nói- những khoảnh khắc ấn tượng,quan trọng trong quá trình thực nghiệm khám phá,hoặc kể lại những sự kiện theo thứ tự giúp các con hình thành những kinh nghiệm mới.
- Hợp tác với các giáo viên khác, cha mẹ, để phân tích, phân loại và đánh giá việc học
- xem lại bài học để xây dựng và củng cố kiến thức ,kỹ năng
- Quan sát và ghi chép chính xác khi học sinh giao tiếp với nhau nó phản ánh khả năng hợp tác và cách giải quyết vấn đề của các con.
- Đánh giá học sinh trong bất kỳ môi trường nào nó thể hiện kiến thức đã có,phong cách học,kỹ năng….
- Những tài liệu học tập cần có trong chủ đề, trưng bày nó mời mọi người cùng đọc ,giúp các em hiểu rằng mọi câu hỏi đều có câu trả lời bằng một cách nào đó.

Tất cả những hình thức này đều được phản ánh trong thực tiễn bài học của giáo viên ,trong đó thậm chí ghi lại cả những sai lầm mà giáo viên mắc phải trong quá trình trải nghiệm cũng như những tài liệu đã hình thành nên ý tưởng của bài học.

                                                                                  13/11/2017-Lê Thủy
Bạn có thể đọc bài viết liên quan ở đường link sau:


No comments:

Post a Comment