Tuesday, September 26, 2017

Sơ lược nghệ thuật nguyên thủy việt nam

SƠ LƯỢC NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY VIỆT NAM

                                                              Lê Thủy tổng hợp

Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy di tích núi Đo thuộc xã Thiệu Khanh, Huyện Thiệu Hoá, Tỉnh Thanh Hoá. Hàng ngàn khảo cổ được phát hiện.Mặc dù vậy phải trải qua một thời gian dài chúng ta mới tìm được một số hình khắc những dấu hiệu đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam thời Nguyên Thuỷ. Thời kỳ này cách chúng ta mấy vạn năm và là thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Trải qua quá trình phát triển, con người dần dần bước vào chế độ thị tộc nguyên thuỷ. Để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người phải tụ họp lại với nhau sống thành những bầy người trong các hang động tự nhiên với công cụ thô sơ, họ sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm. Đây cũng là nơi đầu tiên phát triển ra những hiện vật của văn hoá cuối thời kỳ đồ đá cũ­_Văn hoá Sơn Vi cách (ngày nay chừng một vạn năm đến 18000 năm).Tổ tiên ta đã có ý thức tìm tòi về hình dáng làm cho dụng cụ thích ứng hơn trong việc sử dụng hằng ngày. Những công cụ ấy đã có một hình thể nhất định. Ðiều đó chứng tỏ bàn tay người thợ đã thuần thục, vững vàng, ta thấy chủ nhân của chúng không phải có mục đích duy nhất là dùng được, mà còn quan tâm đến mặt thẩm mỹ.Trong quá trình phát triển của mình, chủ nhân của nền văn hóa Sơn Vi đã tìm bước cải biến công cụ lao động, chuyển từ thời đại đồ đá cũ sang sơ kỳ thời đại đá mới, đánh dấu bằng sự xuất hiện văn hoá Hòa Bình.Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình cư trú trên một phạm vi không gian khá rộng (từ vùng rừng núi Tây Bắc đến dải đất miền Trung), song lại sinh sống trong các hang động, mái đá thuộc các thung lũng đá vôi, gần nguồn nước. Việc phát hiện các tầng văn hoá khá dày tại một số di chỉ thuộc văn hóa Hoà Bình cho thấy người Hoà Bình đã cư trú lâu dài trong các hang động.Trong các hang động và mái đá của người Hoà Bình, người ta đã tìm thấy nhiều loại hình công cụ được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đá, xương rồng… Trong đó, cũng giống như văn hoá Sơn Vi, công cụ của người Hoà Bình hầu hết đều làm bằng đá cuội.Hoạt động nghệ thuật của chủ nhân văn hoá Hoà Bình đã xuất hiện. Ở hang Đồng Nội (Hoà Bình) người ta đã tìm thấy trên vách đá có hình khắc mặt một con thú và 3 mặt trên đầu 3 người đều có sừng. Những hình mặt người có sừng này khiến nhiều người suy đoán rằng, phải chăng người nguyên thủy ở đây có tín ngưỡng vật tổ? Ở các di tích khác như hang làng Bon, các hang ở Yên Lạc, Kim Bảng đều có những viên cuội có khắc hình lá cây hoặc cành cây. Đó là những dấu hiệu về sáng tạo nghệ thuật của người Hoà Bình.


biểu tượng thần tứ bất tử (theo ts Nguyên Việt)
Từ khoảng trên dưới 1 vạn năm về trước, chủ nhân các bộ lạc Bắc Sơn đã nối tiếp quá trình phát triển của cư dân văn hóa Hòa Bình. Nhiều hiện vật của văn hóa Bắc Sơn được phát hiện tạo thành lớp trên của văn hóa Hòa Bình trong cùng một di tích cho thấy điều đó.
Tuy ra đời muộn nhưng văn hóa Bắc Sơn có quan hệ gần gũi với văn hóa Hòa Bình và cùng kết thúc thời gian cách ngày nay khoảng 7000 năm.
Chủ nhân của văn hóa Bắc Sơn không chỉ có kỹ thuật đá mài trong chế tạo công cụ mà họ còn biết đến kỹ thuật làm đồ gốm. Đặc điểm của đồ gốm Bắc Sơn là có những đồ đựng, đồ nấu có cả miệng loe, đáy tròn. Con người thời bấy giờ đã lấy đất sét nhào với cát để khi nung đồ gốm không bị rạn nứt. Nhìn chung, độ nung gốm thời kỳ này chưa cao, hình dáng đồ gốm còn thô, số lượng đồ gốm còn ít. Có thể nói rằng đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn chưa nhiều, kĩ thuật gốm chưa phát triển.
Văn hóa Phùng Nguyên và các di chỉ đồng dạng kể trên thường phần bố ở miền trước núi non, dưới chân những gò đồi, ven bờ sông suối ở vùng trung du hoặc trên những  thềm sông, trên những gò đồi cao nằm rải rác ở vùng đồng bằng và vùng ven biển chứng tỏ một đời sống cộng đông dân cư đông đúc trên một bình diện rộng lớn. Họ đã biết dùng  bàn xoay để nặn những  thể loại đồ gốm. Độ nung chưa cao lắm, tuy nhiên đồ gốm sản  xuất khá tốt. kiểu dáng đồ gốm rất đẹp, có  nhiều loại như nồi, bình, vò,  vại, mâm bồng, cốc chân cao, bát, đĩa..  Đồ gốm thường  được trang trí những đồ án đẹp. Những kiểu hoa văn đặc trưng cho văn hoá Phùng Nguyên là giữa những đường vạch chìm, có những  đường chấm nhỏ được tạo nên bằng cách lăn một cái trục tròn có khắc  ô vuông nhỏ hay là ấn một cái que có nhiều răng. Đồ gốm đã có quy mô khá lớn.  Bàn xoay được sử dụng khá rộng rãi trong việc tạo dáng và tu sửa. Độ nung đã khá cao (từ 600 độ đến 700 đ

Trên cơ sở đã hoàn toàn làm  chủ kỹ thuật gốm,  con người thời  Phùng Nguyên đã  tạo cho đồ  gốm của  mình một phong cách riêng nổi bật mà  ngày nay chúng  ta rất dễ nhận biết:  đó là loại  gốm làm bằng  đất sét pha cát mịn lẫn bã thực vật, thường  gọi là  “gốm thô”, thành gốm mỏng, mặt ngoài thường tráng  một lớp men phủ, có khi bóng loáng, màu hồng sẫm, hồng nhạt hay nâu. Đó là loại gốm dùng làm đồ đụng, đồ nấu, có số  lượng lớn nhất.
Đối với con người thời Phùng Nguyên, đồ gốm ngoài giá trị thực dụng lại còn là những tác phẩm  nghệ thuật. Tất cả đều được trang trí những  loại hoa văn rất  đẹp: loại trang trí thành từng dải, loại trang trí  kết cấu hình tam giác, loại  hình chữ S, loại văn hình tròn, hình mặt nguyệt, hình thoi…

Hoa văn thời kì này thường đơn giản nhu đường chỉ dài, đường chấm dải , gạch ngắn song song…chúng mang trong mình những biểu tượng mây ,mưa ,sấm ,chớp của văn hóa nông nghiệp cầu mong cho mưa thuận gió hòa, thiên nhiên thuận lợi.
“Việc sắp xếp hoa văn thành các băng dải và sự tiếp nối cùng một họa tiết quanh đồ gốm , sự quay tròn của một họa tiết hoa văn theo vành tròn trên đồ gốm , dường như là sự phản ánh nhận thức của con người về những chu kì mà họ quan sát được trong cuộc sống hàng ngày ”
 Chủ nhân của nền văn hoá Phùng Nguyên  là những người  có mỹ cảm  phát triển.Thời kì này các nhà khảo cổ đã tìm thấy tác phẩm nghệ thuật như tượng đàn ông ở Văn Điển. Nhìn chung, cho thấy rõ sự quan sát  tinh tế của các nghệ nhân thời đó. Tượng người  đàn ông bằng đá ở di chỉ Văn Điển mang  phong cách sơ đồ và ước lệ: tượng không có tay, mặt không được thể hiện chính xác, người họa khắc chú trọng đến những đường nét ở bộ phận sinh dục. Điều nầy đã nói  lên ý nghĩa “phồn thực” (fertility) trong tín ngưỡng Phùng Nguyên.
Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa đồng đậu và Gò Mun. Văn hóa Đồng Đậu lấy theo tên gọi di tích Đồng Đậu được phát hiện vào năm 1964 ở xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong các loại hoa văn thì văn khuông nhạc, văn in hình hạt, văn đan là 3 loại hoa văn đặc trưng của hoa văn gốm Đồng Đậu. Trong các kiểu văn khuông nhạc Đồng Đậu thì văn chữ S, đường tròn xoăn, văn sóng nước là các kiểu đặc trưng nhất. Nhìn chung, trong trang trí hoa văn, người Đồng Đậu thích dụng các đường cong, có độ mở, không sử dụng các đường góc cạnh như gốm Phùng Nguyên hay gốm Gò Mun. Các đồ án hoa văn mang tính đơn giản, phóng khoáng, ít cầu kỳ. Các đồ án hoa văn mang tính đối xứng cũng ít hơn so với giai đoạn Phùng Nguyên. Các họa tiết đệm cũng có nhiều biến đổi theo hướng đơn giản, thường là các đường khắc vạch ngắn, hay các đường tròn xoắn. Chính những khác biệt ở trên tạo lên nét đặc trưng của gốm Đồng Đậu
Trong văn hóa Phùng Nguyên hoặc Gò Mun sau này, các đồ án hoa văn điển hình chủ yếu được tạo ra bằng cách sử dụng bút khắc vạch có một hoặc hai đầu nhọn.
Có thể nói, nghệ thuật trang trí thời Đồng Đậu đã có những đóng góp rất lớn trong việc hình thành lên một nền nghệ thuật Tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa dạng.
Văn hóa Đông Sơn là một trong ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí nước ta. Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ rất sớm. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trên lưu vực sông Hồng và sông Mã một số đồ đồng đã được phát hiện, trong đó có cả những trống đồng nổi tiếng như Ngọc Lũ
Hiện vật văn hóa Đông Sơn vô cùng phong phú đa dạng với các chất liệu khác nhau như gốm, đồng, đá, thủy tinh, sắt, v.v.nhưng nhiều nhất và tiêu biểu nhất là đồ đồng .
Về công cụ lao động có lưỡi cày, cuốc, thuổng, xẻng, nhíp, rìu, đục, bàn chải, v.v… Có loại trên một hoặc hai mặt còn trang trí hoa văn đẹp.
Bộ đồ dùng sinh hoạt văn hóa Đông Sơn cũng khá đa dạng gồm các loại thạp, thố, bình, lọ, vò, âu, chậu, bát, đĩa, muôi,v.v. Tiêu biểu hơn cả là thạp có nắp và không nắp được trang trí hoa văn kỷ hà, chim bay, người nhảy múa, bơi thuyền như trên trống đồng.Tiêu biểu hơn cả là thạp đồng Đào Thịnh.
Đến Văn hóa Đông Sơn, đồ gốm trang trí đơn giản song đồ đồng trái lại được trang trí phức tạp, phong phú, cầu kỳ. Không chỉ trên đồ trang sức, nhạc khí, dụng cụ sinh hoạt được trang trí hoa văn, mà cả trên các loại vũ khí cũng được trang trí hoa văn khá cầu kỳ, và tất cả đều có cùng một phong cách.
Nếu như giai đoạn đầu Phùng Nguyên trang trí hoa văn còn vụng về thô kệch, nhiều loại đồ án phức tạp, hoa văn chưa tạo nên một đồ án theo quy luật nào thì đến giai đoạn cuối phùng nguyên hoa văn đã chỉnh chu hơn ,đường nét điêu luyện và tinh tế hơn. Đến thời đồng đậu hoa văn trở nên mềm mại, thích sử dụng những đường cong, đặc biệt hoa văn khuôn nhạc chiếm ưu thế, đến thời gò mun hoa văn lại thích những đường thẳng ,đường gấp khúc. Còn thời Đông Sơn thì gần như tập hợp tất cả các tinh túy của các thời trước, có cái hoàn chỉnh của Phùng Nguyên, có cái mềm mại của Đồng Đậu, có cái khúc triết của Gò Mun.
Mặc dù tính chất đối xứng là một đăc điểm của nghệ thuật nguyên thủy Việt Nam, song một điều dễ dàng nhận thấy là các nghệ nhân Đông Sơn rất hiếm khi sắp đặt các hoa văn gần nhau cùng một loại, hoặc cùng một nhóm để tạo thành cả mảng trang trí lớn bởi sự lặp lại đó sẽ tạo nên vẻ đơn điệu nhàm chán .Chính vì thế sự sắp xếp các hoa văn đối lập nhau về mặt hình thể gây nên sự thích thú cho người xem
Lối tạo hình của nghệ thuật Đông Sơn thường giản lược ,có sự chọn lọc ,cô đọng nhằm đạt dến sự gợi tả nhiều nhất
Tượng Đông sơn mang tính cách điệu cao, giàu nhịp điệu diễn tả sinh động, người nghệ nhân không chú ý đến chi tiết bề ngoài mà tập trung làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của của đối tượng miêu tả.

Thông qua nghệ thuật chúng ta thấy nhà nước Văn Lang của các vua hùng gây dựng đã có một nền văn hóa phát triển mạnh mẽ  mà đỉnh cao là nề văn minh Đông Sơn mà âm hưởng của nó vẫn còn kéo dài tới thời kì phong kiến tự chủ.
Một số loại hoa văn


No comments:

Post a Comment