DẤU ẤN NHO GIÁO TRONG KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
Lê thị thanh thủy
Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả trong đó có đề cao vai trò của người quân tử. ( Quân = người làm vua, Quân tử = chỉ tầng lớp trên ở trong xã hộ) “Quân tử” là những người cao thượng có phẩm chất tốt đẹp .
Trời giáng mệnh làm Vua cho người nào có Đạo. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao gồm chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng. Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) hay Tứ Kinh (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử)
Tư tưởng Nho giáo không chỉ ảnh hưởng đối với Trung Quốc nơi mà nó được sáng lập bởi Khổng Tử mà còn ảnh hưởng hầu hết các nước phong kiến phương Đông qua quá trình giao thoa và đồng hòa. Ở nước ta Nho giáo xuất hiện cùng với sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, và phát triển rất nhanh trong khoảng thời gian từ thế kỷ X-XIII. Đến thời Lê nho giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị phong kiến trong một xã hôi “Tam giáo đồng nguyên”và được kéo dài cho đến tận thời kỳ cuối cùng của phong kiến Việt Nam.
Lê thị thanh thủy
Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả trong đó có đề cao vai trò của người quân tử. ( Quân = người làm vua, Quân tử = chỉ tầng lớp trên ở trong xã hộ) “Quân tử” là những người cao thượng có phẩm chất tốt đẹp .
Trời giáng mệnh làm Vua cho người nào có Đạo. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao gồm chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng. Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) hay Tứ Kinh (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử)
Tư tưởng Nho giáo không chỉ ảnh hưởng đối với Trung Quốc nơi mà nó được sáng lập bởi Khổng Tử mà còn ảnh hưởng hầu hết các nước phong kiến phương Đông qua quá trình giao thoa và đồng hòa. Ở nước ta Nho giáo xuất hiện cùng với sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, và phát triển rất nhanh trong khoảng thời gian từ thế kỷ X-XIII. Đến thời Lê nho giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị phong kiến trong một xã hôi “Tam giáo đồng nguyên”và được kéo dài cho đến tận thời kỳ cuối cùng của phong kiến Việt Nam.
Thời kỳ các chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1558 khi chúa Nguyễn Hoàng rời quê hương xứ Thanh vào nhậm chức Trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi năm 1570 kiêm Trấn thủ xứ Quảng Nam. Nhưng Vương triều Nguyễn mới thực sự khởi đầu từ khi chúa Nguyễn ánh sáng lập vương triều năm 1802. Nguyễn ánh lên ngôi lấy hiệu là gia long, định đô ở Huế.Mục đích của nhà Nguyễn là củng cố lại chế độ phong kiến, lấy mô hình nhà Thanh (Trung Quốc) làm chuẩn mực.Và tư tưởng nho giáo làm gốc để củng cố địa vị của giai cấp thống trị,tuy nhiên phật giáo và thiên chúa giáo vẫn tiếp tục phát triển.
![dai_noi_huej484a-297d0](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/dai_noi_huej484a-297d0.jpg?w=630)
Người xưa thật tài tình khi mang những quan niệm, giáo lí của nho giáo mà gắn vào một quần thể kiến trúc rộng lớn, biến nó thành một thực thể sống động chứa đựng trong lòng nó những triết lí sâu xa về qui luật vân hành của vạn vật.Yếu tố nho giáo trong Kiến trúc kinh thành Huế thể hiện những quan niệm về dịch lý và phong thủy, đầu tiên là ở thế đất” rồng cuộn hổ chầu” hội tụ được linh khí của trời đất, trước có dòng sông Hương êm đềm thơ mộng, cách bờ Nam sông Hương 2km có núi Ngự Bình làm bình phong, lại được bảo vệ ,trấn dinh bởi những cù lao trên sông Hương hài hòa trong một khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Đó quả là một địa thế lí tưởng để xây dựng kinh thành. Theo thuyết phong thủy ấy là mach đất của sự phát tài, quyền lực, giàu sang. Theo quan điểm “thánh nhân nam diện nhi thính thiên văn hạ” ( thánh nhân ngồi nhìn về phương nam nghe thiên hạ tâu bày) . Kinh thành Huế cũng như các kinh thành trước đây đều quay về hướng Nam .Trong kinh dịch thì phương Nam thuộc quẻ ly gắn liền với dương khí nên là vị trí tốt để xây nhà, đặc biệt là các kiến trúc cung đình.
![NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI NGUYỄN](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/nghe1bb87-thue1baadt-kie1babfn-trc3bac-the1bb9di-nguye1bb85n.jpg?w=630)
Mặt bằng kiến trúc cung đình Huế là một hình gần vuông gồm 3 vòng.Vòng ngoài có 10 cửa và hào sâu bao quanh có chức năng phòng thủ được xây dựng theo phong cách vanbau.Vòng giữa có Ngọ môn nằm trên trục chính.Trên Ngọ môn là lầu ngũ phụng.Bên trong là nơi làm việc của triều đình,trong đó điện Thái Hòa là điện lớn nhất, “Thái hòa” nghĩa là thái bình thịnh vượng, đó là mong ước nhà Nguyễn sau những biến động thăng trầm để thu giang sơn về một mối từ Lạng Sơn đến tận Cà Mau như ngày hôm nay.Trong cùng là tử cấm thành,nơi ở của vua chúa và các cung tần cả ba khung thành lồng vào nhau và cùng chung một trục hướng, được xây dựng theo lối bố cục cân xứng, đăng đối, cũng như sự phân minh, nghiêm ngặt trong quan niệm trị đạo của nho giáo để “tu thân, tề gia, bình thiên hạ”
![H13- Ngo Mon xua](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/h13-ngo-mon-xua.jpg?w=630)
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành. Trong bốn cổng của Hoàng thành, Ngọ Môn là chiếc cổng lớn nhất. “Ngọ Môn “có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam. Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn – tốn (tây bắc – đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ – hướng nam, hướng mà Dịch học qui định dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về lẽ sáng để cai trị thiên hạ).
![dai_noi_huej484a-297d0](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/dai_noi_huej484a-297d0.jpg?w=630)
Người xưa thật tài tình khi mang những quan niệm, giáo lí của nho giáo mà gắn vào một quần thể kiến trúc rộng lớn, biến nó thành một thực thể sống động chứa đựng trong lòng nó những triết lí sâu xa về qui luật vân hành của vạn vật.Yếu tố nho giáo trong Kiến trúc kinh thành Huế thể hiện những quan niệm về dịch lý và phong thủy, đầu tiên là ở thế đất” rồng cuộn hổ chầu” hội tụ được linh khí của trời đất, trước có dòng sông Hương êm đềm thơ mộng, cách bờ Nam sông Hương 2km có núi Ngự Bình làm bình phong, lại được bảo vệ ,trấn dinh bởi những cù lao trên sông Hương hài hòa trong một khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Đó quả là một địa thế lí tưởng để xây dựng kinh thành. Theo thuyết phong thủy ấy là mach đất của sự phát tài, quyền lực, giàu sang. Theo quan điểm “thánh nhân nam diện nhi thính thiên văn hạ” ( thánh nhân ngồi nhìn về phương nam nghe thiên hạ tâu bày) . Kinh thành Huế cũng như các kinh thành trước đây đều quay về hướng Nam .Trong kinh dịch thì phương Nam thuộc quẻ ly gắn liền với dương khí nên là vị trí tốt để xây nhà, đặc biệt là các kiến trúc cung đình.
![NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI NGUYỄN](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/nghe1bb87-thue1baadt-kie1babfn-trc3bac-the1bb9di-nguye1bb85n.jpg?w=630)
Mặt bằng kiến trúc cung đình Huế là một hình gần vuông gồm 3 vòng.Vòng ngoài có 10 cửa và hào sâu bao quanh có chức năng phòng thủ được xây dựng theo phong cách vanbau.Vòng giữa có Ngọ môn nằm trên trục chính.Trên Ngọ môn là lầu ngũ phụng.Bên trong là nơi làm việc của triều đình,trong đó điện Thái Hòa là điện lớn nhất, “Thái hòa” nghĩa là thái bình thịnh vượng, đó là mong ước nhà Nguyễn sau những biến động thăng trầm để thu giang sơn về một mối từ Lạng Sơn đến tận Cà Mau như ngày hôm nay.Trong cùng là tử cấm thành,nơi ở của vua chúa và các cung tần cả ba khung thành lồng vào nhau và cùng chung một trục hướng, được xây dựng theo lối bố cục cân xứng, đăng đối, cũng như sự phân minh, nghiêm ngặt trong quan niệm trị đạo của nho giáo để “tu thân, tề gia, bình thiên hạ”
![H13- Ngo Mon xua](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/h13-ngo-mon-xua.jpg?w=630)
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành. Trong bốn cổng của Hoàng thành, Ngọ Môn là chiếc cổng lớn nhất. “Ngọ Môn “có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam. Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn – tốn (tây bắc – đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ – hướng nam, hướng mà Dịch học qui định dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về lẽ sáng để cai trị thiên hạ).
Cổng Ngọ Môn có bình diện hình chữ U vuông .Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, bên tả dành cho quan văn mang tính dương, còn bên trái dành cho quan võ mang tính âm . Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.
Bước qua Ngọ Môn, trong thế đứng vững chãi uy nghiêm và lầu Ngũ Phụng nhẹ nhành thanh thoát là cây cầu “Chính đạo” phải chăng là sự nhắc nhở cho các quần thần trong đoàn ngự đạo về sự ngay thẳng trung hiếu của đạo tôi vua cũng là ước mơ của một nền chính trị giáo hóa của vương triều và khuôn thước rèn luyện nhân cách của xã hội.
![dienthaihoa-2-de621](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/dienthaihoa-2-de621.jpg?w=630)
Tư tưởng đối lập với đằng ngoài của nhà Nguyễn thể hiện trong những nỗ lực xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật khác biệt mà kiến trúc cung đình Huế là một tiêu biểu. Không còn những mái ngói “thuyền đao mái lá” bay bổng giữa không gian hay những cột quân cột cái to bè, chắc nịch, giờ đây đã được thay bằng sự “ngang bằng sổ thẳng” với những hàng cột mảnh dẻ hơn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”mà nguồn gốc của nó đã có từ thời Tây Sơn như một sự hòa nhập trong dòng chảy văn hóa không thể khống chế và nó vẫn còn được nhắc lại trên những đường cong “mũi hài” của những mái ngói hình thuyền đời Nguyễn và đó cũng là quan niệm trị đạo của nho gia “bằng phẳng là gốc của bình yên, đức khiêm tốn bởi tiềm tàng nội lực”. Rõ ràng cái đẹp trong quan niệm nghệ thuật thời Nguyễn không tách rời khỏi những quan niệm giáo lí của nho giáo mà yếu tố quan trọng là sự trung chính. Sách Trung dung của nho giáo đã định nghĩa” không nghiêng lệch là trung, không thay đổi là dung” Khổng Tử đề xuất “Trung dung”,là biểu thị một tiêu chuẩn đạo đức tối cao , nguyên ý của Trung dung là chỉ đức tính, là hành vi của con người, thái quá và bất cập đều có trở ngại với đức tính cao cả.
![dienthaihoa-2-de621](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/dienthaihoa-2-de621.jpg?w=630)
Tư tưởng đối lập với đằng ngoài của nhà Nguyễn thể hiện trong những nỗ lực xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật khác biệt mà kiến trúc cung đình Huế là một tiêu biểu. Không còn những mái ngói “thuyền đao mái lá” bay bổng giữa không gian hay những cột quân cột cái to bè, chắc nịch, giờ đây đã được thay bằng sự “ngang bằng sổ thẳng” với những hàng cột mảnh dẻ hơn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”mà nguồn gốc của nó đã có từ thời Tây Sơn như một sự hòa nhập trong dòng chảy văn hóa không thể khống chế và nó vẫn còn được nhắc lại trên những đường cong “mũi hài” của những mái ngói hình thuyền đời Nguyễn và đó cũng là quan niệm trị đạo của nho gia “bằng phẳng là gốc của bình yên, đức khiêm tốn bởi tiềm tàng nội lực”. Rõ ràng cái đẹp trong quan niệm nghệ thuật thời Nguyễn không tách rời khỏi những quan niệm giáo lí của nho giáo mà yếu tố quan trọng là sự trung chính. Sách Trung dung của nho giáo đã định nghĩa” không nghiêng lệch là trung, không thay đổi là dung” Khổng Tử đề xuất “Trung dung”,là biểu thị một tiêu chuẩn đạo đức tối cao , nguyên ý của Trung dung là chỉ đức tính, là hành vi của con người, thái quá và bất cập đều có trở ngại với đức tính cao cả.
Ngọ môn trăm cửa chín lầu
Cột cờ ba cấp, phu văn lâu hai tầng
(ca dao Huế)
Kiến trúc kinh thành Huế bao giờ cũng tuân theo phong thủy dịch lí Phương Đông , nó thể hiện ở cả những quan niệm về con số. Cung điện Huế thuộc dạng trùng thiềm điệp ốc, mà mỗi gian cao thấp ngắn dài được ấn định bởi vị trí chức năng sử dụng của mỗi công trình. Ba gian hai chái , năm gian hai chái, bảy gian hai chái mà cộng thêm cho để đạt được đến quy mô mong muốn của công trình, tất cả đều có chung một mẫu mực đến nghiêm khắc, nhưng vẫn không mất đi vẻ duyên dáng ẩn mình trong thiên nhiên xanh mướt của xứ Huế.
![hienlamcac](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/hienlamcac.jpg?w=630)
Một trong những công trình rất đẹp của cung đình Huế đó là Hiển Lâm Các với ba gian hai chái ,cao ba tầng mái xếp chồng lên nhau nhỏ dần về phía trên tạo nên một hình tháp vững chãi mà thanh tú, cân đối mà tinh tế trong những họa tiết trang trí giàu chất biểu tượng . Một lần nữa ta lại bắt gặp những con số 3,2,5,7. Theo Kinh Dịch đã viết thì: tam thiên, lưỡng địa tức Trời 3, Đất 2.Con số 5 là con số kết hợp Trời và Đất( 3+2=5) Con số 7 hợp Trời Đất và vạn vật mà thành (trời3+ đất2 + vạn vật2) con số 9 là của thiên tử “cửu trùng, cửu ngũ , cửu long” những con số đó đã nói lên tính chất vương quyền trong các công trình kiến trúc Huế
![Bình phong ở Lăng Khiêm Thọ](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/bc3acnh-phong-e1bb9f-lc483ng-khic3aam-the1bb8d.jpg?w=630)
Nét kiến trúc đầy tính nguyên tắc và khuôn phép của kiến trúc được tô điểm bởi những hình chạm khắc tinh xảo và lộng lẫy.Một hệ thống chủ đề đăng đối, nghiêm chỉnh , nặng tính kỉ cương của các cung điện như được khai phóng dưới nét chạm tinh giản , điêu luyện của các nghệ nhân
Dấu ấn về nho giáo trong kiến trúc cung đình Huế nó còn được hiện diện trên các đồ án trang trí mang tính khuôn phép mà qua đó nó như một phép ẩn dụ , ví von cho những giáo lí mà nho giáo muốn truyền đạt.Nghệ thuật đã hình tượng hóa những vấn đề mang tính học thuật trở thành những hình ảnh mang tính biểu tượng đi vào trong cảm thức của người xem. Đó là là những hình ảnh liên quan đến việc biểu dương sự học(cá hóa long, bình phong); hay là các quan niệm về đạo đức của người quân tử(cây tùng,cây bách); hoặc nó là biểu tượng của các vương triều và các vị quân vương(lân, rồng,phượng)…
Kiến trúc cung đình Huế luôn gắn bó hài hòa với thiên nhiên ngay trong từng khuôn viên của công trình, chính nguyên tắc này mà các công trình thời Nguyễn mang tính chất lan tỏa hơn là vươn cao, khiêm tốn mà không kém phần hoành tráng như là một sự nỗ lực khẳng định của một triều đại mới.
Dịch lý cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do hai yếu tố Âm- Dương tương tác mà sinh trưởng. Trong vạn vật, hai thành phần trọng yếu là thiên nhiên và con người. Nhưng thiên là đại vũ trụ, con người chỉ là tiểu vũ trụ. Cho nên, con người không nên tách biệt và đối nghịch với thiên nhiên, mà phải sống theo triết lý “Thiên nhân hợp nhất” và “Nhân dữ thiên địa tương tham” (Người cùng trời đất chen dự vào nhau). Đó là một sự hòa điệu tuyệt vời giữa một tư tưởng giàu tính triết học được chuyển hóa trong một công trình kiến trúc mà ở đó khái niệm hòa hợp là yếu tố cốt lõi ‘Đạt tới sự trung hòa ,để trời đất được yên chỗ, vạn vật được dưỡng nuôi, phát triển”
Tài liệu tham khảo:
1.Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế (nhà xuất bản Mỹ thuật)
2.Khái quát về nho giáo(?) hanhtrangvadoi.wordpress.com
3.Tìm hiểu đạo đức trung dung của nho gia-Gs .Ts Lê Văn Quán
Cột cờ ba cấp, phu văn lâu hai tầng
(ca dao Huế)
Kiến trúc kinh thành Huế bao giờ cũng tuân theo phong thủy dịch lí Phương Đông , nó thể hiện ở cả những quan niệm về con số. Cung điện Huế thuộc dạng trùng thiềm điệp ốc, mà mỗi gian cao thấp ngắn dài được ấn định bởi vị trí chức năng sử dụng của mỗi công trình. Ba gian hai chái , năm gian hai chái, bảy gian hai chái mà cộng thêm cho để đạt được đến quy mô mong muốn của công trình, tất cả đều có chung một mẫu mực đến nghiêm khắc, nhưng vẫn không mất đi vẻ duyên dáng ẩn mình trong thiên nhiên xanh mướt của xứ Huế.
![hienlamcac](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/hienlamcac.jpg?w=630)
Một trong những công trình rất đẹp của cung đình Huế đó là Hiển Lâm Các với ba gian hai chái ,cao ba tầng mái xếp chồng lên nhau nhỏ dần về phía trên tạo nên một hình tháp vững chãi mà thanh tú, cân đối mà tinh tế trong những họa tiết trang trí giàu chất biểu tượng . Một lần nữa ta lại bắt gặp những con số 3,2,5,7. Theo Kinh Dịch đã viết thì: tam thiên, lưỡng địa tức Trời 3, Đất 2.Con số 5 là con số kết hợp Trời và Đất( 3+2=5) Con số 7 hợp Trời Đất và vạn vật mà thành (trời3+ đất2 + vạn vật2) con số 9 là của thiên tử “cửu trùng, cửu ngũ , cửu long” những con số đó đã nói lên tính chất vương quyền trong các công trình kiến trúc Huế
![Bình phong ở Lăng Khiêm Thọ](https://lethanhthuyart.files.wordpress.com/2011/09/bc3acnh-phong-e1bb9f-lc483ng-khic3aam-the1bb8d.jpg?w=630)
Nét kiến trúc đầy tính nguyên tắc và khuôn phép của kiến trúc được tô điểm bởi những hình chạm khắc tinh xảo và lộng lẫy.Một hệ thống chủ đề đăng đối, nghiêm chỉnh , nặng tính kỉ cương của các cung điện như được khai phóng dưới nét chạm tinh giản , điêu luyện của các nghệ nhân
Dấu ấn về nho giáo trong kiến trúc cung đình Huế nó còn được hiện diện trên các đồ án trang trí mang tính khuôn phép mà qua đó nó như một phép ẩn dụ , ví von cho những giáo lí mà nho giáo muốn truyền đạt.Nghệ thuật đã hình tượng hóa những vấn đề mang tính học thuật trở thành những hình ảnh mang tính biểu tượng đi vào trong cảm thức của người xem. Đó là là những hình ảnh liên quan đến việc biểu dương sự học(cá hóa long, bình phong); hay là các quan niệm về đạo đức của người quân tử(cây tùng,cây bách); hoặc nó là biểu tượng của các vương triều và các vị quân vương(lân, rồng,phượng)…
Kiến trúc cung đình Huế luôn gắn bó hài hòa với thiên nhiên ngay trong từng khuôn viên của công trình, chính nguyên tắc này mà các công trình thời Nguyễn mang tính chất lan tỏa hơn là vươn cao, khiêm tốn mà không kém phần hoành tráng như là một sự nỗ lực khẳng định của một triều đại mới.
Dịch lý cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do hai yếu tố Âm- Dương tương tác mà sinh trưởng. Trong vạn vật, hai thành phần trọng yếu là thiên nhiên và con người. Nhưng thiên là đại vũ trụ, con người chỉ là tiểu vũ trụ. Cho nên, con người không nên tách biệt và đối nghịch với thiên nhiên, mà phải sống theo triết lý “Thiên nhân hợp nhất” và “Nhân dữ thiên địa tương tham” (Người cùng trời đất chen dự vào nhau). Đó là một sự hòa điệu tuyệt vời giữa một tư tưởng giàu tính triết học được chuyển hóa trong một công trình kiến trúc mà ở đó khái niệm hòa hợp là yếu tố cốt lõi ‘Đạt tới sự trung hòa ,để trời đất được yên chỗ, vạn vật được dưỡng nuôi, phát triển”
Tài liệu tham khảo:
1.Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế (nhà xuất bản Mỹ thuật)
2.Khái quát về nho giáo(?) hanhtrangvadoi.wordpress.com
3.Tìm hiểu đạo đức trung dung của nho gia-Gs .Ts Lê Văn Quán
4. nguồn di sản Huế
5.Kinh đô triều Nguyễn một kiến trúc đô thị hoàn chỉnh và có giá trị đối với Việt Nam và thế giới(?) phong thuyviet.com
No comments:
Post a Comment