Tuesday, September 26, 2017

Sơ lược nghệ thuật nguyên thủy việt nam

SƠ LƯỢC NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY VIỆT NAM

                                                              Lê Thủy tổng hợp

Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy di tích núi Đo thuộc xã Thiệu Khanh, Huyện Thiệu Hoá, Tỉnh Thanh Hoá. Hàng ngàn khảo cổ được phát hiện.Mặc dù vậy phải trải qua một thời gian dài chúng ta mới tìm được một số hình khắc những dấu hiệu đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam thời Nguyên Thuỷ. Thời kỳ này cách chúng ta mấy vạn năm và là thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Trải qua quá trình phát triển, con người dần dần bước vào chế độ thị tộc nguyên thuỷ. Để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người phải tụ họp lại với nhau sống thành những bầy người trong các hang động tự nhiên với công cụ thô sơ, họ sống chủ yếu bằng săn bắn, hái lượm. Đây cũng là nơi đầu tiên phát triển ra những hiện vật của văn hoá cuối thời kỳ đồ đá cũ­_Văn hoá Sơn Vi cách (ngày nay chừng một vạn năm đến 18000 năm).Tổ tiên ta đã có ý thức tìm tòi về hình dáng làm cho dụng cụ thích ứng hơn trong việc sử dụng hằng ngày. Những công cụ ấy đã có một hình thể nhất định. Ðiều đó chứng tỏ bàn tay người thợ đã thuần thục, vững vàng, ta thấy chủ nhân của chúng không phải có mục đích duy nhất là dùng được, mà còn quan tâm đến mặt thẩm mỹ.Trong quá trình phát triển của mình, chủ nhân của nền văn hóa Sơn Vi đã tìm bước cải biến công cụ lao động, chuyển từ thời đại đồ đá cũ sang sơ kỳ thời đại đá mới, đánh dấu bằng sự xuất hiện văn hoá Hòa Bình.Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình cư trú trên một phạm vi không gian khá rộng (từ vùng rừng núi Tây Bắc đến dải đất miền Trung), song lại sinh sống trong các hang động, mái đá thuộc các thung lũng đá vôi, gần nguồn nước. Việc phát hiện các tầng văn hoá khá dày tại một số di chỉ thuộc văn hóa Hoà Bình cho thấy người Hoà Bình đã cư trú lâu dài trong các hang động.Trong các hang động và mái đá của người Hoà Bình, người ta đã tìm thấy nhiều loại hình công cụ được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đá, xương rồng… Trong đó, cũng giống như văn hoá Sơn Vi, công cụ của người Hoà Bình hầu hết đều làm bằng đá cuội.Hoạt động nghệ thuật của chủ nhân văn hoá Hoà Bình đã xuất hiện. Ở hang Đồng Nội (Hoà Bình) người ta đã tìm thấy trên vách đá có hình khắc mặt một con thú và 3 mặt trên đầu 3 người đều có sừng. Những hình mặt người có sừng này khiến nhiều người suy đoán rằng, phải chăng người nguyên thủy ở đây có tín ngưỡng vật tổ? Ở các di tích khác như hang làng Bon, các hang ở Yên Lạc, Kim Bảng đều có những viên cuội có khắc hình lá cây hoặc cành cây. Đó là những dấu hiệu về sáng tạo nghệ thuật của người Hoà Bình.


biểu tượng thần tứ bất tử (theo ts Nguyên Việt)
Từ khoảng trên dưới 1 vạn năm về trước, chủ nhân các bộ lạc Bắc Sơn đã nối tiếp quá trình phát triển của cư dân văn hóa Hòa Bình. Nhiều hiện vật của văn hóa Bắc Sơn được phát hiện tạo thành lớp trên của văn hóa Hòa Bình trong cùng một di tích cho thấy điều đó.
Tuy ra đời muộn nhưng văn hóa Bắc Sơn có quan hệ gần gũi với văn hóa Hòa Bình và cùng kết thúc thời gian cách ngày nay khoảng 7000 năm.
Chủ nhân của văn hóa Bắc Sơn không chỉ có kỹ thuật đá mài trong chế tạo công cụ mà họ còn biết đến kỹ thuật làm đồ gốm. Đặc điểm của đồ gốm Bắc Sơn là có những đồ đựng, đồ nấu có cả miệng loe, đáy tròn. Con người thời bấy giờ đã lấy đất sét nhào với cát để khi nung đồ gốm không bị rạn nứt. Nhìn chung, độ nung gốm thời kỳ này chưa cao, hình dáng đồ gốm còn thô, số lượng đồ gốm còn ít. Có thể nói rằng đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn chưa nhiều, kĩ thuật gốm chưa phát triển.
Văn hóa Phùng Nguyên và các di chỉ đồng dạng kể trên thường phần bố ở miền trước núi non, dưới chân những gò đồi, ven bờ sông suối ở vùng trung du hoặc trên những  thềm sông, trên những gò đồi cao nằm rải rác ở vùng đồng bằng và vùng ven biển chứng tỏ một đời sống cộng đông dân cư đông đúc trên một bình diện rộng lớn. Họ đã biết dùng  bàn xoay để nặn những  thể loại đồ gốm. Độ nung chưa cao lắm, tuy nhiên đồ gốm sản  xuất khá tốt. kiểu dáng đồ gốm rất đẹp, có  nhiều loại như nồi, bình, vò,  vại, mâm bồng, cốc chân cao, bát, đĩa..  Đồ gốm thường  được trang trí những đồ án đẹp. Những kiểu hoa văn đặc trưng cho văn hoá Phùng Nguyên là giữa những đường vạch chìm, có những  đường chấm nhỏ được tạo nên bằng cách lăn một cái trục tròn có khắc  ô vuông nhỏ hay là ấn một cái que có nhiều răng. Đồ gốm đã có quy mô khá lớn.  Bàn xoay được sử dụng khá rộng rãi trong việc tạo dáng và tu sửa. Độ nung đã khá cao (từ 600 độ đến 700 đ

Trên cơ sở đã hoàn toàn làm  chủ kỹ thuật gốm,  con người thời  Phùng Nguyên đã  tạo cho đồ  gốm của  mình một phong cách riêng nổi bật mà  ngày nay chúng  ta rất dễ nhận biết:  đó là loại  gốm làm bằng  đất sét pha cát mịn lẫn bã thực vật, thường  gọi là  “gốm thô”, thành gốm mỏng, mặt ngoài thường tráng  một lớp men phủ, có khi bóng loáng, màu hồng sẫm, hồng nhạt hay nâu. Đó là loại gốm dùng làm đồ đụng, đồ nấu, có số  lượng lớn nhất.
Đối với con người thời Phùng Nguyên, đồ gốm ngoài giá trị thực dụng lại còn là những tác phẩm  nghệ thuật. Tất cả đều được trang trí những  loại hoa văn rất  đẹp: loại trang trí thành từng dải, loại trang trí  kết cấu hình tam giác, loại  hình chữ S, loại văn hình tròn, hình mặt nguyệt, hình thoi…

Hoa văn thời kì này thường đơn giản nhu đường chỉ dài, đường chấm dải , gạch ngắn song song…chúng mang trong mình những biểu tượng mây ,mưa ,sấm ,chớp của văn hóa nông nghiệp cầu mong cho mưa thuận gió hòa, thiên nhiên thuận lợi.
“Việc sắp xếp hoa văn thành các băng dải và sự tiếp nối cùng một họa tiết quanh đồ gốm , sự quay tròn của một họa tiết hoa văn theo vành tròn trên đồ gốm , dường như là sự phản ánh nhận thức của con người về những chu kì mà họ quan sát được trong cuộc sống hàng ngày ”
 Chủ nhân của nền văn hoá Phùng Nguyên  là những người  có mỹ cảm  phát triển.Thời kì này các nhà khảo cổ đã tìm thấy tác phẩm nghệ thuật như tượng đàn ông ở Văn Điển. Nhìn chung, cho thấy rõ sự quan sát  tinh tế của các nghệ nhân thời đó. Tượng người  đàn ông bằng đá ở di chỉ Văn Điển mang  phong cách sơ đồ và ước lệ: tượng không có tay, mặt không được thể hiện chính xác, người họa khắc chú trọng đến những đường nét ở bộ phận sinh dục. Điều nầy đã nói  lên ý nghĩa “phồn thực” (fertility) trong tín ngưỡng Phùng Nguyên.
Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa đồng đậu và Gò Mun. Văn hóa Đồng Đậu lấy theo tên gọi di tích Đồng Đậu được phát hiện vào năm 1964 ở xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong các loại hoa văn thì văn khuông nhạc, văn in hình hạt, văn đan là 3 loại hoa văn đặc trưng của hoa văn gốm Đồng Đậu. Trong các kiểu văn khuông nhạc Đồng Đậu thì văn chữ S, đường tròn xoăn, văn sóng nước là các kiểu đặc trưng nhất. Nhìn chung, trong trang trí hoa văn, người Đồng Đậu thích dụng các đường cong, có độ mở, không sử dụng các đường góc cạnh như gốm Phùng Nguyên hay gốm Gò Mun. Các đồ án hoa văn mang tính đơn giản, phóng khoáng, ít cầu kỳ. Các đồ án hoa văn mang tính đối xứng cũng ít hơn so với giai đoạn Phùng Nguyên. Các họa tiết đệm cũng có nhiều biến đổi theo hướng đơn giản, thường là các đường khắc vạch ngắn, hay các đường tròn xoắn. Chính những khác biệt ở trên tạo lên nét đặc trưng của gốm Đồng Đậu
Trong văn hóa Phùng Nguyên hoặc Gò Mun sau này, các đồ án hoa văn điển hình chủ yếu được tạo ra bằng cách sử dụng bút khắc vạch có một hoặc hai đầu nhọn.
Có thể nói, nghệ thuật trang trí thời Đồng Đậu đã có những đóng góp rất lớn trong việc hình thành lên một nền nghệ thuật Tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa dạng.
Văn hóa Đông Sơn là một trong ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí nước ta. Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ rất sớm. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trên lưu vực sông Hồng và sông Mã một số đồ đồng đã được phát hiện, trong đó có cả những trống đồng nổi tiếng như Ngọc Lũ
Hiện vật văn hóa Đông Sơn vô cùng phong phú đa dạng với các chất liệu khác nhau như gốm, đồng, đá, thủy tinh, sắt, v.v.nhưng nhiều nhất và tiêu biểu nhất là đồ đồng .
Về công cụ lao động có lưỡi cày, cuốc, thuổng, xẻng, nhíp, rìu, đục, bàn chải, v.v… Có loại trên một hoặc hai mặt còn trang trí hoa văn đẹp.
Bộ đồ dùng sinh hoạt văn hóa Đông Sơn cũng khá đa dạng gồm các loại thạp, thố, bình, lọ, vò, âu, chậu, bát, đĩa, muôi,v.v. Tiêu biểu hơn cả là thạp có nắp và không nắp được trang trí hoa văn kỷ hà, chim bay, người nhảy múa, bơi thuyền như trên trống đồng.Tiêu biểu hơn cả là thạp đồng Đào Thịnh.
Đến Văn hóa Đông Sơn, đồ gốm trang trí đơn giản song đồ đồng trái lại được trang trí phức tạp, phong phú, cầu kỳ. Không chỉ trên đồ trang sức, nhạc khí, dụng cụ sinh hoạt được trang trí hoa văn, mà cả trên các loại vũ khí cũng được trang trí hoa văn khá cầu kỳ, và tất cả đều có cùng một phong cách.
Nếu như giai đoạn đầu Phùng Nguyên trang trí hoa văn còn vụng về thô kệch, nhiều loại đồ án phức tạp, hoa văn chưa tạo nên một đồ án theo quy luật nào thì đến giai đoạn cuối phùng nguyên hoa văn đã chỉnh chu hơn ,đường nét điêu luyện và tinh tế hơn. Đến thời đồng đậu hoa văn trở nên mềm mại, thích sử dụng những đường cong, đặc biệt hoa văn khuôn nhạc chiếm ưu thế, đến thời gò mun hoa văn lại thích những đường thẳng ,đường gấp khúc. Còn thời Đông Sơn thì gần như tập hợp tất cả các tinh túy của các thời trước, có cái hoàn chỉnh của Phùng Nguyên, có cái mềm mại của Đồng Đậu, có cái khúc triết của Gò Mun.
Mặc dù tính chất đối xứng là một đăc điểm của nghệ thuật nguyên thủy Việt Nam, song một điều dễ dàng nhận thấy là các nghệ nhân Đông Sơn rất hiếm khi sắp đặt các hoa văn gần nhau cùng một loại, hoặc cùng một nhóm để tạo thành cả mảng trang trí lớn bởi sự lặp lại đó sẽ tạo nên vẻ đơn điệu nhàm chán .Chính vì thế sự sắp xếp các hoa văn đối lập nhau về mặt hình thể gây nên sự thích thú cho người xem
Lối tạo hình của nghệ thuật Đông Sơn thường giản lược ,có sự chọn lọc ,cô đọng nhằm đạt dến sự gợi tả nhiều nhất
Tượng Đông sơn mang tính cách điệu cao, giàu nhịp điệu diễn tả sinh động, người nghệ nhân không chú ý đến chi tiết bề ngoài mà tập trung làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của của đối tượng miêu tả.

Thông qua nghệ thuật chúng ta thấy nhà nước Văn Lang của các vua hùng gây dựng đã có một nền văn hóa phát triển mạnh mẽ  mà đỉnh cao là nề văn minh Đông Sơn mà âm hưởng của nó vẫn còn kéo dài tới thời kì phong kiến tự chủ.
Một số loại hoa văn


DẤU ẤN NHO GIÁO TRONG KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ

DẤU ẤN NHO GIÁO TRONG KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
Lê thị thanh thủy
Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả trong đó có đề cao vai trò của người quân tử. ( Quân = người làm vua, Quân tử = chỉ tầng lớp trên ở trong xã hộ) “Quân tử” là những người cao thượng có phẩm chất tốt đẹp .
Trời giáng mệnh làm Vua cho người nào có Đạo. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao gồm chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng. Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) hay Tứ Kinh (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử)
Tư tưởng Nho giáo không chỉ ảnh hưởng đối với Trung Quốc nơi mà nó được sáng lập bởi Khổng Tử mà còn ảnh hưởng hầu hết các nước phong kiến phương Đông qua quá trình giao thoa và đồng hòa. Ở nước ta Nho giáo xuất hiện cùng với sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, và phát triển rất nhanh trong khoảng thời gian từ thế kỷ X-XIII. Đến thời Lê nho giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị phong kiến trong một xã hôi “Tam giáo đồng nguyên”và được kéo dài cho đến tận thời kỳ cuối cùng của phong kiến Việt Nam.
Thời kỳ các chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1558 khi chúa Nguyễn Hoàng rời quê hương xứ Thanh vào nhậm chức Trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi năm 1570 kiêm Trấn thủ xứ Quảng Nam. Nhưng Vương triều Nguyễn mới thực sự khởi đầu từ khi chúa Nguyễn ánh sáng lập vương triều năm 1802. Nguyễn ánh lên ngôi lấy hiệu là gia long, định đô ở Huế.Mục đích của nhà Nguyễn là củng cố lại chế độ phong kiến, lấy mô hình nhà Thanh (Trung Quốc) làm chuẩn mực.Và tư tưởng nho giáo làm gốc để củng cố địa vị của giai cấp thống trị,tuy nhiên phật giáo và thiên chúa giáo vẫn tiếp tục phát triển.

Người xưa thật tài tình khi mang những quan niệm, giáo lí của nho giáo mà gắn vào một quần thể kiến trúc rộng lớn, biến nó thành một thực thể sống động chứa đựng trong lòng nó những triết lí sâu xa về qui luật vân hành của vạn vật.Yếu tố nho giáo trong Kiến trúc kinh thành Huế thể hiện những quan niệm về dịch lý và phong thủy, đầu tiên là ở thế đất” rồng cuộn hổ chầu” hội tụ được linh khí của trời đất, trước có dòng sông Hương êm đềm thơ mộng, cách bờ Nam sông Hương 2km có núi Ngự Bình làm bình phong, lại được bảo vệ ,trấn dinh bởi những cù lao trên sông Hương hài hòa trong một khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Đó quả là một địa thế lí tưởng để xây dựng kinh thành. Theo thuyết phong thủy ấy là mach đất của sự phát tài, quyền lực, giàu sang. Theo quan điểm “thánh nhân nam diện nhi thính thiên văn hạ” ( thánh nhân ngồi nhìn về phương nam nghe thiên hạ tâu bày) . Kinh thành Huế cũng như các kinh thành trước đây đều quay về hướng Nam .Trong kinh dịch thì phương Nam thuộc quẻ ly gắn liền với dương khí nên là vị trí tốt để xây nhà, đặc biệt là các kiến trúc cung đình.

Mặt bằng kiến trúc cung đình Huế là một hình gần vuông gồm 3 vòng.Vòng ngoài có 10 cửa và hào sâu bao quanh có chức năng phòng thủ được xây dựng theo phong cách vanbau.Vòng giữa có Ngọ môn nằm trên trục chính.Trên Ngọ môn là lầu ngũ phụng.Bên trong là nơi làm việc của triều đình,trong đó điện Thái Hòa là điện lớn nhất, “Thái hòa” nghĩa là thái bình thịnh vượng, đó là mong ước nhà Nguyễn sau những biến động thăng trầm để thu giang sơn về một mối từ Lạng Sơn đến tận Cà Mau như ngày hôm nay.Trong cùng là tử cấm thành,nơi ở của vua chúa và các cung tần cả ba khung thành lồng vào nhau và cùng chung một trục hướng, được xây dựng theo lối bố cục cân xứng, đăng đối, cũng như sự phân minh, nghiêm ngặt trong quan niệm trị đạo của nho giáo để “tu thân, tề gia, bình thiên hạ”

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành. Trong bốn cổng của Hoàng thành, Ngọ Môn là chiếc cổng lớn nhất. “Ngọ Môn “có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam. Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn – tốn (tây bắc – đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ – hướng nam, hướng mà Dịch học qui định dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về lẽ sáng để cai trị thiên hạ).
Cổng Ngọ Môn có bình diện hình chữ U vuông .Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, bên tả dành cho quan văn mang tính dương, còn bên trái dành cho quan võ mang tính âm . Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.
Bước qua Ngọ Môn, trong thế đứng vững chãi uy nghiêm và lầu Ngũ Phụng nhẹ nhành thanh thoát là cây cầu “Chính đạo” phải chăng là sự nhắc nhở cho các quần thần trong đoàn ngự đạo về sự ngay thẳng trung hiếu của đạo tôi vua cũng là ước mơ của một nền chính trị giáo hóa của vương triều và khuôn thước rèn luyện nhân cách của xã hội.

Tư tưởng đối lập với đằng ngoài của nhà Nguyễn thể hiện trong những nỗ lực xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật khác biệt mà kiến trúc cung đình Huế là một tiêu biểu. Không còn những mái ngói “thuyền đao mái lá” bay bổng giữa không gian hay những cột quân cột cái to bè, chắc nịch, giờ đây đã được thay bằng sự “ngang bằng sổ thẳng” với những hàng cột mảnh dẻ hơn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”mà nguồn gốc của nó đã có từ thời Tây Sơn như một sự hòa nhập trong dòng chảy văn hóa không thể khống chế và nó vẫn còn được nhắc lại trên những đường cong “mũi hài” của những mái ngói hình thuyền đời Nguyễn và đó cũng là quan niệm trị đạo của nho gia “bằng phẳng là gốc của bình yên, đức khiêm tốn bởi tiềm tàng nội lực”. Rõ ràng cái đẹp trong quan niệm nghệ thuật thời Nguyễn không tách rời khỏi những quan niệm giáo lí của nho giáo mà yếu tố quan trọng là sự trung chính. Sách Trung dung của nho giáo đã định nghĩa” không nghiêng lệch là trung, không thay đổi là dung” Khổng Tử đề xuất “Trung dung”,là biểu thị một tiêu chuẩn đạo đức tối cao , nguyên ý của Trung dung là chỉ đức tính, là hành vi của con người, thái quá và bất cập đều có trở ngại với đức tính cao cả.
Ngọ môn trăm cửa chín lầu
Cột cờ ba cấp, phu văn lâu hai tầng
(ca dao Huế)
Kiến trúc kinh thành Huế bao giờ cũng tuân theo phong thủy dịch lí Phương Đông , nó thể hiện ở cả những quan niệm về con số. Cung điện Huế thuộc dạng trùng thiềm điệp ốc, mà mỗi gian cao thấp ngắn dài được ấn định bởi vị trí chức năng sử dụng của mỗi công trình. Ba gian hai chái , năm gian hai chái, bảy gian hai chái mà cộng thêm cho để đạt được đến quy mô mong muốn của công trình, tất cả đều có chung một mẫu mực đến nghiêm khắc, nhưng vẫn không mất đi vẻ duyên dáng ẩn mình trong thiên nhiên xanh mướt của xứ Huế.

Một trong những công trình rất đẹp của cung đình Huế đó là Hiển Lâm Các với ba gian hai chái ,cao ba tầng mái xếp chồng lên nhau nhỏ dần về phía trên tạo nên một hình tháp vững chãi mà thanh tú, cân đối mà tinh tế trong những họa tiết trang trí giàu chất biểu tượng . Một lần nữa ta lại bắt gặp những con số 3,2,5,7. Theo Kinh Dịch đã viết thì: tam thiên, lưỡng địa tức Trời 3, Đất 2.Con số 5 là con số kết hợp Trời và Đất( 3+2=5) Con số 7 hợp Trời Đất và vạn vật mà thành (trời3+ đất2 + vạn vật2) con số 9 là của thiên tử “cửu trùng, cửu ngũ , cửu long” những con số đó đã nói lên tính chất vương quyền trong các công trình kiến trúc Huế

Nét kiến trúc đầy tính nguyên tắc và khuôn phép của kiến trúc được tô điểm bởi những hình chạm khắc tinh xảo và lộng lẫy.Một hệ thống chủ đề đăng đối, nghiêm chỉnh , nặng tính kỉ cương của các cung điện như được khai phóng dưới nét chạm tinh giản , điêu luyện của các nghệ nhân
Dấu ấn về nho giáo trong kiến trúc cung đình Huế nó còn được hiện diện trên các đồ án trang trí mang tính khuôn phép mà qua đó nó như một phép ẩn dụ , ví von cho những giáo lí mà nho giáo muốn truyền đạt.Nghệ thuật đã hình tượng hóa những vấn đề mang tính học thuật trở thành những hình ảnh mang tính biểu tượng đi vào trong cảm thức của người xem. Đó là là những hình ảnh liên quan đến việc biểu dương sự học(cá hóa long, bình phong); hay là các quan niệm về đạo đức của người quân tử(cây tùng,cây bách); hoặc nó là biểu tượng của các vương triều và các vị quân vương(lân, rồng,phượng)…
Kiến trúc cung đình Huế luôn gắn bó hài hòa với thiên nhiên ngay trong từng khuôn viên của công trình, chính nguyên tắc này mà các công trình thời Nguyễn mang tính chất lan tỏa hơn là vươn cao, khiêm tốn mà không kém phần hoành tráng như là một sự nỗ lực khẳng định của một triều đại mới.
Dịch lý cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do hai yếu tố Âm- Dương tương tác mà sinh trưởng. Trong vạn vật, hai thành phần trọng yếu là thiên nhiên và con người. Nhưng thiên là đại vũ trụ, con người chỉ là tiểu vũ trụ. Cho nên, con người không nên tách biệt và đối nghịch với thiên nhiên, mà phải sống theo triết lý “Thiên nhân hợp nhất” và “Nhân dữ thiên địa tương tham” (Người cùng trời đất chen dự vào nhau). Đó là một sự hòa điệu tuyệt vời giữa một tư tưởng giàu tính triết học được chuyển hóa trong một công trình kiến trúc mà ở đó khái niệm hòa hợp là yếu tố cốt lõi ‘Đạt tới sự trung hòa ,để trời đất được yên chỗ, vạn vật được dưỡng nuôi, phát triển”
Tài liệu tham khảo:
1.Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế (nhà xuất bản Mỹ thuật)
2.Khái quát về nho giáo(?) hanhtrangvadoi.wordpress.com
3.Tìm hiểu đạo đức trung dung của nho gia-Gs .Ts Lê Văn Quán
4. nguồn di sản Huế
5.Kinh đô triều Nguyễn một kiến trúc đô thị hoàn chỉnh và có giá trị đối với Việt Nam và thế giới(?) phong thuyviet.com

Saturday, September 23, 2017

Đánh giá trong môn học nghệ thuật dành cho chương trình học nghệ thuật và thiết kế.

ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
 Đánh giá là quá trình quan sát một mẫu hành vi của học sinh và bản vẽ để kết luận về kiến thức và khả năng của học sinh.Đánh giá việc học tập và thành tích của học sinh như thế nào trong môn mỹ thuật từ trước tới nay vẫn là một quá trình tương đối mơ hồ và cảm tính so với các môn học khác. Người GV phải sử dụng một loạt các loại đánh giá để có một kết luận chính xác nhất về sự tiến bộ của học sinh nói chung. Đánh giá là công cụ hữu ích hay không  phụ thuộc vào cách chúng được sử dụng trong các hoàn cảnh.
 Có hai loại bao quát của đánh giá trong môi trường giáo dục: Đánh giá chính thức và không chính thức. Cả hai loại này rất hữu ích khi được sử dụng trong các tình huống thích hợp.
Bên cạnh đó còn có nhiều hình thức đánh giá mà giáo viên có thể sử dụng không chỉ để đạt được kiến thức về cấp độ hiểu biết của học sinh mà còn để hướng dẫn chỉ đạo cho bài học tiếp theo (chẳng hạn như làm một bài tập nào đó liên quan đến chủ đề sắp tới).
Đánh giá không chính thức là những đánh giá mang tính tự phát ,phản ánh sự quan sát của giáo viên về cách học sinh cư xử và thực hiện trong lớp học. cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan niệm và khả năng của học sinh mà có thể không được chứng minh  một cách chính xác.
Đánh giá không chính thức còn thể hiện như một dạng đánh giá hoạt động. Những đánh giá này được tập trung vào các quy trình hơn là sản phẩm hay phiếu bài tập. Ví dụ: các buổi thuyết trình.Các bước thực hành… Như vậy Quan sát học sinh tham gia vào các hoạt động là đánh giá không chính thức
Việc đánh giá đối với môn MT mà nói cần tránh mang lại cảm giác căng thẳng về việc phải chứng minh những gì học sinh thực sự biết,hay quá sức,ví dụ như việc cố gắng bắt HS nói lên cảm nhận của mình.Ở giai đoạn này chúng ta còn gặp một trở ngại cho việc đánh giá,đó là một sự khủng hoảng trong niềm tin vào bài vẽ của mình ,bởi giai đoạn này các em luôn cố gắng để sao chép hiện thực nhưng lại chưa đạt tới. vì vậy tất cả những gì GV cần phải làm là nhận ra rằng sự tiến triển và hiệu suất kèm với lời khuyên  làm thế nào để cải thiện, làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu đồng thời luôn khuyến khích các em.
       Đánh giá không phải là một phán quyết  của người giáo viên đến học sinh, nó cần có hướng dẫn tích cực để cải thiện. Nó cần thúc đẩy và cải thiện việc học và không có một lời khuyên nào tốt hơn chính quá trình sáng tạo của người vẽ.Bản vẽ có thể chưa thành công nhưng quan trọng là trải nghiệm sẽ cho người học kinh nghiệm của riêng mình.
Việc đánh giá không phải lúc nào cũng thông qua một tiêu chí hoặc nhận xét về một phần của công việc ,nó còn bao gồm cả quá trình đánh giá trong im lặng-đó là việc cầm lên một bài mẫu mực của HS trong lớp, nó ca ngợi tôn vinh những bài tốt nhất , nó ghi nhận bài học của học sinh có năng khiếu trong các bản tin của trường.Tất cả những hành động của giáo viên có thể xác nhận hoặc thay đổi ý kiến của học sinh  về khả năng của họ.Quá trình đánh giá trong im lặng này sẽ hình thành nên kinh nghiệm thẩm mỹ cho các em.
Đánh giá trong lớp không phải để so sánh ,phân loại HS hoặc để khuyến khích học sinh học tập chăm chỉ hơn. Mục đích lớn lao của đánh giá là trở  thành phương tiện thu thập chứng cứ cần thiết để điều chỉnh việc giảng dạy.Vì vậy có thể nói nó rất quan trọng .
Đánh giá chính thức, là nỗ lực có hệ thống của giáo viên để xác định những gì học sinh đã được học. Phần lớn các đánh giá trong môi trường giáo dục là chính thức. Thông thường, đánh giá chính thức được sử dụng kết hợp với các mục tiêu và mục tiêu đề ra vào đầu của một bài học. Đánh giá chính thức cũng khác  đánh giá không chính thức ở chỗ HS có thời gian để chuẩn bị trước.
Trong đánh giá thông qua sản phẩm hay phiếu bài tập , HS sẽ trả lời bằng văn bản cho các câu hỏi GV đưa ra. Thông thường, các đánh giá giấy bằng văn bản bao gồm :các câu hỏi để trả lời, các bài tập giải quyết vấn đề,phiếu tự đánh giá…. Đánh giá chính thức được sử dụng cho nhiều mục đích trong học tập tích hợp.VD như trong bài thường thức GV thiết kế một bài tập về phê bình nghệ thuật dạng bài tập này người ta gọi nó là bình luận có tính lý giải,như vậy HS không chỉ nâng cao kỹ năng viết mà còn giúp chúng làm sâu sắc hơn tính hiểu biết.
Về bản chất, những thông tin đánh giá  có thể được sử dụng ngay lập tức nhằm cải thiện hiệu suất của học sinh. HS sẽ thu được những kinh nghiệm và sự hiểu biết để cải thiện bản thân theo thời gian.
Tất nhiên mục tiêu của đánh giá bằng văn bản chính là tăng hiệu suất trong giờ học(nó rút ngắn thời gian giảng giải trước đây) và lòng tự trọng. Nó không phải đánh lừa rằng không có ai thất bại,nhưng sẽ làm cho HS tự nhận thấy được điểm yếu của mình và không có mặc cảm về sự thất bại ,từ đó khôi phục niềm tin ,HS sẽ muốn làm lại ,nơi mà mọi thứ đã làm sai.
Tuy nhiên, trong thời gian tới khi mà các giáo viên tiểu học phải tích hợp các môn học vào mục tiêu,nghệ thuật thường bị hạ thấp xuống hoặc được sử dụng như là một công cụ để xây dựng các năng lực. Và đây là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách và nền tảng kiến thức và tìm kiếm khả năng của mình. Trong giai đoạn này của giáo dục, học sinh có năng khiếu tự nhiên tỏa sáng như một ngọn hải đăng, để lại tất cả những học sinh khác với cảm giác không đạt tiêu chuẩn.
Tuy vậy Đánh giá ở bậc tiểu học vẫn cần những tiêu chí nghệ thuật đặt ra trong lớp học. Điều đó sẽ làm cho việc đánh giá hiệu quả và đơn giản hơn
Việc đánh giá ở tiểu học thông qua văn bản sẽ mang lại cảm giác không  nặng nề về việc phải chứng minh những gì HS thực sự biết.
*Đánh giá tổng kết hay phản hồi khá phức tạp. GV thuường sử dụng các hình thức đối thoại,so sánh và liệt kê để sắp xếp sự việc.Nó tuôn thủ những thuộc tính nội dung sau:
1.Có trọng tâm:tránh ý kiến cá nhân, tập trung vào các mục tiêu học tập, tập trung vào người học
2. So sánh :sử dụng khi so sánh với  tiêu chí đặt ra trong lớp học                  
3.Quá trình:chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong công việc
4. tích cực và mang tính xây dựng trong khi đưa ra đề xuất cải tiến
5. khách quan,rõ ràng để đảm bảo học sinh hiểu thông tin phản hồi của bạn
6. Mô tả nhưng không làm các công việc cho HS
7.Lựa chọn văn bản viết để giao tiếp tôn trọng đối với học sinh như một người học tích cực
*Bốn chiến lược để đánh giá tổng kết:
1.Thời gian :không mất quá lâu để đưa ra phản hồi
2. không chính xác tất cả mọi thứ hoặc viết quá nhiều, tập trung vào các mục tiêu học tập
3. Chọn phản hồi thích hợp: miệng, văn bản
 4.Đối tượng :Đánh giá cá nhân và cả nhóm hoặc nhóm nhỏ
Đánh giá còn là quá trình tự đánh giá và đánh giá ngang nhau
học sinh thường quá phụ thuộc vào phản hồi của người lớn,GV không thể ngày nào cũng đưa ra ý kiến đánh giá cần thiết để HS nỗ lực học tập. vì vậy tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau rất quan trọng,tăng cường ý kiến cá nhân của HS. HS luôn cần những nguồn thông tin khác nhau để đưa ra ý kiến phản hồi, lắng nghe ý kiến của người khác là một cách HS có thể hỗ trợ lẫn nhau để đưa ra ý kiến nhận xét ,thậm chí nó còn là một kim chỉ nam dẫn đến tự đánh giá chính mình.Thực tế không phải lúc nào HS cũng biết nên nói gì ,đồng thời họ cũng không tự giác muốn nói ra lỗi sai của mình,vì vậy GV đưa ra nhận xét hoặc gợi ý sẽ giúp ích rất nhiều cho HS ,giúp các em đưa ra suy nghĩ và nhận xét.Từ những ý kiến bi nhận xét và tự nhận xét HS đã học được rất nhiều điều.
       Tuy nhiên cơ hội để tất cả nói lên suy nghĩ của bản thân là không nhiều,vì vậy ở những lớp lớn lập một blog là cách tuyệt vời để tất cả cùng tham gia,cũng là một cách tương tác với phụ huynh hiệu quả.Khi đăng bạn có thể lưu ý
1. Trích một cái gì đó để gợi ý HS nhận xét.
2. Nêu ý kiến cá nhân cho toàn bài viết từ kinh nghiệm của riêng bạn.
3. Cuối cùng đưa ra một lời khen
 Một số kỹ thuật tự đánh giá và đánh giá ngang hàng là:
1.Học sinh đánh giá công việc của bạn
2.Đánh giá với tiêu chí
3.Yêu cầu HS đặt câu hỏi .xác định điểm yếu của nhóm
4.Tự đánh giá sự hiểu biết về chủ đề đang học
Đánh giá còn bao gồm cả quá trình GV tham gia để hỗ trợ HS hoàn thành các quy trình.
Điều quan trọng nhất về đánh giá là nó phải là một kinh nghiệm tích cực, cá nhân và các thông tin và nó sẽ làm cho người học muốn thử một lần nữa.
Tích cực - ở đây nghĩa là học sinh nên xem đánh giá như kinh nghiệm xây dựng  có lợi mà không phải là quá quan trọng hay khắc nghiệt
Cá nhân – nghĩa là đánh giá cần thấy rõ sự tiến bộ của riêng cá nhân của HS liên quan đến điểm khởi đầu của mình. Nó nên làm cho người học cảm thấy như tư vấn cá nhân về cách cải thiện, không chung chung hoặc mơ hồ. Đối với học sinh gặp khó khăn  nó cũng nên kín đáo và không nên công bố cho nhóm hoặc hiển thị trên các bức tường hay bảng tin,và cho phép học sinh thời gian để suy nghĩ và hành động dựa trên sự đánh giá. Chỉ cho họ cách để tự hỏi mình những câu hỏi đúng để cải thiện .

Mục đích của dạy mỹ thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo nên những người nghệ sĩ,mà để tạo nên những con người với những phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể thành công trong tương lai và hữu ích cho xã hội .Việc đánh giá trong mỹ thuật cũng cần vận dụng linh hoạt tất cả các hình thức phù hợp với mục tiêu đề ra chứ không chỉ chăm chăm vào các tiêu chí nghệ thuật trong lớp học hay đặt ra những cảm nhận đầy khiên cưỡng.Hãy luôn nhớ rằng :Quy trình mới là điều quan trọng nhất chứ không phải là sản phẩm.
Lê Thủy

Friday, September 22, 2017

Trải nghiệm với tranh hành động (Bài học về phong cách của Jackson Pollock)

                                   Trải nghiệm với tranh hành động
                                                  Lớp 6,7tuổi
Học sinh sẽ làm một bức tranh "hành động"  theo phong cách của Jackson Pollock.
Mục tiêu:
Nhận biết:
Học sinh sẽ được hướng dẫn để quan sát các đường và hình dạng tạo nên một "hành động" vẽ tranh
Lịch sử:
Học sinh sẽ xem xét các công việc của Jackson Pollock khi họ tìm hiểu về Trừu tượng  biểu hiện và Tranh hành động
Sự sáng tạo:
Học sinh sẽ tạo ra một "hành động" vẽ bằng sơn và  kích thích trí tưởng tượng
Sự đánh giá:
Học sinh sẽ học để chấp nhận nghệ thuật của nhau
Vật liệu:
 Giấy hoặc Canvas nếu  có
Một cuộn giấy vệ sinh (tùy chọn)
Sơn
Bút
Nước
Hãy chọn một ngày ấm áp và một sân vườn đủ rộng
Tạp dề
Một vòi vườn hoặc xô nước để làm sạch dễ dàng hơn sau giờ học
khăn cũ
Hoạt động:
cần lưu ý rằng bài học này tốt nhất là học  ngoài trời.
Đầu tiên chúng tôi thảo luận về họa sỹ trừu tượng biểu hiện Jackson Pollock. Nghiên cứu các tác phẩm của Jackson Pollock và thảo luận về kỹ thuật của ông. Ông nhỏ giọt sơn vẽ của mình để tạo ra những bức tranh .
HS nên mặc một chiếc áo tạp dề,Lấy giấy cuộn để trên mặt đất bên ngoài. Dùng để xử lý bất kỳ sự cố tràn và nhỏ giọt.
Đặt màu sắc khác nhau của sơn chứa trong bình nhỏ .
Trước khi bắt đầu, hãy cho trẻ vận động chậm rãi đi bộ quanh canvas hoặc giấy,hít thở và thư giãn. Giải thích cho các con rằng điều đó để chuẩn bị tập trung vào nhiệm vụ trải nghiệm sáng tạo hoạt động của bàn tay. Nói với trẻ rằng đây không phải là một trò đùa nghịch và phải nhỏ sơn một cách cẩn thận, trong thực tế trẻ rất khó kiểm soát sơn và đổ một cách tùy tiện cẩu thả chính vì vậy lớp học chỉ phù hợp với khoảng 7 học sinh,bạn cần phải để ý và nhắc nhở hành động của trẻ.
Với học sinh lớn tuổi bạn nên cho hoạt động cá nhân hoặc nhóm 2 học sinh,với học sinh nhỏ tuổi mỗi nhóm có thể là 4 học sinh,bởi học sinh lớn tuổi thì khả năng sử dụng màu và kiểm soát hành động của mình tốt hơn,với học sinh nhỏ sẽ tăng tính tương tác xã hội và tạo cho các bạn một môi trường hoạt động ,sự vận động của tay sẽ kích thích các nơ ron thần kinh trong não bộ trẻ vì thế những hoạt động liên tục sẽ giúp trẻ trở nên thông minh hơn đặc biệt là các bạn dưới 6 tuổi.Thực tế với những học sinh nhỏ tuổi ,các bạn sẽ rất khó kiểm soát và thực hiện đúng hành động "nhỏ giọt" nhưng bạn đừng lấy đó làm mục tiêu quan trọng để đánh giá về sự thành công của buổi học,học cách chấp nhận lẫn nhau và vui vẻ mới là điều quan trọng với trẻ,thực tế cho thấy việc các bạn nhỏ cùng hợp tác ,phối hợp với nhau k dễ nhất là các bạn lớn tuổi.
Sử dụng cọ vẽ và sơn nhỏ giọt lên giấy hoặc canvans. Học sinh cần được khuyến khích sử dụng nhiều màu sắc theo ý của mình.
Hãy nhớ rằng,  bức tranh được hoàn thành với phong cách này thì màu sắc nên được lựa chọn cẩn thận và sơn phải  ở dạng lỏng
Bởi vì đây là một "hành động vẽ tranh"   nên để trẻ di chuyển xung quanh khi họ vẽ.
Sau khi kết thúc buổi học ,hãy để nguyên tác phẩm cho đến khi khô và trưng bày





Về Jackson Pollock

.Jackson Pollock là một họa sĩ trừu tượng Expressionist Mỹ. Biệt danh "Jack nhỏ giọt. Ông là người đầu tiên "của họa sĩ hành động", có nghĩa là ông sẽ nhỏ giọt, đổ, ném và giật sơn của mình vào những bức tranh rất lớn  thường được đặt phẳng trên sàn . Nhiều người nói rằng ông vẽ như thể bị thôi miên. Pollock được coi là nghệ sỹ có ảnh hưởng nhất nước Mỹ của thế kỷ 20