HỌC TẬP TÍCH CỰC
David perkin trong cuốn lí luận “phương pháp học tập toàn diện” của mình rằng
:người giáo viên cũng như huấn luận viên anh cần phải có chiến lược và kế hoạch
riêng để phát huy mặt mạnh và khắc phục nhược điểm cho học trò của mình.Ở đó mỗi
cá nhân là một chủ thể sáng tạo tham gia vào quá trình dạy và học, phát huy
tính tích cực chủ động của mỗi người.
Dạy học dựa trên sự
phát triển năng lực học sinh là một phương pháp phát huy tính tích cực hiệu quả
nhất.Điều đó có nghĩa là người giáo viên thiết kế nên một môi trường hoạt động mà ở đó học sinh
có cơ hội để phát triển một cách toàn diện, phát huy năng lực của
người học.
Điều quan trọng nhất trong hoạt động nghệ thuật của trẻ em là quá
trình này luôn luôn là quan trọng hơn so với các sản phẩm. "Quá trình" có nghĩa là được thử nghiệm với các chất liệu khác nhau . Quá trình
là được cùng nhau làm việc. Quá trình là tự do để thử nghiệm và tận hưởng cảm
giác của việc sáng tạo mà không cần bận
tâm đến kết quả hay sản phẩm. Quá trình là tạo ra một cái gì đó là duy nhất của bạn và không phải là một bản
sao của người khác. Quá trình là việc hòa nhập vào thiên nhiên quan sát và thể
hiện chúng.Quá trình là trải nghiệm với một bản nhạc. … Để khuyến
khích quá trình hoạt đông của trò ,giáo
viên bằng cách đặt câu hỏi và bình luận nên tập trung vào góp ý những kinh nghiệm
của mình.
Việc trẻ trải nghiệm qua các hoạt động nghệ thuật giúp trẻ phát hiện khám phá ra thế giới quanh
chúng . Khi trò đưa cho người thầy sản phẩm của mình nghĩa
là chúng đang muốn nói: "Hãy nhìn vào những gì con đã thực hiện!", do
đó cách Trả lời hợp lí nhất với chúng là những câu hỏi dạng mở của thầy thí dụ
như, "Hãy nói cho cô biết về sản phẩm của các con", hoặc hỏi,
"Điều gì khiến con thích trong bức
tranh?" đó là cách mà chúng ta bắt
đầu cuộc thảo luận .
Mỗi một quy trình như một cuộc hành trình mà trẻ là
người thám hiểm và chúng có thể không biết mình đang làm gì nhưng người giáo
viên thì hiểu rõ mình đang giúp chúng cái gì và kết quả của nó không phải là
cái chúng ta nhìn thấy trước mắt mà là lợi ích cho tương lai của trẻ.
Tuy nhiên để làm được
điều đó phải có một sự chẩn bị tương đối kỹ càng:
+Giáo viên phải cung cấp
cho học sinh một môi trường thuận lợi để tham gia hoạt động dạy học
+Nguyên vật liệu phải
luôn sẵn sàng
+Giáo viên phải thích ứng
được với các ý tưởng của học sinh để giúp chúng hoàn thiện
+Kế hoạch bài học nên gắn
liền với những điều quen thuộc của cuộc sống hằng ngày .
Sản phẩm cuối cùng dù hoàn thiên hay chưa không quan trọng
bằng quá trình mà trẻ được trải nghiệm để học cách giải quyết một vấn đề học
tập. Xấu hay đẹp không quan trọng bằng việc chúng được tự do khám phá
và dám thể hiện cái chúng thích thú một cách mạnh mẽ không sợ hãi rằng sẽ sai lầm
hay thất bại.
Lê thủy-tích lũy chuyên môn-tổ năng khiếu
No comments:
Post a Comment