Thursday, March 28, 2019
HỌC MỸ THUẬT/HỘI HOẠ TẠI MỸ BẬC TIỂU HỌC
HỌC MỸ THUẬT/HỘI HOẠ TẠI MỸ BẬC TIỂU HỌC
Theo yêu cầu của khá nhiều bạn, post này mình nói về những nội dung chính trong môn vẽ/hội họa/mỹ thuật.
Môn mỹ thuật bậc tiểu học tại Mỹ, cũng như các môn học khác, có nội dung được phát triển từ khung Common Core State Standards. Dựa theo khung tiêu chuẩn, từng tiểu bang cũng như từng học khu sẽ phát triển chương trình của mình. Rồi thầy cô dựa theo khung chương trình đó để xây dựng, thiết kế bài giảng của mình. Nói như vậy để thấy bản thân thầy cô cũng như mỗi học khu, mỗi tiểu bang có nhiều quyền chủ động trong việc lựa chọn nội dung bài giảng, cách tiếp cận, cũng như phương pháp dạy và học.
Tại học khu nơi mình đang dậy (Gwinnett County Public Schools-GCPS), thì chương trình cho môn Mỹ thuật gồm 4 nội dung chính sau: 1. Sáng tạo 2. Trình bày 3. Thảo luận 4. Kết nối. Mỗi khối lớp dựa nào những nội dung chính này để điều chỉnh độ khó cho phù hợp với lứa tuổi của khối lớp đó.
Mỗi một nội dung lại gồm những chủ đề nhỏ. Cụ thể như sau:
🎨 Sáng tạo:
- Tham gia vào quá trình sáng tạo để hình dung, tạo ra, hiện thực hoá những ý tưởng bằng cách dùng chất liệu, biểu tượng mang thông điệp và ý nghĩa nhất định.
- Tạo ra các tác phẩm nghệ thuật theo chủ đề. Ví dụ chủ đề tranh tự họa/chân dung, chủ đề tranh ảo giác, tĩnh vật, hay dùng tranh để kể truyện…
- Nhận định và áp dụng các hình thức, kỹ thuật và quy trình nghệ thuật không gian hai chiều (tìm hiểu quá trình in, trộn màu, phát triển những kỹ năng vận động tinh…)
- Thể hiện sự hiểu biết về cách sử dụng các công cụ, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu mỹ thuật một cách an toàn, phù hợp.
- Tham gia vào quá trình sáng tạo để hình dung, tạo ra, hiện thực hoá những ý tưởng bằng cách dùng chất liệu, biểu tượng mang thông điệp và ý nghĩa nhất định.
- Tạo ra các tác phẩm nghệ thuật theo chủ đề. Ví dụ chủ đề tranh tự họa/chân dung, chủ đề tranh ảo giác, tĩnh vật, hay dùng tranh để kể truyện…
- Nhận định và áp dụng các hình thức, kỹ thuật và quy trình nghệ thuật không gian hai chiều (tìm hiểu quá trình in, trộn màu, phát triển những kỹ năng vận động tinh…)
- Thể hiện sự hiểu biết về cách sử dụng các công cụ, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu mỹ thuật một cách an toàn, phù hợp.
🎨 Trình bày:
- Tham gia vào các cuộc trưng bày, triển lãm nghệ thuật để phát triển sự nhìn nhận mình là một họa sĩ, nghệ sĩ
- Hoàn thành tác phẩm và ký tên tác phẩm
- Tham gia vào các cuộc trưng bày, triển lãm nghệ thuật để phát triển sự nhìn nhận mình là một họa sĩ, nghệ sĩ
- Hoàn thành tác phẩm và ký tên tác phẩm
🎨 Thảo luận:
- thảo luận về tác phẩm của mình cũng như của người khác để phát triển hiểu biết trực quan
- Các chiến thuật dùng khi phê bình nghệ thuật
- Sử dụng ngôn từ nghệ thuật chuyên môn
- Thể hiện sự đánh giá cao, trân quý nghệ thuật và quá trình làm nghệ thuật nói chung bằng cách trao đổi, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc
- thảo luận về tác phẩm của mình cũng như của người khác để phát triển hiểu biết trực quan
- Các chiến thuật dùng khi phê bình nghệ thuật
- Sử dụng ngôn từ nghệ thuật chuyên môn
- Thể hiện sự đánh giá cao, trân quý nghệ thuật và quá trình làm nghệ thuật nói chung bằng cách trao đổi, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc
🎨 Kết nối:
- Tìm hiểu và khám phá mối quan hệ giữa bản thân nghệ sĩ, họa sĩ với cộng đồng, văn hoá của mình cũng như thế giới
- Tự nhìn nhận mình là họa sĩ
- Thảo luận về các thời kỳ và nền văn hoá trên thế giới
- Kết hợp thông tin từ các lĩnh vực khác nhau vào quá trình tìm hiểu và tạo ra tác phẩm nghệ thuật (nhát là những khái niệm phổ quát mang tính nhân loại như gia đình, cộng đồng…)
- Phát triển những kỹ năng sống như hợp tác, sáng tạo, giao tiếp… thông qua việc học và làm hội họa
- Tìm hiểu và khám phá mối quan hệ giữa bản thân nghệ sĩ, họa sĩ với cộng đồng, văn hoá của mình cũng như thế giới
- Tự nhìn nhận mình là họa sĩ
- Thảo luận về các thời kỳ và nền văn hoá trên thế giới
- Kết hợp thông tin từ các lĩnh vực khác nhau vào quá trình tìm hiểu và tạo ra tác phẩm nghệ thuật (nhát là những khái niệm phổ quát mang tính nhân loại như gia đình, cộng đồng…)
- Phát triển những kỹ năng sống như hợp tác, sáng tạo, giao tiếp… thông qua việc học và làm hội họa
Có thể thấy điểm chung thông qua các chủ đề của chương trình trên là các em được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó về cách thể hiện tác phẩm, chủ yếu nội dung của các tiêu chuẩn mang tính giới thiệu, gợi mở.
Nhân dịp này, Thu Hồng giới thiệu vài bộ nguyên liệu cho Môn mỹ thuật được bán trên Amazon nhé
1. Art set: link Amazon http://amzn.to/2Faa6si
Hoặc bộ:
Hoặc bộ:
Ngoai ra, có thể xem thêm những nguyên vật liệu về mỹ thuật như sau:
4. Art set (wooden case): https://amzn.to/2rKzOhN
https://amzn.to/2jWMg9I
4. Art set (wooden case): https://amzn.to/2rKzOhN
https://amzn.to/2jWMg9I
5. Bút vẽ màu nước /Water Brush Pen: https://amzn.to/2rCGePW
6. Giấy vẽ / Sketch Pad: https://amzn.to/2wD1aLA
7. Bút bi màu dạng gel/ Gel Pens: https://amzn.to/2IFgrjM
https://amzn.to/2rKzYpp
https://amzn.to/2KgayXp
https://amzn.to/2IDh9xH
https://amzn.to/2rKzYpp
https://amzn.to/2KgayXp
https://amzn.to/2IDh9xH
8. Sơn Acrylic/ Acrylic Paint Set: https://amzn.to/2rE3Hzi
https://amzn.to/2rDq0WC
https://amzn.to/2rGcKQ5
https://amzn.to/2rDq0WC
https://amzn.to/2rGcKQ5
9. Bộ sơn vẽ mặt / Face Paint Kit: https://amzn.to/2rFIMvE
Trong hình là những tác phẩm hội họa của bạn Andrew nhà mình vẽ hồi cấp 1.
Chúc cả nhà ngày tươi đẹp!
Thu Hồng
nguồn :Học kiểu Mỹ tại nhà
Wednesday, March 27, 2019
CÂU LẠC BỘ MĨ THUẬT SAU GIỜ HỌC
CÂU
LẠC BỘ MĨ THUẬT SAU GIỜ HỌC
Không thể phủ nhận rằng các giờ học mĩ thuật chính
khóa luôn có những hạn chế nhất định như thời gian học quá ngắn,các vật liệu
không đủ phong phú và chương trình thì phải theo SGK qui định….Câu lạc bộ mĩ
thuật trong trường học là một bổ sung tuyệt vời để cho những hạn chế đó.
Hiện nay chỉ có một số trường trong địa bàn thành phố có thể thực
hiện được mô hình này!Một trong những khó khăn khi thực hiện nó chính là thời
gian học của chúng ta vẫn còn khá dài,kéo dài trung bình tới tận 4h30 phút mới
kết thúc.Chương trình học ở tiểu học vẫn còn nặng nề.Lí do quan trọng nữa là gần
như chúng ta thiếu các phòng học đáp ứng các yêu cầu riêng của môn Mĩ thuật .
Câu lạc bộ Mĩ thuật sau giờ học sẽ mang lại khá nhiều
lợi ích cho học sinh trong khi giáo viên được tự do lựa chọn chương trình và thử
nghiệm những điều mới mẻ,học sinh được hoạt động Mĩ thuật nhiều hơn,nâng cao nhận
thức ,kĩ năng thẩm mĩ cho các em, khuyến khích sự sáng tạo,
nâng cao sự tự tin ,kết giao thêm nhiều bạn mới,học phí thường rẻ hơn so với
các trung tâm Mĩ thuật bên ngoài nhà trường,phụ huynh thì yên tâm hơn khi gửi
con tại trường sau giờ học,giáo viên có điều kiện để phát triển chuyên môn,nâng
cao thu nhập,các giờ học CLB thường kéo dài từ 1 tiếng đến 1h 30p.
Các bước cần lưu ý khi thành lập câu lạc bộ:
1.Phiếu đăng kí , các khóa học , thời gian học và
cần đảm bảo một không gian đủ điều kiện
Bạn có thể chia theo các khóa học như:thủ công sáng
tạo,chất liệu,khóa cơ bản hay tích hợp……
2.Chia theo độ tuổi ,nên hạn chế mỗi lớp dưới 20
HS(Khoảng 16 HS)
Có thể chia làm hai nhóm như 6-7 tuổi và 8-10 tuổi
3.Hãy tính đến nguồn kinh phí để mua vật liệu.
4.Hãy quảng cáo câu lạc bộ của trường mình.Fb và
blog là phương tiện tuyệt vời để thực hiện nó.
5. Hãy tạo ra một thương hiệu và niềm tự hào riêng bằng trang phục riêng cho CLB của trường bạn(Tất nhiên trong trường hợp có thể
thực hiện)
6.Hợp tác với công đoàn trường trong các chương
trình dã ngoại hay triển lãm của học sinh.
Lê thủy
Tham khảo giờ học của học sinh Mỹ dưới link sau:
https://drive.google.com/file/d/1w3BjLxtr-YgIEsc20pQwAIqdEXQ0wJ8R/view?usp=sharing
Tham khảo giờ học của học sinh Mỹ dưới link sau:
https://drive.google.com/file/d/1w3BjLxtr-YgIEsc20pQwAIqdEXQ0wJ8R/view?usp=sharing
Monday, March 11, 2019
HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
HOẠT
ĐỘNG MỸ THUẬT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với môn mỹ thuật là một trong
những hoạt động quan trọng trong nhà trường phổ thông,với mục tiêu là
phát triển năng lực quan sát ,trải nghiệm và học tìm kiếm,phát hiện vấn đề,
hình thành văn hóa thẩm mỹ cho học sinh, tuy nhiên hoạt động này ở
nhà trường hiện nay chưa được chú trọng, điều này cũng dễ hiểu bởi
điều đó nó còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và môi
trường văn hóa .
Thật sai lầm nếu như chúng ta nghĩ rằng sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật ngày nay thì bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng có
thể đến với công chúng thông qua internet, vô tuyến, báo chí….và việc
tổ chức một hoạt động ngoại khóa là không cần thiết, tốn kém và
mất nhiều thời gian. Hoạt động ngoại khóa không chỉ là một phương tiện để tiếp
xúc với nghệ thuật mà quan trọng hơn cả giúp các em cảm thụ mỹ
thuật và có điều kiện để bộc lộ cá tính sáng tạo trong những hoàn
cảnh cụ thể.
Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một phương
pháp rất hiệu quả nhằm nâng cao năng lực tổ chức
của học sinh, năng lực quan sát,đồng thời cũng hỗ trợ cho việc học
chính khóa. Việc đi thăm quan các bảo tàng, di tích lịch sử, vẽ
ngoài trời,trải nghiệm thiên nhiên, tham gia những buổi nói chuyện nghệ
thuật…giúp học sinh tích lũy thêm "vốn liếng" tri thức và
những trải nghiệm, các em trở thành những chủ thể thẩm mỹ tích cực
trong quá trình tham gia vào hoạt động thực tiễn…Qua đó nhận thức những
giá trị mới cho chính mình.
Nhìn chung , các nhà trường hiện nay nhất là ở các thành phố
lớn hoạt động ngoại khóa đối với môn mỹ thuật đã được chú ý đến
với những hoạt động như: đi xem bảo tàng, đi tham quan các di tích lịch
sử,vẽ ngoài trời…
Đối với môn mỹ thuật thì chỉ có sự trải nghiệm trực tiếp
mới mang lại cho các em những kinh nghiệm và xúc cảm thẩm mỹ và
chúng ta cần phải khuyến khích và phát triển nó theo những phương
pháp đặc thù, bởi lẽ khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật mỗi cá
nhân bao giờ cũng tiếp nhận tác động thẩm mỹ bằng vốn kinh nghiệm
thẩm mỹ của mỗi cá nhân, qua đó giá trị thẩm mỹ được tác giả gửi
vào tác phẩm được chiếu qua lăng kính cá nhân trong quá trình trải
nghiệm của họ.
Bởi vậy quan điểm chung về hoạt động ngoại khóa đối với môn
mỹ thuật đó là :
Nhà giáo cần phải tạo ra cho học sinh
nhiều hình thức tiếp xúc tích cực, đa dạng
Trước mỗi hoạt động ngoại khóa, người giáo viên chúng ta cần
xây dựng kế hoạch và mục tiêu rõ ràng.
Để đảm bảo hoạt động ngoại khóa thành công chúng ta cần
phải dựa trên những cơ sở sau:
_Thứ nhất: Kết hợp giữa dạy học
trên lớp và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
_Thứ hai: Phát huy tính cảm
xúc của học sinh thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp bằng cách
liên kết với tác phẩm ví dụ thông qua hoạt
động thể hiện lại tác phẩm theo suy nghĩ
của bản thân.Cảm xúc thẩm mỹ là nét đặc thù của quá trình
nhận thức thẩm mỹ. "Không có cảm xúc, quan hệ của con người và
thế giới chỉ là một quan hệ nhận thức lạnh lùng khô cứng"(txecnơxki)
-Thứ 3:Đánh giá kết quả của chuyến đi bằng
các bài text nhanh về kiến thức thu được
Như vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường là một
con đường bao gồm nhiều hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mỹ giúp nâng cao nhận thức và cảm thụ nghệ thuật.
Lê Thủy-Tích lũy chuyên môn-Tổ năng khiếu
HỌC TẬP TÍCH CỰC
HỌC TẬP TÍCH CỰC
David perkin trong cuốn lí luận “phương pháp học tập toàn diện” của mình rằng
:người giáo viên cũng như huấn luận viên anh cần phải có chiến lược và kế hoạch
riêng để phát huy mặt mạnh và khắc phục nhược điểm cho học trò của mình.Ở đó mỗi
cá nhân là một chủ thể sáng tạo tham gia vào quá trình dạy và học, phát huy
tính tích cực chủ động của mỗi người.
Dạy học dựa trên sự
phát triển năng lực học sinh là một phương pháp phát huy tính tích cực hiệu quả
nhất.Điều đó có nghĩa là người giáo viên thiết kế nên một môi trường hoạt động mà ở đó học sinh
có cơ hội để phát triển một cách toàn diện, phát huy năng lực của
người học.
Điều quan trọng nhất trong hoạt động nghệ thuật của trẻ em là quá
trình này luôn luôn là quan trọng hơn so với các sản phẩm. "Quá trình" có nghĩa là được thử nghiệm với các chất liệu khác nhau . Quá trình
là được cùng nhau làm việc. Quá trình là tự do để thử nghiệm và tận hưởng cảm
giác của việc sáng tạo mà không cần bận
tâm đến kết quả hay sản phẩm. Quá trình là tạo ra một cái gì đó là duy nhất của bạn và không phải là một bản
sao của người khác. Quá trình là việc hòa nhập vào thiên nhiên quan sát và thể
hiện chúng.Quá trình là trải nghiệm với một bản nhạc. … Để khuyến
khích quá trình hoạt đông của trò ,giáo
viên bằng cách đặt câu hỏi và bình luận nên tập trung vào góp ý những kinh nghiệm
của mình.
Việc trẻ trải nghiệm qua các hoạt động nghệ thuật giúp trẻ phát hiện khám phá ra thế giới quanh
chúng . Khi trò đưa cho người thầy sản phẩm của mình nghĩa
là chúng đang muốn nói: "Hãy nhìn vào những gì con đã thực hiện!", do
đó cách Trả lời hợp lí nhất với chúng là những câu hỏi dạng mở của thầy thí dụ
như, "Hãy nói cho cô biết về sản phẩm của các con", hoặc hỏi,
"Điều gì khiến con thích trong bức
tranh?" đó là cách mà chúng ta bắt
đầu cuộc thảo luận .
Mỗi một quy trình như một cuộc hành trình mà trẻ là
người thám hiểm và chúng có thể không biết mình đang làm gì nhưng người giáo
viên thì hiểu rõ mình đang giúp chúng cái gì và kết quả của nó không phải là
cái chúng ta nhìn thấy trước mắt mà là lợi ích cho tương lai của trẻ.
Tuy nhiên để làm được
điều đó phải có một sự chẩn bị tương đối kỹ càng:
+Giáo viên phải cung cấp
cho học sinh một môi trường thuận lợi để tham gia hoạt động dạy học
+Nguyên vật liệu phải
luôn sẵn sàng
+Giáo viên phải thích ứng
được với các ý tưởng của học sinh để giúp chúng hoàn thiện
+Kế hoạch bài học nên gắn
liền với những điều quen thuộc của cuộc sống hằng ngày .
Sản phẩm cuối cùng dù hoàn thiên hay chưa không quan trọng
bằng quá trình mà trẻ được trải nghiệm để học cách giải quyết một vấn đề học
tập. Xấu hay đẹp không quan trọng bằng việc chúng được tự do khám phá
và dám thể hiện cái chúng thích thú một cách mạnh mẽ không sợ hãi rằng sẽ sai lầm
hay thất bại.
Lê thủy-tích lũy chuyên môn-tổ năng khiếu
Saturday, March 9, 2019
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT MÔN MỸ THUẬT (HÀN QUỐC)
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT MÔN MỸ THUẬT (HÀN QUỐC)
Mỹ thuật
A.Lý thuyết Mỹ
thuật
I.Hiểu biết về Mỹ thuật
§ Mỹ
và Mỹ thuật,Mỹ thuật và xã hội,các loại hình nghệ thuật
II.Tạo hình
§ Yếu
tố tạo hình và nguyên lý,Lý thuyết màu sắc,cách biểu hiện chủ đề
III.Phê bình đánh giá tác phẩm
§ Ý
nghĩa của thưởng thức và phê bình,các hoạt động phê bình
B.Các nền Mỹ thuật
I.Hiểu biết về các nền Mỹ thuật
§ Ý
nghĩa và mục đích,quan niệm và phương thức biểu hện
II.Các nền Mỹ thuật theo thời đại và khu vực
§ Nền
Mỹ thuật Hàn quốc,nền Mỹ thuật Phương Đông.nền Mỹ thuật Phương Tây
III.Sự mở rộng của nền Mỹ thuật
§ Ứng
dụng và sự nghiêm trọng
C.Vẽ
I.Ý nghĩa và đặc trưng,các loại hình vẽ
II.Vật liệu và các kỹ thuật vẽ
§ Vật
liệu và dụng cụ,kỹ thuật biểu hiện của chúng
III.Biểu hiện
§ Cách
biểu hiện các chủ đề, sự mở rộng của biểu hiện
D.Tạo hình mặt phẳng
I.Hiểu biết
§ Ý
nghĩa và đặc trưng các loại tạo hình
II.Vật liệu và kỹ thuật
§ Vật
liệu và dụng cụ,kỹ thuật thể hiện của tạo hình mặt phẳng
III.Biểu hiện.
§ Hội
họa,thư pháp,khắc gỗ,tạo dáng (kiểu dáng góc nhìn)……
E.Tạo hình lập thể
I.Hiểu biết
§ Ý
nghĩa và đặc điểm, các hình thức của chúng
II.Vật liệu và kỹ thuật
§ Vật
liệu và dụng cụ,kỹ thuật biểu hiện
III.Biểu hiện
§ Điêu
khắc,công nghệ,tạo dáng
G.Mỹ thuật đa phương tiện
I.Hiểu biết
§ Chủng
loại mỹ thuật,phương tiện và kỹ thuật
II.Biểu hiện
§ Hình
ảnh,vi deo kỹ thuật số,hoạt hình…..
III.Sự mở rộng
§ Ứng
dụng mang tính phức hợp, tổng hợp
H.Thực hành chuyên môn Mỹ thuật
I.Vật liệu và kỹ thuật
§ Vật
liệu ,dụng cụ,kỹ thuật biểu hiện
II.Sáng tác
§ Phương
thức biểu hiện,kế hoach biểu hiện,chế tác,mở rộng
III.Ứng dụng
§ Con
đường tương lai và nghề nghiệp
Người
dịch:Nguyễn Phương Anh
Saturday, March 2, 2019
Khóa học chất liệu cho các bạn 6-7 tuổi
12 bài học về chất liệu kèm theo khoá học cơ bản! Giúp các em làm chủ các kỹ thuật và chất liệu! Phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân!
Subscribe to:
Posts (Atom)