Saturday, September 23, 2017

Đánh giá trong môn học nghệ thuật dành cho chương trình học nghệ thuật và thiết kế.

ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO?
 Đánh giá là quá trình quan sát một mẫu hành vi của học sinh và bản vẽ để kết luận về kiến thức và khả năng của học sinh.Đánh giá việc học tập và thành tích của học sinh như thế nào trong môn mỹ thuật từ trước tới nay vẫn là một quá trình tương đối mơ hồ và cảm tính so với các môn học khác. Người GV phải sử dụng một loạt các loại đánh giá để có một kết luận chính xác nhất về sự tiến bộ của học sinh nói chung. Đánh giá là công cụ hữu ích hay không  phụ thuộc vào cách chúng được sử dụng trong các hoàn cảnh.
 Có hai loại bao quát của đánh giá trong môi trường giáo dục: Đánh giá chính thức và không chính thức. Cả hai loại này rất hữu ích khi được sử dụng trong các tình huống thích hợp.
Bên cạnh đó còn có nhiều hình thức đánh giá mà giáo viên có thể sử dụng không chỉ để đạt được kiến thức về cấp độ hiểu biết của học sinh mà còn để hướng dẫn chỉ đạo cho bài học tiếp theo (chẳng hạn như làm một bài tập nào đó liên quan đến chủ đề sắp tới).
Đánh giá không chính thức là những đánh giá mang tính tự phát ,phản ánh sự quan sát của giáo viên về cách học sinh cư xử và thực hiện trong lớp học. cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan niệm và khả năng của học sinh mà có thể không được chứng minh  một cách chính xác.
Đánh giá không chính thức còn thể hiện như một dạng đánh giá hoạt động. Những đánh giá này được tập trung vào các quy trình hơn là sản phẩm hay phiếu bài tập. Ví dụ: các buổi thuyết trình.Các bước thực hành… Như vậy Quan sát học sinh tham gia vào các hoạt động là đánh giá không chính thức
Việc đánh giá đối với môn MT mà nói cần tránh mang lại cảm giác căng thẳng về việc phải chứng minh những gì học sinh thực sự biết,hay quá sức,ví dụ như việc cố gắng bắt HS nói lên cảm nhận của mình.Ở giai đoạn này chúng ta còn gặp một trở ngại cho việc đánh giá,đó là một sự khủng hoảng trong niềm tin vào bài vẽ của mình ,bởi giai đoạn này các em luôn cố gắng để sao chép hiện thực nhưng lại chưa đạt tới. vì vậy tất cả những gì GV cần phải làm là nhận ra rằng sự tiến triển và hiệu suất kèm với lời khuyên  làm thế nào để cải thiện, làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu đồng thời luôn khuyến khích các em.
       Đánh giá không phải là một phán quyết  của người giáo viên đến học sinh, nó cần có hướng dẫn tích cực để cải thiện. Nó cần thúc đẩy và cải thiện việc học và không có một lời khuyên nào tốt hơn chính quá trình sáng tạo của người vẽ.Bản vẽ có thể chưa thành công nhưng quan trọng là trải nghiệm sẽ cho người học kinh nghiệm của riêng mình.
Việc đánh giá không phải lúc nào cũng thông qua một tiêu chí hoặc nhận xét về một phần của công việc ,nó còn bao gồm cả quá trình đánh giá trong im lặng-đó là việc cầm lên một bài mẫu mực của HS trong lớp, nó ca ngợi tôn vinh những bài tốt nhất , nó ghi nhận bài học của học sinh có năng khiếu trong các bản tin của trường.Tất cả những hành động của giáo viên có thể xác nhận hoặc thay đổi ý kiến của học sinh  về khả năng của họ.Quá trình đánh giá trong im lặng này sẽ hình thành nên kinh nghiệm thẩm mỹ cho các em.
Đánh giá trong lớp không phải để so sánh ,phân loại HS hoặc để khuyến khích học sinh học tập chăm chỉ hơn. Mục đích lớn lao của đánh giá là trở  thành phương tiện thu thập chứng cứ cần thiết để điều chỉnh việc giảng dạy.Vì vậy có thể nói nó rất quan trọng .
Đánh giá chính thức, là nỗ lực có hệ thống của giáo viên để xác định những gì học sinh đã được học. Phần lớn các đánh giá trong môi trường giáo dục là chính thức. Thông thường, đánh giá chính thức được sử dụng kết hợp với các mục tiêu và mục tiêu đề ra vào đầu của một bài học. Đánh giá chính thức cũng khác  đánh giá không chính thức ở chỗ HS có thời gian để chuẩn bị trước.
Trong đánh giá thông qua sản phẩm hay phiếu bài tập , HS sẽ trả lời bằng văn bản cho các câu hỏi GV đưa ra. Thông thường, các đánh giá giấy bằng văn bản bao gồm :các câu hỏi để trả lời, các bài tập giải quyết vấn đề,phiếu tự đánh giá…. Đánh giá chính thức được sử dụng cho nhiều mục đích trong học tập tích hợp.VD như trong bài thường thức GV thiết kế một bài tập về phê bình nghệ thuật dạng bài tập này người ta gọi nó là bình luận có tính lý giải,như vậy HS không chỉ nâng cao kỹ năng viết mà còn giúp chúng làm sâu sắc hơn tính hiểu biết.
Về bản chất, những thông tin đánh giá  có thể được sử dụng ngay lập tức nhằm cải thiện hiệu suất của học sinh. HS sẽ thu được những kinh nghiệm và sự hiểu biết để cải thiện bản thân theo thời gian.
Tất nhiên mục tiêu của đánh giá bằng văn bản chính là tăng hiệu suất trong giờ học(nó rút ngắn thời gian giảng giải trước đây) và lòng tự trọng. Nó không phải đánh lừa rằng không có ai thất bại,nhưng sẽ làm cho HS tự nhận thấy được điểm yếu của mình và không có mặc cảm về sự thất bại ,từ đó khôi phục niềm tin ,HS sẽ muốn làm lại ,nơi mà mọi thứ đã làm sai.
Tuy nhiên, trong thời gian tới khi mà các giáo viên tiểu học phải tích hợp các môn học vào mục tiêu,nghệ thuật thường bị hạ thấp xuống hoặc được sử dụng như là một công cụ để xây dựng các năng lực. Và đây là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách và nền tảng kiến thức và tìm kiếm khả năng của mình. Trong giai đoạn này của giáo dục, học sinh có năng khiếu tự nhiên tỏa sáng như một ngọn hải đăng, để lại tất cả những học sinh khác với cảm giác không đạt tiêu chuẩn.
Tuy vậy Đánh giá ở bậc tiểu học vẫn cần những tiêu chí nghệ thuật đặt ra trong lớp học. Điều đó sẽ làm cho việc đánh giá hiệu quả và đơn giản hơn
Việc đánh giá ở tiểu học thông qua văn bản sẽ mang lại cảm giác không  nặng nề về việc phải chứng minh những gì HS thực sự biết.
*Đánh giá tổng kết hay phản hồi khá phức tạp. GV thuường sử dụng các hình thức đối thoại,so sánh và liệt kê để sắp xếp sự việc.Nó tuôn thủ những thuộc tính nội dung sau:
1.Có trọng tâm:tránh ý kiến cá nhân, tập trung vào các mục tiêu học tập, tập trung vào người học
2. So sánh :sử dụng khi so sánh với  tiêu chí đặt ra trong lớp học                  
3.Quá trình:chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong công việc
4. tích cực và mang tính xây dựng trong khi đưa ra đề xuất cải tiến
5. khách quan,rõ ràng để đảm bảo học sinh hiểu thông tin phản hồi của bạn
6. Mô tả nhưng không làm các công việc cho HS
7.Lựa chọn văn bản viết để giao tiếp tôn trọng đối với học sinh như một người học tích cực
*Bốn chiến lược để đánh giá tổng kết:
1.Thời gian :không mất quá lâu để đưa ra phản hồi
2. không chính xác tất cả mọi thứ hoặc viết quá nhiều, tập trung vào các mục tiêu học tập
3. Chọn phản hồi thích hợp: miệng, văn bản
 4.Đối tượng :Đánh giá cá nhân và cả nhóm hoặc nhóm nhỏ
Đánh giá còn là quá trình tự đánh giá và đánh giá ngang nhau
học sinh thường quá phụ thuộc vào phản hồi của người lớn,GV không thể ngày nào cũng đưa ra ý kiến đánh giá cần thiết để HS nỗ lực học tập. vì vậy tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau rất quan trọng,tăng cường ý kiến cá nhân của HS. HS luôn cần những nguồn thông tin khác nhau để đưa ra ý kiến phản hồi, lắng nghe ý kiến của người khác là một cách HS có thể hỗ trợ lẫn nhau để đưa ra ý kiến nhận xét ,thậm chí nó còn là một kim chỉ nam dẫn đến tự đánh giá chính mình.Thực tế không phải lúc nào HS cũng biết nên nói gì ,đồng thời họ cũng không tự giác muốn nói ra lỗi sai của mình,vì vậy GV đưa ra nhận xét hoặc gợi ý sẽ giúp ích rất nhiều cho HS ,giúp các em đưa ra suy nghĩ và nhận xét.Từ những ý kiến bi nhận xét và tự nhận xét HS đã học được rất nhiều điều.
       Tuy nhiên cơ hội để tất cả nói lên suy nghĩ của bản thân là không nhiều,vì vậy ở những lớp lớn lập một blog là cách tuyệt vời để tất cả cùng tham gia,cũng là một cách tương tác với phụ huynh hiệu quả.Khi đăng bạn có thể lưu ý
1. Trích một cái gì đó để gợi ý HS nhận xét.
2. Nêu ý kiến cá nhân cho toàn bài viết từ kinh nghiệm của riêng bạn.
3. Cuối cùng đưa ra một lời khen
 Một số kỹ thuật tự đánh giá và đánh giá ngang hàng là:
1.Học sinh đánh giá công việc của bạn
2.Đánh giá với tiêu chí
3.Yêu cầu HS đặt câu hỏi .xác định điểm yếu của nhóm
4.Tự đánh giá sự hiểu biết về chủ đề đang học
Đánh giá còn bao gồm cả quá trình GV tham gia để hỗ trợ HS hoàn thành các quy trình.
Điều quan trọng nhất về đánh giá là nó phải là một kinh nghiệm tích cực, cá nhân và các thông tin và nó sẽ làm cho người học muốn thử một lần nữa.
Tích cực - ở đây nghĩa là học sinh nên xem đánh giá như kinh nghiệm xây dựng  có lợi mà không phải là quá quan trọng hay khắc nghiệt
Cá nhân – nghĩa là đánh giá cần thấy rõ sự tiến bộ của riêng cá nhân của HS liên quan đến điểm khởi đầu của mình. Nó nên làm cho người học cảm thấy như tư vấn cá nhân về cách cải thiện, không chung chung hoặc mơ hồ. Đối với học sinh gặp khó khăn  nó cũng nên kín đáo và không nên công bố cho nhóm hoặc hiển thị trên các bức tường hay bảng tin,và cho phép học sinh thời gian để suy nghĩ và hành động dựa trên sự đánh giá. Chỉ cho họ cách để tự hỏi mình những câu hỏi đúng để cải thiện .

Mục đích của dạy mỹ thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo nên những người nghệ sĩ,mà để tạo nên những con người với những phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể thành công trong tương lai và hữu ích cho xã hội .Việc đánh giá trong mỹ thuật cũng cần vận dụng linh hoạt tất cả các hình thức phù hợp với mục tiêu đề ra chứ không chỉ chăm chăm vào các tiêu chí nghệ thuật trong lớp học hay đặt ra những cảm nhận đầy khiên cưỡng.Hãy luôn nhớ rằng :Quy trình mới là điều quan trọng nhất chứ không phải là sản phẩm.
Lê Thủy

No comments:

Post a Comment