Friday, November 3, 2017

GHI NHẬN Ở TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TRẺ 2011

GHI NHẬN Ở TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TRẺ 2011
Lê Thị  Thanh Thủy (Bài viết cũ 2011)
FeStivaL mỹ thuật trẻ năm nay là một sân chơi cho các nghệ sĩ trẻ với nhiều thể loại như điêu khắc , sắp đặt, trình diễn, hội họa…với 156 tác phẩm đến từ mọi miền của đất nước. Đi quanh một vòng triển lãm ta có thể nhận các nghệ sĩ trẻ luôn cố gắng phản ánh những vấn đề của xã hội, nó thể hiện ý thức của một người nghệ sĩ đối với cộng đồng  với nhiều hình thức thể hiện mới nhằm tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ riêng, xong khách quan mà nói chất lượng nghệ thuật năm nay chưa thực sự cao, những tác phẩm nổi bật vẫn là những cái tên quên thuộc trong giới và người yêu thích. Có lẽ vì tính trẻ nên hầu như các nghệ sĩ chưa tìm cho mình được những phong cách thể hiện riêng, vì vậy mà nó có cái na ná giống nhau giữa các tác phẩm, quanh quẩn với nhữngđề tài quen thuộc thiếu đi những tác phẩm có chiều sâu nội tâm của con người và đây đó vẫn còn những cóp nhặt chắp vá, vay mượn  trong tác phẩm vì thế mà thiếu đi vẻ sống động tự nhiên. Có một số tác phẩm vẫn còn non về kĩ thuật và cách nhìn ,một vài tác phẩm có độ chín và khôn ngoan trong cách thể hiện ,xây dựng bố cục nhưng lại hơi xơ cứng trong cảm xúc.Nhìn chung vẫn là một cuộc triển lãm giàu tính hiện thực ít nhiều thiếu đi sự táo bạo của tuổi trẻ,vì thế mà nó hơi già cỗi .Điểm nổi bật năm nay có lẽ là những tác phẩm sắp đặt và trình diễn và video art với những vấn đề về môi trường về con người …thể hiện những khát khao bứt phá trong nghệ thuật tạo được sự tương tác giữa người xem và tác phẩm. Chúng ta sẽ cùng dạo quanh khu triển lãm điểm qua một vài tác phẩm.
Tác phẩm “xẻ” của Nguyễn Hoàng Việt-Sắp đặt- giải khuyến khích .Nó đánh thức tới lương tri của con người, cho chúng ta một cảm nhận về đời sống của thiên nhiên, nỗi đau đớn khi bị con người tàn phá, tác giả muốn truyền lại cái cảm giác đó tới người xem để nói với chúng ta ,rừng là một phần của cuộc sống , hủy diệt nó nghĩa là chúng ta đang tàn phá  cuộc sống của chính mình, nỗi đau đớn của rừng ngày hôm nay chính là bất hạnh ngày mai mà chúng phải gánh .Tôi nhớ đến một câu khâu hiệu như thế này “rừng là một, cuộc sống là hai.Muốn đến hai chúng ta phải qua một”
“Tái tạo” sắp đặt giải nhì- Trần Tuấn Nghĩa .Được làm nên từ những thanh thép cũ thô cứng ,tác giả đã tạo nên một hiệu ứng có tính chuyển động, vững chắc-Một thông điệp cho sự phát triển mang tính bền vững
“Soi gương” Giải 3 sắp đặt –Trần Văn Thức.Một cô gái trẻ ăn vận đúng mốt đứng trước gương ,chiêm ngưỡng thân hình mình, tác phẩm như một lời nhắn nhủ hãy dành thời gian để nhìn vào bản thân mình. Bởi âu cũng chỉ có gương thì mới biết được mình xấu hay đẹp.
Tác phẩm “Mơ” của Lê Trần Anh Tuấn-sơn dầu giải 3. Vẫn là cái motip quen thuộc của anh, những cô gái thị thành phiêu bồng trong những giấc mơ, hay người ta vẫn thích sống trong thế giới mơ tưởng của mình!
Phế thải-Đặng Xuân Hùng
Đằng sau đời sống xã hội-Hoàng Huy Vàng .Là một trong rất ít các tác phẩm trừu tượng tại triển lãm lần này, những nhát màu dày cộm va đập tưởng chừng như vô thức ,trong một tổ hợp hỗn độn tạo nên những sắc thái tức tưởi, như một hợp âm gay gắt,tạo nên một hiệu quả thị giác hư ảo p.Đằng sau đời sống xã hội là gì? Là những ảo ảnh mà chúng ta đi tìm, là những âm thanh chói tai của hiện thực, là những điều nằm sâu bên trong lớp vỏ bên ngoài của cuộc sống và tất cả những điêu này , chúng ta chỉ có thể nhận thấy khi chúng ta tĩnh lặng trước những cái xô bồ, thoáng qua.
“Chấn thương số 2” sơn dầu-giải khuyến khích của Nguyễn Duy Mạnh. Những tác phẩm của duy mạnh mang tính siêu thực ,tác phẩm là một hình tượng lực lưỡng như  người máy đầy thương tích khuyết tật , tạo nên một sự ám ảnh , bàn tay của người đàn ông chỉ vào biển số xe nằm ở góc nhà, như một sự cảnh báo về một thực trạng đang tồn tại, một mối nguy hiểm đang rình rập.Tuy nhiên tôi thấy tác phẩm này có phần khô cứng, nên không thực sự thích thú cho lắm
Cống ngầm-sơn dầu tổng hợp-giải khuyến khích của Phạm Minh Tùng. Những con cá bị giàn khoan chém với nhiều vết thương trên mình, để tạo nên chất sắt thép tác giả đã dùng giấy phủ lên đấy một lớp sơn dầu ,kết quả là tạo ra sự gân guốc nổi bật trên một tông màu đỏ vàng ,làm tăng cảm giác nguy hiểm ,kịch tính cho tác phẩm.tôi nghĩ tác phẩm đặt ra vấn đề lợi ích của con người trước thiên nhiên,làm thế nào để chúng ta có thể dung hòa giữa năng lượng và thân thiện với môi trường. Đó là một vấn đề rất lớn của loài người trong thế kỉ XXI .
Trái đất xanh-video sắp đặt của Lê Trần Hậu Anh-giải nhất.
Rời khỏi trung tâm triển lãm Vân Hồ bỗng nhiên tôi lại nhớ đến một câu thơ của nhà thơ Huy Cận “Quanh quẩn mãi cũng chỉ vài ba dáng điệu/tới hay lui cũng chừng ấy mặt người” ở một mặt nào đó có lẽ nó cũng tương đối phù hợp .
Bữa cơm gia đình-Lê Thị Quế Châu
36 thứ chim- Thái Nhật Minh
Chiều khác-Lương Trung
Đời người con gái-Triệu Khắc Tiến
Tĩnh lặng-Nguyễn Thế Dung
“Cuộc sống du học” (Giải Nhì), đồ họa, Nguyễn Quang Vinh
“Giấc mơ”, (Giải Hội MT), sơn dầu, Nguyễn Văn Thành.
“Những con chim” (Giải Hội MT), (55 x 55 x 178cm) nhôm đúc, đồng đúc, sắt hàn, sợi chỉ, Thái Nhật Minh
“Tượng mồ” (Giải Hội MT), tranh với chất liệu tổng hợp, Nguyễn Thị Tú Quyên
“Nỗi ám ảnh trong lòng thành phố” (Giải Hội MT), sơn dầu, Bùi Thanh Tâm.
“Phận” (Giải Hội MT), sơn dầu, Đặng Vũ Hà.

No comments:

Post a Comment