Wednesday, November 29, 2017

Tập phối màu -Dành cho học sinh tiểu học

Tặng các bạn nhỏ yêu thích nghệ thuật cuốn "Tập phối màu " cô Thủy làm dành cho học sinh tiểu học,nhưng thực ra các bạn trung học cơ sở cũng có thể sử dụng! Cuốn sách gồm 16 trang bao gồm các thông tin về màu sắc,nguyên tắc phối màu,các tác phẩm và thông tin ngắn gọn về các nghệ sĩ! Cuốn này phù hợp cho các bạn từ 8 tuổi trở lên!Hôm nào rảnh cô sẽ tặng các bạn cuốn tìm hiểu về Vincent Vangogh cô soạn cho các bạn tiểu học!Các bạn down tại đường link sau:

https://drive.google.com/file/d/1QDFUWFxggmWqp-_dBDm8IOoyWc-3TYQK/view?usp=sharing










Monday, November 13, 2017

File nhạc-Cho quy trình vẽ theo nhạc

https://drive.google.com/file/d/1X6mGOH1WX7mZAhIufUVgSnu3DCEE-GmS/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1_VYk_NY63oDgJmdhbWifVqHKLAE2XWvh/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1Cp224LvFIOWxirp5DX3vEph0WsNXRvEe/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1luGi5TV9_GrFAYpq40i3wbZHidoBPuOU/view?usp=sharing

ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM QUA MÔN NGHỆ THUẬT Ở BẬC TIỂU HỌC

ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM
QUA MÔN NGHỆ THUẬT Ở BẬC TIỂU HỌC



Nếu như đánh giá trong giáo dục nghệ thuật chính thống bao giờ cũng là sự kết hợp của hai hình thức :Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức thì đối với dạy học trải nghiệm qua môn nghệ thuật gần như không có đánh giá chính thức.

Mô hình dạy học trải nghiệm tập trung vào học sinh được cho là có nhiều tiềm năng và sự sáng tạo dựa trên nền tảng lý thuyết mới về trí não của con người và sự hình thành biểu tượng của trẻ.Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường học tập và bối cảnh trong đó học tập diễn ra.

Bản chất dạy học tập trung vào quy trình hơn sản phẩm ,kinh nghiệm hơn nội dung đã quyết định cách thức đánh giá của mô hình dạy học này.

Như chúng ta đã biết ,đánh giá không chính thức chủ yếu dựa vào sự quan sát của giáo viên thông qua quá trình hoạt động nhằm cung cấp cho giáo viên cái nhìn sâu sắc về kỹ năng ,khả năng ,hành vi thái độ,sự hợp tác…..chúng rất khó có thể đo lường và chứng minh, điều này làm cho việc đánh giá kết quả học tập khó khăn hơn.

Đành rằng kết thúc mỗi chủ đề chúng ta luôn có sản phẩm để trưng bày nhưng nó ít khi mang tính kỹ thuật cá nhân mà phần lớn là kết quả của sự hợp tác và trở thành sản phẩm mang tính cộng động, nó chú trọng đến khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo hơn là tính thẩm mỹ với những tiêu chí nghệ thuật đặt ra.

Đó là lí do mà trong mô hình dạy học nghệ thuật mới không có giờ học nào là thất bại mà chỉ có trải nghiệm mà thôi. Cố nhiên nó đòi hỏi một sự tin tưởng vào năng lực của giáo viên.

Có hai kỹ năng mà chúng ta nhấn mạnh đến đó là:kỹ năng hợp tác và giao tiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ kết thúc mỗi chủ đề ,ta lại mời đại diện đứng lên thuyết trình sản phẩm,việc thuyết trình chỉ hữu ích khi nó giúp trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua chủ đề, giúp trẻ nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình mục đích là để trẻ khắc sâu kiến thức,hình thành tư duy phản biện,tạo nên những người công dân dân chủ,chính vì vậy kỹ năng này được sử dụng trong quá trình các con điều tra khám phá chủ đề chứ không nhất thiết phải luôn thể hiện ở cuối chủ đề.

Bản chất dạy học thông qua làm,học qua chơi khiến cho việc đánh giá của nó phải dựa vào cả quá trình làm việc và gần như không tồn tại dưới dạng văn bản .Đây là lí do mà trong đánh giá dạy học trải nghiệm chúng ta chỉ tập trung vào các hoạt động là chủ yếu chứ không phải sản phẩm, nói “quy trình không sản phẩm” là ý đó.

Với rất nhiều quan điểm dạy học khác nhau dạy học trải nghiệm qua môn nghệ thuật dẫu được dựa trên nền tảng lý thuyết học tập kinh nghiệm của Jond Deway vẫn thiếu một nền tảng lý luận chuyên nghành chuyên biệt và điều đó khiến cho nó khó khăn hơn,thiếu cơ sở khoa học hơn.Mỗi chủ đề được coi như là một dự án nghệ thuật nhỏ để khám phá thế giới xung quanh hơn là những thông tin kiến thức về nghệ thuật.

Vậy làm thế nào để đánh giá kết quả học tập và khả năng của trẻ ?cũng như giờ dạy của giáo viên?

Đánh giá học tập dẫu trong bất cứ quan điểm dạy học nào thì mục đích của nó vẫn là để  cải thiện thành tích ,giúp trẻ trải nghiệm và khám phá bản thân.Dạy học tập trung vào quy trình giáo viên đóng vai trò là người tổ chức ,quan sát và can thiệp kịp thời với nhiều vai trò khác nhau dựa trên tiến trình tự nhiên của bài học .

Chính vì vậy việc đánh giá dựa vào quy trình thường được nhìn nhận dưới các hình thức sau:
- Thông qua hình ảnh quá trình làm việc để bạn có thể quan sát được tất cả các hoạt động của mỗi học sinh.
- Ghi âm hoặc quay lại những ý kiến hay trình bày của học sinh để có cái nhìn sâu sắc hơn.
- Sản phẩm của học sinh là sự phản ánh của những biểu hiện sáng tạo.
- sao chép những câu hỏi của học sinh  để hiểu nhu cầu của trẻ.
- Bản đồ tư duy hợp tác phản ánh tư duy lo zich của trẻ
- Những hiểu biết kết nối đến chủ đề học để tăng hứng thú tìm hiểu
- Những ý tưởng mới được hình thành phản ánh sự sáng tạo
- Nhắc nhở  hành vi trong quá trình học
- là sự tích cực khi tham gia các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
- kể câu chuyện học tập bằng tranh hoặc nói- những khoảnh khắc ấn tượng,quan trọng trong quá trình thực nghiệm khám phá,hoặc kể lại những sự kiện theo thứ tự giúp các con hình thành những kinh nghiệm mới.
- Hợp tác với các giáo viên khác, cha mẹ, để phân tích, phân loại và đánh giá việc học
- xem lại bài học để xây dựng và củng cố kiến thức ,kỹ năng
- Quan sát và ghi chép chính xác khi học sinh giao tiếp với nhau nó phản ánh khả năng hợp tác và cách giải quyết vấn đề của các con.
- Đánh giá học sinh trong bất kỳ môi trường nào nó thể hiện kiến thức đã có,phong cách học,kỹ năng….
- Những tài liệu học tập cần có trong chủ đề, trưng bày nó mời mọi người cùng đọc ,giúp các em hiểu rằng mọi câu hỏi đều có câu trả lời bằng một cách nào đó.

Tất cả những hình thức này đều được phản ánh trong thực tiễn bài học của giáo viên ,trong đó thậm chí ghi lại cả những sai lầm mà giáo viên mắc phải trong quá trình trải nghiệm cũng như những tài liệu đã hình thành nên ý tưởng của bài học.

                                                                                  13/11/2017-Lê Thủy
Bạn có thể đọc bài viết liên quan ở đường link sau:


Friday, November 3, 2017

GHI NHẬN Ở TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TRẺ 2011

GHI NHẬN Ở TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TRẺ 2011
Lê Thị  Thanh Thủy (Bài viết cũ 2011)
FeStivaL mỹ thuật trẻ năm nay là một sân chơi cho các nghệ sĩ trẻ với nhiều thể loại như điêu khắc , sắp đặt, trình diễn, hội họa…với 156 tác phẩm đến từ mọi miền của đất nước. Đi quanh một vòng triển lãm ta có thể nhận các nghệ sĩ trẻ luôn cố gắng phản ánh những vấn đề của xã hội, nó thể hiện ý thức của một người nghệ sĩ đối với cộng đồng  với nhiều hình thức thể hiện mới nhằm tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ riêng, xong khách quan mà nói chất lượng nghệ thuật năm nay chưa thực sự cao, những tác phẩm nổi bật vẫn là những cái tên quên thuộc trong giới và người yêu thích. Có lẽ vì tính trẻ nên hầu như các nghệ sĩ chưa tìm cho mình được những phong cách thể hiện riêng, vì vậy mà nó có cái na ná giống nhau giữa các tác phẩm, quanh quẩn với nhữngđề tài quen thuộc thiếu đi những tác phẩm có chiều sâu nội tâm của con người và đây đó vẫn còn những cóp nhặt chắp vá, vay mượn  trong tác phẩm vì thế mà thiếu đi vẻ sống động tự nhiên. Có một số tác phẩm vẫn còn non về kĩ thuật và cách nhìn ,một vài tác phẩm có độ chín và khôn ngoan trong cách thể hiện ,xây dựng bố cục nhưng lại hơi xơ cứng trong cảm xúc.Nhìn chung vẫn là một cuộc triển lãm giàu tính hiện thực ít nhiều thiếu đi sự táo bạo của tuổi trẻ,vì thế mà nó hơi già cỗi .Điểm nổi bật năm nay có lẽ là những tác phẩm sắp đặt và trình diễn và video art với những vấn đề về môi trường về con người …thể hiện những khát khao bứt phá trong nghệ thuật tạo được sự tương tác giữa người xem và tác phẩm. Chúng ta sẽ cùng dạo quanh khu triển lãm điểm qua một vài tác phẩm.
Tác phẩm “xẻ” của Nguyễn Hoàng Việt-Sắp đặt- giải khuyến khích .Nó đánh thức tới lương tri của con người, cho chúng ta một cảm nhận về đời sống của thiên nhiên, nỗi đau đớn khi bị con người tàn phá, tác giả muốn truyền lại cái cảm giác đó tới người xem để nói với chúng ta ,rừng là một phần của cuộc sống , hủy diệt nó nghĩa là chúng ta đang tàn phá  cuộc sống của chính mình, nỗi đau đớn của rừng ngày hôm nay chính là bất hạnh ngày mai mà chúng phải gánh .Tôi nhớ đến một câu khâu hiệu như thế này “rừng là một, cuộc sống là hai.Muốn đến hai chúng ta phải qua một”
“Tái tạo” sắp đặt giải nhì- Trần Tuấn Nghĩa .Được làm nên từ những thanh thép cũ thô cứng ,tác giả đã tạo nên một hiệu ứng có tính chuyển động, vững chắc-Một thông điệp cho sự phát triển mang tính bền vững
“Soi gương” Giải 3 sắp đặt –Trần Văn Thức.Một cô gái trẻ ăn vận đúng mốt đứng trước gương ,chiêm ngưỡng thân hình mình, tác phẩm như một lời nhắn nhủ hãy dành thời gian để nhìn vào bản thân mình. Bởi âu cũng chỉ có gương thì mới biết được mình xấu hay đẹp.
Tác phẩm “Mơ” của Lê Trần Anh Tuấn-sơn dầu giải 3. Vẫn là cái motip quen thuộc của anh, những cô gái thị thành phiêu bồng trong những giấc mơ, hay người ta vẫn thích sống trong thế giới mơ tưởng của mình!
Phế thải-Đặng Xuân Hùng
Đằng sau đời sống xã hội-Hoàng Huy Vàng .Là một trong rất ít các tác phẩm trừu tượng tại triển lãm lần này, những nhát màu dày cộm va đập tưởng chừng như vô thức ,trong một tổ hợp hỗn độn tạo nên những sắc thái tức tưởi, như một hợp âm gay gắt,tạo nên một hiệu quả thị giác hư ảo p.Đằng sau đời sống xã hội là gì? Là những ảo ảnh mà chúng ta đi tìm, là những âm thanh chói tai của hiện thực, là những điều nằm sâu bên trong lớp vỏ bên ngoài của cuộc sống và tất cả những điêu này , chúng ta chỉ có thể nhận thấy khi chúng ta tĩnh lặng trước những cái xô bồ, thoáng qua.
“Chấn thương số 2” sơn dầu-giải khuyến khích của Nguyễn Duy Mạnh. Những tác phẩm của duy mạnh mang tính siêu thực ,tác phẩm là một hình tượng lực lưỡng như  người máy đầy thương tích khuyết tật , tạo nên một sự ám ảnh , bàn tay của người đàn ông chỉ vào biển số xe nằm ở góc nhà, như một sự cảnh báo về một thực trạng đang tồn tại, một mối nguy hiểm đang rình rập.Tuy nhiên tôi thấy tác phẩm này có phần khô cứng, nên không thực sự thích thú cho lắm
Cống ngầm-sơn dầu tổng hợp-giải khuyến khích của Phạm Minh Tùng. Những con cá bị giàn khoan chém với nhiều vết thương trên mình, để tạo nên chất sắt thép tác giả đã dùng giấy phủ lên đấy một lớp sơn dầu ,kết quả là tạo ra sự gân guốc nổi bật trên một tông màu đỏ vàng ,làm tăng cảm giác nguy hiểm ,kịch tính cho tác phẩm.tôi nghĩ tác phẩm đặt ra vấn đề lợi ích của con người trước thiên nhiên,làm thế nào để chúng ta có thể dung hòa giữa năng lượng và thân thiện với môi trường. Đó là một vấn đề rất lớn của loài người trong thế kỉ XXI .
Trái đất xanh-video sắp đặt của Lê Trần Hậu Anh-giải nhất.
Rời khỏi trung tâm triển lãm Vân Hồ bỗng nhiên tôi lại nhớ đến một câu thơ của nhà thơ Huy Cận “Quanh quẩn mãi cũng chỉ vài ba dáng điệu/tới hay lui cũng chừng ấy mặt người” ở một mặt nào đó có lẽ nó cũng tương đối phù hợp .
Bữa cơm gia đình-Lê Thị Quế Châu
36 thứ chim- Thái Nhật Minh
Chiều khác-Lương Trung
Đời người con gái-Triệu Khắc Tiến
Tĩnh lặng-Nguyễn Thế Dung
“Cuộc sống du học” (Giải Nhì), đồ họa, Nguyễn Quang Vinh
“Giấc mơ”, (Giải Hội MT), sơn dầu, Nguyễn Văn Thành.
“Những con chim” (Giải Hội MT), (55 x 55 x 178cm) nhôm đúc, đồng đúc, sắt hàn, sợi chỉ, Thái Nhật Minh
“Tượng mồ” (Giải Hội MT), tranh với chất liệu tổng hợp, Nguyễn Thị Tú Quyên
“Nỗi ám ảnh trong lòng thành phố” (Giải Hội MT), sơn dầu, Bùi Thanh Tâm.
“Phận” (Giải Hội MT), sơn dầu, Đặng Vũ Hà.

SINH VIÊN LÀM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

SINH VIÊN LÀM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
Lê Thị Thanh Thủy
 Nghệ thuật đương đại chưa bao giờ được đào tạo một cách bài bản trong nhà trường, các nghệ sĩ làm nghề chủ yếu là tự mày mò tìm tòi trên sách báo và mạng.Dự án thực nghiệm nghệ thuật Sắp đặt và Video art ra đời với mục đích bước đầu thử nghiệm việc áp dụng giảng dạy và thực hành nghệ thuật Sắp đặt và Video art cho sinh viên trong nhà trường của trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam, nhằm bổ sung một số kiến thức về nghệ thuật đương đại.Quá trình diễn ra Dự án và thực hiện tác phẩm được triển khai từ ngày 15. 8. 2011 cho đến ngày 15. 12. 2011 qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thực hiện tuyển chọn sinh viên tham gia Dự án, bước đầu thử nghiệm với sinh viên các Khoa Hội họa và Lịch sử Mỹ thuật thông qua bài thi trắc nghiệm và bài viết đánh giá tư duy.
Giai đoạn 2: Tìm hiểu nghệ thuật Sắp đặt và Video art thông qua các tài liệu tham khảo song song với việc thực hiện một số bài tập lý thuyết về phương pháp thực hiện tác phẩm và phát triển ý tưởng.
Giai đoạn 3: Thực hiện bài tập thực hành phác thảo và phát triển ý tưởng tác phẩm theo chủ đề đồng thời tham dự vào một số buổi giới thiệu tác phẩm tham khảo và gặp gỡ nghệ sĩ khách mời.
Giai đoạn 4: Tiến hành lên ý tưởng tác phẩm triển lãm, chính thức phát triển và hoàn thiện tác phẩm thông qua những buổi trao đổi trực tiếp với giảng viên hướng dẫn.
Nghệ thuật Đương đại bao gồm mọi dòng chảy nghệ thuật đang hiện diện trong khoảng thời gian gần đây trong đó có sắp đặt, trình diễn, videoart…Nó là tấm gương phản ánh những khủng hoảng trong lòng xã hội sau hai cuộc đại chiến thế giới ở Châu Âu.Những giá trị bất biến của nghệ thuật giá vẽ kinh điển giờ đây đã trở nên lỗi thời trước hiện thực ngẫu nhiên và khắc nghiệt của cuộc sống, nghệ thuật đương đại phản ánh những vấn đề mà người nghệ sỹ không thể chuyển tải hết bằng tranh, đó là gì? đó là những phản ứng tinh thần của con người trước những khoảng trống của xã hội, người ta nghi hoặc  những giá trị về đạo đức ,lòng tin,môi trường nhân văn bị khủng hoảng, môi trường sinh thái đang bị hủy diệt,con người cảm thấy hoang mang, lo sợ bởi sự nhỏ nhoi của mình trước cuộc đời, trước cái vô tình của số phận, vậy là hiện thực khách quan trở nên méo mó, biến dạng trong lăng kính chủ quan của mỗi cá thể.Người nghệ sỹ giờ đây không còn là người chỉ ra cho chúng ta những quy luật, mà trở thành người dẫn dắt đưa chúng ta đi trên con đường tìm những chân lý của riêng mình.Đây cũng có thể coi là tinh thần chung của nghệ thuật đương đại
Installtion Art ra đời những năm 70 ở Châu Âu trong bối cảnh xã hội hiện đại không ngừng thay đổi đó là dấu hiệu của một nền dân chủ phát triển, nghệ thuật sắp đặt coi trọng cảm nhận của người xem chứ không đóng khung tình cảm trong một quan niệm cứng nhắc nào đó, nó thể hiện sự tương tác giữa tác phẩm nghệ thuật và khán giả bằng tất cả các giác quan,như vậy người xem vừa là người thưởng thức ,vừa là người tham gia trực tiếp khám phá,diễn dịch tác phẩm thông qua ý đồ của tác giả, hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về nghệ thuật sắp đặt, có thể hiểu nôm na đó là một loại hình sử dụng các chất liệu khác nhau trong không gian ,qua sự lắp đặt theo ý đồ của tác giả cho chúng ta những trải nghiệm nghệ thuật mới khác với hội họa giá vẽ truyền thống
Video Art là một loại hình nghệ thuật dựa trên cơ sở các hình chuyển động(nghe và nhìn) nó khác với phim ảnh ở chỗ là nó hoàn toàn tự do trong cách thể hiện mà không theo một quy ước nào hay những logich hấp dẫn ,li kỳ như điện ảnh ,nó mang lại cho chúng ta những thông tin, sự kiện, những cảm xúc đa dạng, những ý tưởng, suy tư về cuộc sống đương thời để mang lại cho người xem một thông điệp nào đấy. Loại hình nghệ thuật này gồm có hai dòng rõ rệt:Kênh đơn và sắp đặt
Kênh đơn nó gần với ý tưởng vô tuyến truyền hình.Còn sắp đặt thì thường được đặt trong một môi trường với một đoạn video tách biệt hoặc kết hợp với điêu khắc
Để các bạn dễ hình dung tôi xin nói thêm một chút về Nghệ thuật trình diễn .Đó là” loại hình nghệ thuật được trình bày bằng cơ thể người nghệ sỹ trong một khoảng thời gian không gian nhất định, trong đó sự giao lưu tương tác giữa nghệ sỹ và khán giả là yếu tố củ chốt quan trọng. Performance art là sự kết hợp của rất nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn như sân khấu ,âm nhạc, múa, đan xen nhiều phong cách sáng tạo nghệ thuật khác nhau trong đó có nghệ thuật khái niệm, video, sắp đặt, âm nhạc ,nhiếp ảnh…Nếu những yếu tố này tách riêng thì tác phẩm không được coi là Nghệ Thuật Trình Diễn”(pgs-ts Lưu khánh Thơ)
Các tác phẩm trong triển lãm ,chủ yếu là những tác phẩm với qui mô nhỏ mạng đậm chất tự sự cá nhân song qua đó đã đem đến cho người xem những thông điệp ,những suy tư, những trải nghiệm thú vị về những gì đang diễn ra trong cuộc sống.
Những tác phẩm không có tựa đề và tác giả mà được đánh dấu bằng các con số trong một bố cục của khu triển lãm khá là thú vị đưa ta đi trên một con đường với một không gian nghệ thuật nhiều cung bậc cảm xúc của những kí ức ,suy tư và thực tại .Tác phẩm mà tôi dùng lại lâu nhất được đánh dấu bởi con số 8 ,nó gợi cho tôi liên tưởng đến cây chuông gió với những âm thanh leng keng khi mùa thu về ,gọi dậy cái nỗi buồn muôn thủa trong lòng người, lại gần giống như một chiếc đèn rực rỡ sắc màu của kỉ niệm.màu trắng tinh khôi của tuổi thơ, màu xanh của những điều đẹp đẽ,màu tím của những kí ức buồn, màu đỏ của những tháng ngày dữ dội đã đi qua, trên mỗi vòng tròn được đánh số như những dấu hằn của kí ức không thể phai mờ,nó không được đánh dấu theo một thứ tự logich thông thường mà được đảo lộn,như những khoảnh khắc của quá khứ hiện về trong những thời điểm khác nhau,đó là những lát cắt của quá khứ ,những thứ dệt nên cuộc đời của bạn. Cuộc đời của mỗi con người dành bao nhiêu thời gian để hoài niệm? có lẽ là 2 phần 3, tôi luồn vào chiếc lồng đó ,nó xoay quanh tôi, trôi qua như thước phim lịch sử quí giá mà tác giả đã trân trọng,dạt dào như những cơn mưa cảm xúc…
Tác phẩm video sắp dặt này vẽ ra lộ trình của một đời người, đời người không biết có bao nhiêu cái bến để đi qua , cái hay của tác giả đó là đã chỉ ra cho bạn cái bến đỗ cuối cùng mà chúng ta đi đến đó là thiên đường .Phải !đó là nơi bạn kết thúc lộ trình của đời mình, sau tất cả những ước mơ, thực tại và quá khứ phủ kín đeo bám cuộc đời, tất cả chúng ta đều như thế và cứ thế nó quay vần như một quy luật, trong không gian ấy là một videoclip tượng trưng cho những trạng thái mà chúng ta đã trải qua kẻ mệt mỏi ,người mong chờ ,lúc thì xô bồ, lúc thì ngủ quên,khi sẵn sàng khi thì nhẫn nại….
Tôi rất thích hình ảnh của con lật đật, bởi sau những va đập nó luôn luôn đứng vững.....
Tác phẩm này khiến tôi nghĩ dến ý tưởng“Đời người-Đời cây” bồi đắp cho nó là những lớp trầm tích ,không gì khác mà chính là những gì chúng ta đã trải qua và gìn giữ…
Tác phẩm soi rọi vào những góc khuất của cuộc sống khi màn đêm buông xuống, một mảng màu tối của những lo toan cơm áo gạo tiền trên những vỉa hè của đường phố  chốn đô thị , nó phản cuộc sống của những người lao động thu nhập thấp.Hãy ngắm nhìn và suy ngẫm để biết được cuộc sống là gì?
“ÔI những cái bóng đêm lầm lũi
Trong đêm tối tôi mò mẫm bước đi
Ánh sáng thấp thoáng …
Tôi rải những bước chân…
Từng bước…
Từng bước…
Sao chưa thấy tới
Ngụp lặn trong màu của đêm
Những bóng người..đang bước qua tôi…
Đi tìm hi vọng…
Bước qua sợi dây này là chết, ở ngoài sợi dây là sự sống “ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải biết vượt qua mọi ranh giới mà thôi”(mùa lạc)
Tác phẩm này khiến tôi nhớ đến trò chơi đi tìm kho báu cái thời còn niên thiếu, trong caí mớ tơ vò đó bạn phải tìm cho mình một con đường ,nó sẽ dẫn bạn đến với lời giải của bí mật được cất giấu.Mỗi ổ khóa cũng giống như một đoạn đường của đời người với những chồng chất, móc nối của các vấn đề,Trong hành trìnhđó những gì chúng ta cho đi, những gì chúng ta nhận lại và những được mất như một quy luật tất yếu để ta trưởng thành,những trải nghiệm mà chúng ta sẵn sàng khám phá chính là món quà tuyệt vời nhất của tạo hóa
Cuộc sống như những khối rubic nhiều màu, mỗi người là một mảng màu trên đó, nóng hay lạnh buồn hay vui…tốt hay xấu ,hạnh phúc hay bất hạnh ! mọi giá trị cuộc sống đều do thái độ con người quyết định mà thôi…
Hãy cùng bước vào thế giới tuổi thơ của tác giả,để cùng khép lại vào mở ra những trang kí ức,tắm đẫm trong dòng sữa mát lành của văn hóa dân gian.
Vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp hình thức không tự nhiên mà có được.....vẻ đẹp thực sự của con người bao giờ cũng cần được chăm sóc ,nuôi dưỡng,nâng niu
Mọi con đường đến với ý thức đều qua đi qua đôi mắt.Bạn thấy điều gì từ cuộc sống?
Dười con đường này là những hạt hướng dương.
“Con đường của thành công không rải đầy hoa
Cuộc sống cho ta những hạt giống
Để bạn tự tay mình gieo xuống
Dưới ánh mặt trời…
Vươn lên…
khoe sắc …”
Các tác phẩm như những lời tâm sự  dễ thương, nhẹ nhàng gửi đến người xem.Hãy đến và trải nghiệm tại vietart centre 42 yết kiêu-hà nội