Cho đến nay mô hình dạy nghệ thuật theo Đan Mạch đã được phổ cập trên toàn quốc.Đây là một mô hình hay,bài viết này là để chia sẻ với mọi người những thắc mắc trong mô hình hình dạy học mới theo quan điểm mang tính cá nhân.
Qua bộ sách DẠY - HỌC MĨ THUẬT theo định hướng phát triển năng lực cấp Tiểu học xuất bản năm học 1016-2017 vừa ra ,theo tôi tinh thần mà mô hình này hướng tới là một thế giới hòa bình ,hợp tác ,tập trung vào khả năng giao tiếp và tính sáng tạo.Chúng ta gọi nó là dạy học theo định hướng phát triển năng lực!Thế nào là phát riển năng lực? Phát triển năng lực là khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng vào việc giải quyết vấn đề.Với tinh thần sáng tạo mục tiêu của phương pháp này là sử dụng các quy trình trong nghệ thuật để thể hiện ý tưởng, suy nghĩ của mình bằng cách hoạt động nhóm.Các chủ đề thường gần gũi và không nặng tính vấn đề, cách tiếp cận chủ đề cũng khá nhẹ nhàng thiên về trải nghiệm sáng tạo,giáo viên đưa ra một vấn đề và hỏi học sinh cái mà các bạn quan tâm từ đó các nhóm sẽ phát triển theo những hướng khác nhau ,giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi cũng như tài liệu để các bạn khám phá (Tài liệu ở đây chính là các quy trình và vật liệu đã được chuẩn bị trước) ,thể hiện nó thành ý tưởng.Học sinh được tự do lựa chọn vật liệu cũng như hình thức thể hiện khác nhau, vì vậy kế hoach bài học thường dài và không cần một giáo án định sẵn (Thay vào đó là một kế hoạch bài học ngắn ngọn,mang tính mở)mà nó diễn ra theo diễn tiến tự nhiên của học sinh,như vậy giáo viên đóng vai trò là người quan sát,định hướng,một giờ học theo đó sẽ rất tự do,học sinh sẽ trở thành đối tượng hoạt động chính,và giáo viên trở thành một nhà tư vấn hơn là một người truyền thụ kiến thức.Thông qua 7 quy trình được lặp đi lặp lại từ lớp một đến lớp 5 các em được trải nghiệm vẽ,viết ,biểu diễn ,làm mô hình…,học sinh có cơ hội khám phá,quan sát ,thảo luận để thể hiện suy nghĩ của mình qua sản phẩm ,hơn là để chứng minh sự hiểu biết.Vậy nó cần cái gì để vận hành và dạy nghệ thuật theo mô hình Đan Mạch có những đặc điểm gì?
Có 3 cái cần không thể thiếu, trong đó môi trường được coi là yếu tố quan trọng nhất,môi trường ở đây chính là môi trường trải nghiệm,môi trường hoạt động và những vật liệu cần thiết cho chủ đề,Nguyên vật liệu phải luôn luôn sẵn sàng,một giờ học theo mô hình này nếu thiếu nguyên vật liệu thì không thể tiến hành được.
Cái cần thứ hai chính là sự thích ứng của giáo viên với những ý tưởng của học sinh để có thể giúp chúng hoàn thiện.
Cái cần thứ ba chính là chủ đề bài học,và các chủ đề thì phải rất gần gũi dễ hiểu, bởi mô hình này không đi sâu vào việc chứng minh sự hiểu biết.
Người ta gọi phương pháp dạy học mới này là dạy học tập trung vào quy trình chứ không phải là sản phẩm.Nó thể hiện ở những đặc điểm chính sau:
-Không có hướng dẫn từng bước cụ thể của giáo viên (Điều đó không có nghĩa là giáo viên không trình diễn một vài kỹ thuật)
-Không có mẫu để trẻ làm theo.
-Không có đúng hay sai mà mục đích là để khám phá và sáng tạo
-Không tập trung vào sản phẩm mà quan trọng là kinh nghiệm sẽ có được sau trải nghiệm các quy trình
-Không xây dựng ý tưởng bằng mẫu và mô hình có sẵn
Bạn sẽ thắc mắc với học sinh tiểu học,khả năng tưởng tượng còn thấp thì làm sao có thể sáng tạo? Hãy nhớ rằng bản chất của mô hình dạy học này không phải là sản phẩm để làm vừa lòng chúng ta,chính bản thân vật liệu và phương thức của các quy trình là công cụ để giúp trẻ thúc đẩy sự liên tưởng và tưởng tượng,nghĩa là nó sẽ cho các em những kinh nghiệm sau những thành công và cả thất bại,và kinh nghiệm thì không thể hình thành nếu áp đặt,kinh nghiệm không thể hữu dụng trong một môi trường căng thẳng,đó là lí do vì sao các giờ học theo mô hình này đều rất thư giãn .
Các quy trình nghe có vẻ phức tạp nhưng việc vận dụng nó như thế nào,ở mức độ nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của giáo viên để phù hợp với học sinh của mình,7 quy trình được xem là các công cụ của người giáo viên để phát triển các chủ đề và học sinh là người trải nghiệm nó mà không biết điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo.Cũng như mô hình văn hóa và nghệ thuật của Hàn Quốc ,yếu tố nghệ thuật ở đây không phải là mục đích chính,nhưng việc hiểu các giai đoạn phát triển nghệ thuật của trẻ sẽ giúp chúng ta linh động hơn trong việc lựa chọn nó cho các chủ đề.Ví dụ với quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện chúng ta có thể sử dụng cho các lớp 1 và 2 trong đó yêu cầu về sắp xếp không gian chưa thực sự cần thiết mà chủ yếu để các em tái tạo hình ảnh và kể những câu chuyện của riêng mình.
Với quy trình vẽ biểu cảm thì bạn có thể sử dụng cho tất cả các lớp,nhưng với đối tượng học sinh trường tôi thì tôi chỉ dừng lại ở trải nghiệm như một kỹ thuật.
Với quy trình vẽ theo âm nhạc tôi chỉ dừng lại giúp các em cảm nhận hình ảnh và màu sắc cũng như sự vận động của tay và cơ thể.
Với quy trình xây dựng cốt truyện tôi sử dụng cho khối 4,5 khi mà các em đã hình dung và hình thành cho mình khái niệm về không gian 3 chiều :Trước ,giữa và sau.
Quy trình tạo hình 3D tiếp cận chủ đề có thể sử dụng cho tất cả các khối lớp ,từ đó các em hình thành cho mình một khái niệm thế nào là một mô hình kiến trúc.
Quy trình điêu khắc bằng những vật liệu tìm được hết sức đơn giản như cành cây,thanh gỗ,khối hộp,dây thép cho tất các các khối ,học sinh sẽ hiểu khái niệm điêu khắc là gì?!
Quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn tôi sử dụng cho khối 4,5 giúp các em làm quen với nghệ thuật biểu diễn
Đó cũng chính là tiêu chuẩn nghệ thuật đặt ra cho đối tượng học sinh tiểu học.
Cũng như những giáo viên nghệ thuật khác ,việc không hình dung ra quan điểm dạy học cũng như đặc điểm của mô hình dạy học mới khiến tôi mơ hồ và bị động điều đó đã thúc đẩy tôi phải hiểu được tinh thần của nó,Bài viết này không mang tính học thuật mà từ những nghiên cứu và kinh nghiệm riêng lẻ đưa ra một quan điểm mang tính cá nhân chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều và sự thiếu hụt về hệ thống lí luận
Vinh 5/5/2017-Lê Thủy
Link tài liệu dạy học Mĩ thuật cho giáo viên tiểu học
No comments:
Post a Comment