MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC NGHỆ THUẬT
Đối với môn học nghệ thuật ,mỗi giai đoạn lứa tuổi có một sự phát triển riêng phù hợp với trình độ phát triển nghệ thuật của trẻ. Nắm được quá trình phát triển nghệ thuật của trẻ chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận với các quy trình dạy học hơn
Theo bạn,Vẽ theo quan sát dễ hơn hay vẽ theo trí nhớ ?Bạn cho rằng chép lại cái gì đó của thiên nhiên sẽ dễ dàng hơn?thực ra tâm lý của trẻ là rất ngưỡng mộ những gì giống thực và cố gắng để đạt được điều đó,nhưng chúng bất lực!Sự thật là vẽ theo quan sát,vẽ đúng sự thật về sự vật lại là giai đoạn cao nhất và cuối cùng trong sự phát triển hội họa của trẻ em, cái giai đoạn mà chỉ có một số trẻ em mới đạt tới.Trẻ em lứa tuổi tiểu học (6 đến 10 tuổi ) đều nằm trong giai đoạn vẽ sơ đồ thuần túy, lứa tuổi trung học trở lên vẽ tranh bắt đầu có ý thức về hình thể và đường nét, từ 13 tuổi xuất hiện tranh vẽ thật sự theo nghĩa dầy đủ và chính xác của từ này.
Hoạt động vẽ tranh của trẻ em lứa tuổi tiểu học được các nhà tâm lý học nghiên cứu và đưa vào các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:(6-7 tuổi) Vẽ theo sơ đồ
Đứa trẻ mô tả một đối tượng dưới dạng một lược đồ, chúng có xu hướng phóng to cái chúng cho là quan trọng. Ở giai đoạn này, có trật tự nhất định trong mối quan hệ không gian: tất cả mọi thứ nằm trên một đường ngang, trẻ em giai đoạn này chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc phát triển một tập hợp các biểu tượng để tạo ra một cảnh quan
Giai đoạn 2:(8-10 tuổi) giai đoạn nảy sinh ý thức về hình thức và đường nét
Các em thấy rằng khái quát sơ đồ không còn đủ để diễn tả hiện thực.Giai đoạn này được gọi là Bình minh của hiện thực ,chúng vẽ những điều thực sự nhìn thấy thường được thể hiện chi tiết hơn cho các bộ phận , nhưng vẫn xa rời với tự nhiên trong bản vẽ. Không gian được phát hiện và mô tả và các em biết cách vẽ một đường mặt đất để tạo ra một ảo giác về không gian như các em quan sát, chúng có ý thức hơn trong việc thể hiện một tác phẩm. Giai đoạn này trẻ em thường thể hiện sự quan sát của mình đối với thiên nhiên và vẽ những gì nằm trong mối quan tâm của chúng.
Trong khi đó, sự phát triển của học sinh trung học được phát triển chuyển sang giai đoạn miêu tả gần giống như thật,các em miêu tả tạo hình những bộ phận ,chi tiết, được làm nổi lên nhờ sự phân bố ánh sáng và bóng tối, phép phối cảnh xuất hiện.
Việc nắm được vai trò của một số những kỹ thuật dạy nghệ thuật ,sẽ giúp bạn biết đưa cái gì vào cho phù hợp trong bài học của mình.
Cách tiếp cận chủ đề ở những quan điểm dạy học khác nhau phụ thuộc đặc trưng và triết lý của phương pháp đó. Ở đây tôi chỉ nói những kỹ thuật chung áp dụng cho tất cả các quan điểm dạy học nghệ thuật .Đó là những biện pháp nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
Đối với môn học nghệ thuật ,mỗi giai đoạn lứa tuổi có một sự phát triển riêng phù hợp với trình độ phát triển nghệ thuật của trẻ. Nắm được quá trình phát triển nghệ thuật của trẻ chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận với các quy trình dạy học hơn
Theo bạn,Vẽ theo quan sát dễ hơn hay vẽ theo trí nhớ ?Bạn cho rằng chép lại cái gì đó của thiên nhiên sẽ dễ dàng hơn?thực ra tâm lý của trẻ là rất ngưỡng mộ những gì giống thực và cố gắng để đạt được điều đó,nhưng chúng bất lực!Sự thật là vẽ theo quan sát,vẽ đúng sự thật về sự vật lại là giai đoạn cao nhất và cuối cùng trong sự phát triển hội họa của trẻ em, cái giai đoạn mà chỉ có một số trẻ em mới đạt tới.Trẻ em lứa tuổi tiểu học (6 đến 10 tuổi ) đều nằm trong giai đoạn vẽ sơ đồ thuần túy, lứa tuổi trung học trở lên vẽ tranh bắt đầu có ý thức về hình thể và đường nét, từ 13 tuổi xuất hiện tranh vẽ thật sự theo nghĩa dầy đủ và chính xác của từ này.
Hoạt động vẽ tranh của trẻ em lứa tuổi tiểu học được các nhà tâm lý học nghiên cứu và đưa vào các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:(6-7 tuổi) Vẽ theo sơ đồ
Đứa trẻ mô tả một đối tượng dưới dạng một lược đồ, chúng có xu hướng phóng to cái chúng cho là quan trọng. Ở giai đoạn này, có trật tự nhất định trong mối quan hệ không gian: tất cả mọi thứ nằm trên một đường ngang, trẻ em giai đoạn này chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc phát triển một tập hợp các biểu tượng để tạo ra một cảnh quan
Giai đoạn 2:(8-10 tuổi) giai đoạn nảy sinh ý thức về hình thức và đường nét
Các em thấy rằng khái quát sơ đồ không còn đủ để diễn tả hiện thực.Giai đoạn này được gọi là Bình minh của hiện thực ,chúng vẽ những điều thực sự nhìn thấy thường được thể hiện chi tiết hơn cho các bộ phận , nhưng vẫn xa rời với tự nhiên trong bản vẽ. Không gian được phát hiện và mô tả và các em biết cách vẽ một đường mặt đất để tạo ra một ảo giác về không gian như các em quan sát, chúng có ý thức hơn trong việc thể hiện một tác phẩm. Giai đoạn này trẻ em thường thể hiện sự quan sát của mình đối với thiên nhiên và vẽ những gì nằm trong mối quan tâm của chúng.
Trong khi đó, sự phát triển của học sinh trung học được phát triển chuyển sang giai đoạn miêu tả gần giống như thật,các em miêu tả tạo hình những bộ phận ,chi tiết, được làm nổi lên nhờ sự phân bố ánh sáng và bóng tối, phép phối cảnh xuất hiện.
Việc nắm được vai trò của một số những kỹ thuật dạy nghệ thuật ,sẽ giúp bạn biết đưa cái gì vào cho phù hợp trong bài học của mình.
Cách tiếp cận chủ đề ở những quan điểm dạy học khác nhau phụ thuộc đặc trưng và triết lý của phương pháp đó. Ở đây tôi chỉ nói những kỹ thuật chung áp dụng cho tất cả các quan điểm dạy học nghệ thuật .Đó là những biện pháp nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
1,Vẽ “ biểu cảm”
Bản chất của nó là vẽ mù,mục đích là để cải thiện kỹ năng vẽ của học sinh. Khi mà trẻ chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì vẽ biểu cảm là một phương pháp tuyệt vời giúp trẻ cảm thấy tự tin rằng mình có thể vẽ . Bài học theo kỹ thuật này sẽ mang lại sự hài hước vui vẻ cho môn học nghệ thuật .
Vậy tại sao chúng ta lại sử dụng các hoạt động đó,nó có tác dụng gì trong quy trình học tập?
Vẽ biểu cảm là hoạt động vẽ không cần nhìn vào giấy. Bài tập này luyện khả năng quan sát và tập trung. Mục tiêu của nó: không phải là vẽ chính xác hay lí tưởng hóa
Khi bạn vẽ bằng cách cảm thấy đối tượng,là một cảm giác rất quan trọng trong nghệ thuật,cách vẽ này không cần trẻ phải tư duy,bởi càng tư duy logic khi kỹ năng vẽ và khả năng phân tích yếu thì hoạt động vẽ càng trở nên khó khăn,đây là lí do cho những bài vẽ xấu,một đặc điểm mà giáo viên nghệ thuật cần chú ý là trẻ em tư duy và phát triển trí tuệ bằng cách cảm giác và hoạt động của đôi bàn tay,việc sử dụng tay để tìm hiểu bản chất của đối tượng mà không cần phải suy nghĩ có ý nghĩa khởi dậy lòng tự tin của trẻ. Kết quả của các bản vẽ sẽ rất hài hước. Đường vẽ sẽ có mặt tất cả các nơi
Nó được thực hiện bởi 3 qui tắc sau:
a. Không nói chuyện.
b. Không nhấc bút chì
c. Không nhìn vào giấy
2,Sáng tạo hình ảnh
Các kỹ thuật sáng tạo hình ảnh luôn là những trò chơi vui vẻ ,nhẹ nhàng kích thích khả năng tưởng tượng hơn là nặng về kỹ thuật, như vẽ với sơi dây,tưởng tượng hình ảnh từ các đường,vẽ bóng……
Thí dụ trong bài học về nghệ thuật đơn thuần,sử dụng các trò chơi sáng tạo dựa trên các chủ đề về các tác phẩm của các danh họa như :hoa hướng dương hay lập thể của pisacsso hoặc vẽ một con vật cụ thể nào đó .Các em sẽ cảm thấy sáng tạo là một trò chơi!
Đơn cử trong bài học về phong cách Paolo Picacso cho đối tượng lớp 3 tôi cho học sinh chơi trò chơi xúc xắc học theo phong cách họa sĩ . Trò chơi này được chơi riêng với một con xúc xắc. học sinh sẽ lắc và lựu chọn rút ra những phần thích hợp để tạo ra những bức chân dung theo phong cách của Pablo Picasso. Sau khi xúc xắc 4 lần học sinh sẽ hoàn thành một bức chân dung theo phong cách của họa sĩ .
3,Kỹ thuật xé dán,cắt dán
Đối với học sinh lớp một ,các kỹ năng gần như là chưa có,việc vẽ đối với các em rất khăn để có thể hoàn thiện tác phẩm, để khắc phục tôi cho các em tham gia các hoạt động cắt xé và sắp xếp, trò chơi này giúp trẻ rèn luyện đôi tay linh hoạt ,sự phối hợp nhịp nhàng của mắt và tay,qua đó trẻ có thể học được :
-Tự điều chỉnh được cảm giác thất bại trước đây
-Làm việc một cách có thứ tự có tổ chức
-Rèn luyện tính kiên trì
-Làm việc chuyên tâm và bình tĩnh
-Tự tin vào khả năng bản thân
Giáo viên có thể kết hợp giữa chất liệu vẽ và cắt dán ,giúp các em cảm nhận sự khác biệt khi kết hợp với các chất liệu khác nhau.
4,Vẽ theo nhạc
Đây là một hoạt động tuyệt vời để giúp các em nhận ra những cảm giác và di chuyển để "vẽ". Đây cũng là một cách tuyệt vời để cho học sinh tiếp xúc với âm nhạc, và thúc đẩy những cảm giác khác nhau của các em đối với các loại âm nhạc khác nhau. Có nhiều cách để thực hiện hoạt động này (trong nhà, ngoài trời, một mảnh giấy lớn, một bài hát, một loạt các bài hát, một thể loại âm nhạc, một số thể loại, vv). Trước khi bắt đầu – các em sẽ nhảy múa theo nhạc, một chút thời gian (rất) ngắn để khởi động. Mục đích của nó là:
-sử dụng tác động của âm nhạc với các giác quan
-Rèn luyện năng lực thưởng thức mỹ thuật, cảm nhận cá nhân và hợp tác nhóm
Đối với học sinh tiểu học lựa chọn hình ảnh để đưa vào tác phẩm không phải là đơn giản. Sử dụng âm nhạc và sáng tạo hình ảnh là một phương pháp hay.Bài học này dạy cho trẻ cách để lắng nghe âm nhạc bằng cách cho trẻ vẽ hoặc vẽ một bức tranh trong khi nghe một bản nhạc cổ điển. Để kết nối chúng giáo viên sẽ bắt đầu nói về màu sắc và hình ảnh mà học sinh cảm nhận được từ âm nhạc , giúp học sinh suy nghĩ cùng với âm nhạc. giáo viên yêu cầu học sinh nói ra những gì chúng nghĩ khi nghe tác phẩm : vui hay buồn? Màu sắc ? Có câu chuyện nào đang xảy ra trong tâm trí? Giúp học sinh hình thành nên câu chuyện của riêng mình.Quy trình của nó như sau:
Bước 1: Chỉ cần lắng nghe!
Bước 2: . Hỏi học sinh những hình ảnh xuất hiện trong đầu khi nghe bài hát này ? các em nghĩ về một câu chuyện gì? em có thấy màu sắc khác nhau trong bài hát? em cảm thấy bài hát mang lại cho em sự vui vẻ hạnh phúc hay u tối và ảm đạm?
Bước 3: yêu cầu học sinh rút ra những câu chuyện và cảm xúc của bài hát qua hoạt động vẽ
Hoặc đơn giản như trong một giờ luyện tập nào đó hãy bật một bản nhạc yêu thích và cảm nhận sự kết nối tuyệt vời giữa âm nhạc và nghệ thuật tạo hình.
Mục tiêu sẽ quyết định phương pháp giảng dạy ,người giáo viên khi đưa bất kỳ kỹ thuật nào vào bài học cũng cần phải hiểu rõ mục đích của nó là gì ?hay vì sao ta lại làm như vậy?như vậy ta mới thực sự chủ động trong quá trình dạy học.
Lê Thủy
Bản chất của nó là vẽ mù,mục đích là để cải thiện kỹ năng vẽ của học sinh. Khi mà trẻ chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì vẽ biểu cảm là một phương pháp tuyệt vời giúp trẻ cảm thấy tự tin rằng mình có thể vẽ . Bài học theo kỹ thuật này sẽ mang lại sự hài hước vui vẻ cho môn học nghệ thuật .
Vậy tại sao chúng ta lại sử dụng các hoạt động đó,nó có tác dụng gì trong quy trình học tập?
Vẽ biểu cảm là hoạt động vẽ không cần nhìn vào giấy. Bài tập này luyện khả năng quan sát và tập trung. Mục tiêu của nó: không phải là vẽ chính xác hay lí tưởng hóa
Khi bạn vẽ bằng cách cảm thấy đối tượng,là một cảm giác rất quan trọng trong nghệ thuật,cách vẽ này không cần trẻ phải tư duy,bởi càng tư duy logic khi kỹ năng vẽ và khả năng phân tích yếu thì hoạt động vẽ càng trở nên khó khăn,đây là lí do cho những bài vẽ xấu,một đặc điểm mà giáo viên nghệ thuật cần chú ý là trẻ em tư duy và phát triển trí tuệ bằng cách cảm giác và hoạt động của đôi bàn tay,việc sử dụng tay để tìm hiểu bản chất của đối tượng mà không cần phải suy nghĩ có ý nghĩa khởi dậy lòng tự tin của trẻ. Kết quả của các bản vẽ sẽ rất hài hước. Đường vẽ sẽ có mặt tất cả các nơi
Nó được thực hiện bởi 3 qui tắc sau:
a. Không nói chuyện.
b. Không nhấc bút chì
c. Không nhìn vào giấy
2,Sáng tạo hình ảnh
Các kỹ thuật sáng tạo hình ảnh luôn là những trò chơi vui vẻ ,nhẹ nhàng kích thích khả năng tưởng tượng hơn là nặng về kỹ thuật, như vẽ với sơi dây,tưởng tượng hình ảnh từ các đường,vẽ bóng……
Thí dụ trong bài học về nghệ thuật đơn thuần,sử dụng các trò chơi sáng tạo dựa trên các chủ đề về các tác phẩm của các danh họa như :hoa hướng dương hay lập thể của pisacsso hoặc vẽ một con vật cụ thể nào đó .Các em sẽ cảm thấy sáng tạo là một trò chơi!
Đơn cử trong bài học về phong cách Paolo Picacso cho đối tượng lớp 3 tôi cho học sinh chơi trò chơi xúc xắc học theo phong cách họa sĩ . Trò chơi này được chơi riêng với một con xúc xắc. học sinh sẽ lắc và lựu chọn rút ra những phần thích hợp để tạo ra những bức chân dung theo phong cách của Pablo Picasso. Sau khi xúc xắc 4 lần học sinh sẽ hoàn thành một bức chân dung theo phong cách của họa sĩ .
3,Kỹ thuật xé dán,cắt dán
Đối với học sinh lớp một ,các kỹ năng gần như là chưa có,việc vẽ đối với các em rất khăn để có thể hoàn thiện tác phẩm, để khắc phục tôi cho các em tham gia các hoạt động cắt xé và sắp xếp, trò chơi này giúp trẻ rèn luyện đôi tay linh hoạt ,sự phối hợp nhịp nhàng của mắt và tay,qua đó trẻ có thể học được :
-Tự điều chỉnh được cảm giác thất bại trước đây
-Làm việc một cách có thứ tự có tổ chức
-Rèn luyện tính kiên trì
-Làm việc chuyên tâm và bình tĩnh
-Tự tin vào khả năng bản thân
Giáo viên có thể kết hợp giữa chất liệu vẽ và cắt dán ,giúp các em cảm nhận sự khác biệt khi kết hợp với các chất liệu khác nhau.
4,Vẽ theo nhạc
Đây là một hoạt động tuyệt vời để giúp các em nhận ra những cảm giác và di chuyển để "vẽ". Đây cũng là một cách tuyệt vời để cho học sinh tiếp xúc với âm nhạc, và thúc đẩy những cảm giác khác nhau của các em đối với các loại âm nhạc khác nhau. Có nhiều cách để thực hiện hoạt động này (trong nhà, ngoài trời, một mảnh giấy lớn, một bài hát, một loạt các bài hát, một thể loại âm nhạc, một số thể loại, vv). Trước khi bắt đầu – các em sẽ nhảy múa theo nhạc, một chút thời gian (rất) ngắn để khởi động. Mục đích của nó là:
-sử dụng tác động của âm nhạc với các giác quan
-Rèn luyện năng lực thưởng thức mỹ thuật, cảm nhận cá nhân và hợp tác nhóm
Đối với học sinh tiểu học lựa chọn hình ảnh để đưa vào tác phẩm không phải là đơn giản. Sử dụng âm nhạc và sáng tạo hình ảnh là một phương pháp hay.Bài học này dạy cho trẻ cách để lắng nghe âm nhạc bằng cách cho trẻ vẽ hoặc vẽ một bức tranh trong khi nghe một bản nhạc cổ điển. Để kết nối chúng giáo viên sẽ bắt đầu nói về màu sắc và hình ảnh mà học sinh cảm nhận được từ âm nhạc , giúp học sinh suy nghĩ cùng với âm nhạc. giáo viên yêu cầu học sinh nói ra những gì chúng nghĩ khi nghe tác phẩm : vui hay buồn? Màu sắc ? Có câu chuyện nào đang xảy ra trong tâm trí? Giúp học sinh hình thành nên câu chuyện của riêng mình.Quy trình của nó như sau:
Bước 1: Chỉ cần lắng nghe!
Bước 2: . Hỏi học sinh những hình ảnh xuất hiện trong đầu khi nghe bài hát này ? các em nghĩ về một câu chuyện gì? em có thấy màu sắc khác nhau trong bài hát? em cảm thấy bài hát mang lại cho em sự vui vẻ hạnh phúc hay u tối và ảm đạm?
Bước 3: yêu cầu học sinh rút ra những câu chuyện và cảm xúc của bài hát qua hoạt động vẽ
Hoặc đơn giản như trong một giờ luyện tập nào đó hãy bật một bản nhạc yêu thích và cảm nhận sự kết nối tuyệt vời giữa âm nhạc và nghệ thuật tạo hình.
Mục tiêu sẽ quyết định phương pháp giảng dạy ,người giáo viên khi đưa bất kỳ kỹ thuật nào vào bài học cũng cần phải hiểu rõ mục đích của nó là gì ?hay vì sao ta lại làm như vậy?như vậy ta mới thực sự chủ động trong quá trình dạy học.
Lê Thủy