phương pháp giảng dạy mỹ thuật
1. Đi từ đơn giản đến phức tạp:
Khi một môn học gọi là cao siêu hay khó hiểu được phân tách ra làm những cấp bậc khác nhau thì phần nền móng là hết sức quan trọng và là thành phần cơ bản. Dù môn toán cao cấp có khó đến mấy thì thành phần cơ bản vẫn là các phép tính và hệ phân số. Khi môn hội họa được phân tách ra làm những phân môn cơ bản như đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục thì mỹ thuật trở nên dễ hơn bao giờ hết vì học sinh được tiếp cận một cách từ từ và bài bản.
2. Kỹ năng cơ bản là chìa khoá thành công:
Học sinh được học cách sử dụng các chất liệu như bút dạ, sáp, màu nước, sơn dầu,... một cách thuần thục. Ngoài ra, cách sắp xếp, tổ chức công việc cũng rất quan trọng mà trên hết cả là sự sạch sẽ, ngăn nắp. Giáo viên có trách nhiệm uốn nắn tư thế làm việc của trẻ để tránh các bệnh nghề nghiệp như cận thị, vẹo cột sống, ...
3. Quan sát sự vật theo cách nhìn họa sỹ:
Người có con mắt mỹ thuật là người biết nhìn bao quát một không gian với những mối quan hệ của các thành tố chứ không nhìn từng thứ riêng lẻ. Ví dụ khi quan sát cảnh đẹp trong thiên nhiên, họa sỹ sẽ nhìn thấy toàn bộ khung cảnh như một bức tranh, từ hình đến màu. Một người ăn mặc đẹp là có sự kết hợp hài hòa của các bộ phận như quần, áo, mũ, khăn, ... Do đó, việc nhìn tổng thể là vô cùng quan trọng. Học sinh được học cách quan sát sự vật trước khi vẽ cũng như cách thẩm định hình ảnh một cách khoa học.
4. Hãy tưởng tượng trước khi sáng tác:
Bất cứ ai cũng có một khả năng tưởng tượng vô hạn. Với những kỹ năng và kiến thức cơ bản, chỉ cần có một cơ hội, học sinh sẽ sáng tạo một cách tự nhiên tới mức giáo viên không thể quản lý. Vậy sự gợi mở là hết sức quan trọng và chúng tôi luôn có những bài tập cho việc sáng tạo.
No comments:
Post a Comment