NHỮNG CÂU NÓI CỦA PICASSO
Phải đánh thức người ta dậy. Phải đập nát cái cách họ định tính mọi sự. Phải sáng tạo những hình ảnh họ không chấp nhận.
Trích từ André Malraux, LA TÊTE D’OBSIDIENNE (Paris: Gallimard, 1974).
*
Mỗi bức tranh, mỗi tiết tấu, mỗi màu sắc là một cuộc chiến đấu.
Một cuộc chiến đấu chống lại chính mình, chống lại hội hoạ.
Trích từ Claude Thibault, PICASSO – GAUGUIN: CITATIONS ET MAXIMES SUR L’ART, L’OEUVRE, L’ARTISTE
(Paris: Éditions Résidence, 1999).
*
Tại sao ông vẽ theo một cách mà sự diễn tả của ông quá khó cho công chúng hiểu?
Tôi vẽ cách này vì nó là kết quả của những ý tưởng của tôi. Tôi đã làm việc nhiều năm để đạt đến đó, và nếu tôi bước lùi một bước, thì điều đó chắc hẳn sẽ là một sự xúc phạm đến công chúng vì đó là kết quả của sự phản tỉnh của tôi. Tôi không thể dùng một phương pháp thông thường chỉ vì muốn hưởng sự thoả mãn khi được người ta hiểu.
Trích từ bài phỏng vấn của Jérôme Slecker, "Picasso explains", trong NEW MASSES (New York, 13 March 1945). In lại trong Picasso, PROPOS SUR L’ART, Marie-Laure Bernadac & Androula Michael biên tập
(Paris: Gallimard, 1998).
*
Công chúng không phải lúc nào cũng hiểu nghệ thuật hiện đại. Đó là một điều có thật, nhưng đó là vì họ chưa từng được học bất kỳ thứ gì về hội hoạ. Họ được học đọc và viết, vẽ nét và hát ca, nhưng làm thế nào để xem một bức tranh thì họ chưa từng lưu tâm đến. Chắc hẳn là có một thứ thi ca của màu sắc, một đời sống của đường nét hay tiết tấu — những vần điệu bằng vật liệu tạo hình — nhưng điều này đã hoàn toàn không được lưu tâm đến.
Trích từ Anatole Jakovski, "Midis avec Picasso", trong ARTS DE FRANCE (Paris, Juin 1946). In lại trong Picasso, PROPOS SUR L’ART, Marie-Laure Bernadac & Androula Michael biên tập
(Paris: Gallimard, 1998).
*
Ai cũng muốn hiểu hội hoạ.
Tại sao không cố gắng hiểu những bài ca của một con chim? Tại sao người ta yêu đêm tối, những chiếc hoa, mọi thứ chung quanh họ, mà không cố gắng hiểu chúng?
Nhưng trong trường hợp của hội hoạ thì người ta lại phải hiểu.
Trích từ Christian Zervos, "Conversation avec Picasso", CAHIER D’ART 7/10 (Paris, 1935) 178.
*
Tôi cảm thấy kinh khủng trước những người nói về cái đẹp. Cái đẹp là cái gì? Người ta phải nói về những vấn đề trong hội hoạ! Những bức tranh chỉ là sự nghiên cứu và thí nghiệm.
Trích từ Alexander Liberman, "Picasso", VOGUE (New York, November 1956).
*
Nếu tôi vẽ một cái hình búa và liềm, thì có lẽ người ta tưởng nó là một biểu tượng của chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng đối với tôi nó chỉ là một cái búa và một cái liềm. Tôi chỉ muốn tái hiện những vật thể như chính hình dạng của chúng, chứ không cần biết chúng có ý nghĩa gì.
Trích từ bài phỏng vấn của Jérôme Slecker, "Picasso explains", trong NEW MASSES (New York, 13 March 1945).
In lại trong Picasso, PROPOS SUR L’ART, Marie-Laure Bernadac & Androula Michael biên tập
(Paris: Gallimard, 1998).
*
Sự thành công thì nguy hiểm.
Người ta bắt đầu sao chép chính mình, và sao chép chính mình thì nguy hiểm hơn sao chép những kẻ khác.
Điều này dẫn đến sự tuyệt sản.
Trích từ Alexander Liberman, "Picasso", VOGUE (New York, November 1956)
Về hội hoạ và ý thức sáng tạo
Phải luôn luôn tìm kiếm sự hoàn hảo... Đối với tôi, điều đó có nghĩa là luôn luôn đi xa hơn và xa hơn nữa từ một tấm bố vẽ này đến một tấm bố vẽ khác.
Trích từ Gilberte Brassaï, CONVERSATIONS AVEC PICASSO (Paris: Gallimard, 1964).
*
Khi tôi đọc một cuốn sách về vật lý học của Eisntein mà tôi không hiểu gì cả, thì điều đó chẳng thành vấn đề: nó sẽ khiến tôi hiểu một điều gì khác.
Trích từ Claude Roy, “Picasso: War and Peace”, GRAPHIS No.10 (1959).
*
Không có bất cứ nghệ thuật nào “có hình thể” hay “không có hình thể”. Mọi sự đều xuất hiện trước mắt chúng ta dưới cái vỏ của một “hình thể”. Ngay cả trong siêu hình học, những ý tưởng cũng được diễn tả qua phương tiện của những “hình thể” mang tính tượng trưng. Vì thế, quả thật là đáng tức cười khi nghĩ đến hội hoạ không có “hình thể”. Một người, một vật, một cái vòng tròn thì đều là những “hình thể”; chúng tác động đến chúng ta mạnh hơn hay nhẹ hơn mà thôi.
Trích từ Christian Zervos, “Conversation avec Picasso”, CAHIER D’ART 7/10 (Paris, 1935).
*
Không có nghệ thuật trừu tượng. Bạn phải luôn luôn bắt đầu với một cái gì. Sau đó, bạn có thể gạt bỏ tất cả những dấu vết của hiện thực.
Trích từ Christian Zervos, “Conversation avec Picasso”, CAHIER D’ART 7/10 (Paris, 1935).
*
Bức tranh không được nghĩ ra và xếp đặt trước trong đầu. Trong khi bạn sáng tạo nó, nó hiện ra theo tiến trình ý tưởng của bạn. Một khi đã hoàn tất, nó thay đổi còn nhiều hơn nữa, tuỳ theo tâm thái của người xem. Một bức tranh sống cuộc đời của nó như một hiện thể sống, trải qua những sự thay đổi mà cuộc sống hàng ngày mang đến cho nó.
Điều này hoàn toàn tự nhiên vì một bức tranh chỉ có thể sống khi một con người nhìn vào nó.
Trích từ Christian Zervos, “Conversation avec Picasso”, CAHIER D’ART 7/10 (Paris, 1935).
*
Đối với tôi, mỗi bức tranh là một bài nghiên cứu. Tôi tự nhủ, một ngày nào đó tôi sẽ hoàn tất nó; tôi sẽ làm một cái gì đó tuyệt đối hoàn hảo. Nhưng khi tôi bắt đầu hoàn tất nó, nó lại trở thành một bức tranh khác và tôi nghĩ tôi sẽ vẽ nó lại một lần nữa. Rốt cuộc, nó vẫn luôn luôn là một cái gì khác. Nếu tôi nhuận sắc nó, thì tôi lại vẽ một bức tranh mới.
Trích từ Alexander Liberman, “Picasso”, VOGUE (New York, November 1956).
*
Tôi không bao giờ vẽ một bức tranh như một tác phẩm nghệ thuật. Nó luôn luôn là một sự truy tầm. Tôi vẫn đang luôn luôn tìm kiếm, và có một mối liên hệ logic xuyên suốt cuộc tìm kiếm ấy. Đó là lý do tại sao tôi đánh số những bức tranh. Tôi đánh số và ghi ngày.
Có lẽ một ngày nào đó sẽ có người cảm ơn tôi về điều này.
Trích từ Alexander Liberman, “Picasso”, VOGUE (New York, November 1956).
*
Một hoạ sĩ sao chép một cái cây thì con mắt không thấy hiện thực. Tôi thấy mọi sự một cách khác. Một cây chà là có thể biến thành một con ngựa.
Trích từ Roland Penrose, PICASSO: HIS LIFE AND WORK (Berkeley: University of California Press, 1981).
*
Tôi vẽ giống như cách người ta viết tự truyện. Những tấm bố, được vẽ xong hay còn dang dở, đều là những trang nhật ký của tôi.
Trích từ Françoise Gilot & Carlton Lake, VIVRE AVEC PICASSO (Paris: Calmann-Lévy, 1965).
*
Mọi điều thú vị trong nghệ thuật thì ở lớp vỏ bên ngoài. Sau lớp vỏ bên ngoài, thì đã là sự kết thúc.
Trích từ Efstratios Tériade, "En causant avec Picasso", L'INTRANSIGEANT (Paris, 15 Juin 1932).
In lại trong Picasso, PROPOS SUR L’ART, Marie-Laure Bernadac & Androula Michael biên tập
(Paris: Gallimard, 1998)
bản dịch những câu nói của picasso
1. Những sự tình cờ hé lộ con người
2. Hành động là nền tảng cho mọi thành công
3. Tất cả trẻ con đều là nghệ sĩ. Vấn đề là làm sao vẫn là nghệ sĩ khi lớn lên
4. Một ý tưởng là điểm khởi đầu. Khi bạn triển khai nó, nó được chuyển hóa bởi suy nghĩ.
5. Chúng ta vẽ khuôn mặt bên ngoài, hay bên trong, hay đằng sau?
6. Nghệ thuật là lời nói dối làm chúng ta nhận ra chân lý.
7. Nghệ thuật không phải là sự áp dụng các khuôn mẫu về cái đẹp, mà do bản năng và suy nghĩ có thể cảm nhận được vượt khỏi những khuôn mẫu. Khi yêu một người phụ nũ, ta không đi đo tỉ lệ chân tay của cô ấy.
8. Nghệ thuật là sự loại bỏ những gì không cần thiết.
9. Nghệ thuật gội rửa tâm hồn khỏi những bụi bặm của đời sống hàng ngày.
10. Nghệ sĩ tồi sao chép, nghệ sĩ thực đánh cắp.
11. Màu sắc, cũng như chi tiết, theo sự thay đổi của cảm xúc
12. Máy tính thực vô dụng, chúng chỉ biết cho câu trả lời.
13. Làm học sinh thật dở hơi, chả j hay ho. Chỉ những bậc thầy mới đáng kể, những người sáng tạo.
14. Mọi hành động sáng tạo đầu tiên là một hành động hủy diệt.
15. Mọi giá trị tích cực đều trả giá… thiên tài của Einstein dẫn đến Hiroshima
16. Mọi vật đều kì diệu. Thật kì diệu là khi ta tắm trong nước, không bị tan ra như một miếng đường.
17. Mọi thứ bạn tưởng tượng được đều là thật.
18. Cho tôi một cái bảo tàng, tôi sẽ làm đầy ắp nó.
19. Chúa là một nghệ sĩ. Ông ấy tạo ra hươu cao cổ, voi, mèo. Ông ấy không có phong cách cụ thể nào, Ông ấy liên tục thử nghiệm những mới mẻ.
20. Nếu nghĩ là có thể, thì bạn có thể. Nếu không thì bạn không. Đây là một quy luật không thể bàn cãi.
21. Tôi luôn làm cái mà tôi không thể. Để tôi có thể học cách làm nó.
22. Tôi bắt đầu với một ý tưởng để sau đó, trở thành thứ khác.
23. Tôi không tìm kiếm, tôi thấy.
24. Tôi không tin và sự ngẫu nhiên. Chỉ có những sự gặp gỡ trong lịch sử, không có sự tình cờ.
25. Tôi cảm thấy kinh hoàng khi người ta nói về “cái đẹp”. Đẹp là gì? Người ta nên nói về những vấn đề của nghệ thuật thì hơn.
26. Tôi vẽ như tôi nghĩ, không phải như tôi nhìn thấy.
27. Tôi thích sống như một người ngèo, với rất nhiều tiền.
28. Nếu chỉ có một chân lý duy nhất, làm sao có thể vẽ hàng trăm bức tranh trên cùng một đề tài được.
29. Cảm hứng là có thật, nhưng chỉ khi ta làm việc.
30. Sự thông cảm là nguy hiểm nhất.
31. Công việc của bạn trong cuộc đời là điều hấp dẫn nhất.
32. Tốn nhiều thời gian để trở nên trẻ trung.
33. Tôi mất bốn năm để vẽ được như Raphael, nhưng mất cả cuộc đời để vẽ như đứa trẻ.
34. Tình yêu là điều tươi mát nhất của cuộc đời.
35. Đừng bao giờ để sự phân biệt áp đặt cuộc sống của bạn. Sự phân biệt là phải làm những thứ không thích để được niềm vui trong thời gian nghỉ ngơi của mình. Hãy tìm cách để có niềm vui không phân biệt trong công việc cũng như trong thời gian nghỉ ngơi.
36. Một người phải hành động trong tranh như trong cuộc đời vậy, trực tiếp.
37. Trì hoãn đến ngày mai chỉ những việc mà bạn muốn khi chết vẫn còn dang dở.
38. Mọi người nhìn sự vật và hỏi tại sao. Tôi nhìn vào những điều có thể xảy ra và hỏi sao lại không.
2. 39. Hội họa là nghề nghiệp của một người mù. Anh ta không vẽ những j anh ta nhìn thấy, mà là điều hắn cảm nhận. Là điều hắn tự nói với bản thân về những điều hắn thấy.
40. Hội họa là một cách để viết nhận ký.
41. Điêu khắc là nghệ thuật của những người thông minh.
42. Điêu khắc là lời bình phẩm tốt nhất mà một người họa sĩ nói về hội họa.
43. Một số họa sĩ biến mặt trời thành một đốm vàng, họa sĩ khác biến một đốm vàng thành mặt trời.
44. Sự thành công mang theo mối nguy hiểm. Lặp lại, copy chính mình. Copy chính mình nguy hiểm hơn cả copy người khác. Nó dẫn đến sự khô cứng.
45. Nghệ sĩ là cái máy thu của cảm xúc từ khắp nơi: từ bầu trời, từ mặt đất, từ một mẩu giấy, từ một cái mạng nhện.
46. Kẻ thù của sáng tạo là quan niệm về cái “tốt”
47. Sự hài hòa ẩn giấu hấp dẫn hơn là cái rõ ràng.
48. Càng vững về kỹ thuật, bạn càng không lo lắng về nó. Càng vững về kỹ thuật, càng nên đơn giản về kỹ thuật.
49. Thế giới hôm nay không mang những ý nghĩa gì, sao tôi lại phải vẽ những bức tranh mang "ý nghĩa"?
50. Không có nghệ thuật trừu tượng. Bạn luôn phải khởi đầu với một thứ gì đó. Sau đó bạn có thể lược bỏ mọi dấu vết của hiện thực.
TRÍCH TỪ NHẬT KÍ BÙI XUÂN PHÁI
11. Tôi không còn nghĩ gì về nghệ thuật nữa thì tôi mới tự do được mà vẽ.
12. Một thế giới riêng. Một cái nhìn riêng. Nghệ thuật làm người xem thú vị ở chỗ đó.
13. Tranh của một ông bạn nọ có cái gì làm tôi phát chán. Nó êm ả quá, óng chuốt quá, sạch sẽ khéo léo quá... Đúng, nghệ thuật nên tránh mọi sự cẩu thả, dễ dãi tùy tiện, lời biếng . . . nhưng đừng đi vào cái "đẹp" thiếu chất hội họa, nếu là vẽ tranh. Hội họa trước hết đã - nghĩa là Nghệ thuật có không đã.
14. Vẽ giống người khác không có gì đáng chú ý vì đó là một "họa sĩ" không có gì.
15. Họa sĩ phái mới phá bỏ trật tự của nền hội họa cũ, trong khi đó những họa sĩ bảo thủ duy trì và ca tụng những cái cũ. Tất nhiên trong những môn phái cũ (cổ điển) có nhiều cái rất đẹp, rất quý. Nhưng làm lại để làm gì để thành một cái bóng mờ nhạt, một sự vô duyên lạc điệu.
16. Tiến lên một bước trong nghệ thuật đâu phải chuyện dễ. ờ, nếu chỉ là câu chuyện chịu khó !
17. Vẽ không phải là chép, không phải là đo cho đúng, ghi cho chính xác. Nếu chỉ có thế thì mới là đang học vẽ, còn nếu muốn bớc lên nữa, tiến tới ngưỡng cửa của nghệ thuật thì còn phải nhiều gian khổ rèn luyện lao động nghệ thuật thật sự . . . con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào nếu anh muốn nhanh chóng để trở nên xuất chúng? Chỉ có một con đường rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, đau khổ.
18. Vượt lên trên những cái làm hỏng nghệ thuật. Nghĩ đến một sự nghiệp lớn lao của cả một đời nghệ thuật. Đừng để chính bản thân mình phải ân hận đã làm những bức tranh không ra gì, không đáng kể. Chính những bức tranh tồi, tranh dở tranh xoàng sẽ làm hại uy tín của mình đó.
19. Cứ xem họ đánh giá hoặc hiểu tranh ra sao thì có thể biết họ vẽ ra sao. Cái đẹp không nhìn thấy thì vẽ thế nào được tranh đẹp. Cái đẹp mới không phải là sự quen thuộc nữa, nó sẽ đòi hỏi một sự bỡ ngỡ. Trước lạ sau quen dần dần thấy đẹp. Cái đẹp tồn tại được có lẽ lúc nào nó cũng mới.
20. Vẽ nên có mẫu (modele) hay không ?
Điều đó còn tùy theo quan niệm của người vẽ. Nếu vẽ theo lối cổ điển, ấn tượng, tả thực . . . thì nhất định là cần phải có mẫu. Nhung cũng không nên nệ mẫu. Có những cái đẹp mà ở mẫu không đáp ứng được. Vậy, không nhất thiết phải luôn luôn có mẫu.
21. Cần đi vào chuyên môn thì mới có thể hay được. Nhưng chuyên môn không thấy chuyên môn thì mới thoát được.
22. Không rơi vào bệnh hình thức, nhưng nên là một hình thức nghệ thuật, rung cảm.
23. Hình như nghệ thuật (nói với nghĩa đặc biệt của nó) là một điều gì bí ẩn? ở một số người này có thể làm được và ở một số ngời khác không làm được dù có cố sức rèn luyện cũng chỉ đi đến mức tầm thường mà thôi.
24. Suy nghĩ nhiều, ghi chép nhiều, nắm cho chắc những tài liệu về cuộc sống. Không làm những cái hời hợt, rẻ tiền. Cái đẹp đến hay không đến là do người vẽ nhìn thấy.
25. Vấn đề nghệ thuật tôi đặt lên hàng đầu. Vẽ cho hay đó là nhiệm vụ trước tiên. Tất nhiên cái hay là cái có ích cho mọi ngời (cũng có cái hay vô ích nhưng mình không vẽ cái đó)
26. Vẽ dễ hay khó ? Tùy theo quan niệm mà thôi. Vẽ chiều theo quan niệm ngời khác không giống quan niệm của mình thì thật là khó. Vẽ vô trách nhiệm thì không khó.
27. Không ngại gì làm đi làm lại để tìm ra cái hay hơn nâng mình lên, không hài lòng với những cái dễ dãi. Đừng sợ không được quần chúng thích mà đi tìm lối này lối nọ. Chính cái hay nhất của anh mới làm quần chúng thích được. (tôi không nói quần chúng ở mức độ kém).
28. Vẽ chân dung trước hết là có nghệ thuật chứ không phải là giống. Không phải là cố vẽ cho đúng, cho giống, cho đầy đủ. Mà giống như thế nào ? Phải giống theo quan niệm của người vẽ chứ không phải theo quan niệm của người xem.*
29. Vẽ chân dung ký họa, làm sao vẽ cho thoát mà vẫn giữ được nghệ thuật. Nghệ thuật vẽ chân dung đòi hỏi một sự quan sát sâu sắc dung mạo con ngời kết hợp với sự rung cảm tạo hình thành một tác phẩm hội họa. Đừng vội hài lòng khi chưa hiểu, chưa nắm được người trong tranh. Không cần giống nhưng cần ra, không giống nhưng mà ra, thế là được rồi đối với một chân dung.
Đừng gò bó - Đừng lo không giống - Đừng rụt rè. Vẽ hỏng thì bỏ đi, không sao cả.
Càng vẽ nhiều càng nhiều kinh nghiệm. Đáng buồn khi người vẽ không nhìn thấy thất bại, thành công ở mức nào. Cần làm việc rất nghiêm túc và thoải mái.
* Có một anh nhà giàu (vốn là một ngời su tầm cây và chim cảnh) có ý muốn nhờ Bùi Xuân Phái vẽ cho mình một bức chân dung, anh này đi lại nhiều lần, hối thúc Búi Xuân Phái vẽ. Sau đó Bùi Xuân Phái đã nói:
- Nếu vẽ chỉ để cho một mình ông thích tôi thì tôi có thể vẽ xong cho ông xong ngay bây giờ, nhng để vẽ cho nhiều ngời khác xem bức chân dung đó cũng thích được thì lại là chuyện khác.
30. Tác phẩm hội họa được xây dựng theo một kiểu riêng của nó. Nó không giống như cách xây dựng tác phẩm của một nhà văn hoặc của một ngành khác và cuối cùng mỗi con ngời nghệ sĩ lại có một lối riêng để hoàn thành tác phẩm.
31. Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người* Có những cái đẹp mới và lại có cả những cái đẹp cũ, thí dụ những căn nhà cổ Việt Nam.
Phố cổ, những căn nhà cổ vào tranh rất dễ đẹp. Nhịp điệu của nó không đều đều như những căn nhà cao tầng, nhà lắp ghép.
Chúng ta thấy có cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái lùi vào, cái nhô ra. người vẽ về mặt tạo hình và bố cục có rất nhiều thuận lợi.
Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian. Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, không phải đâu. Nó rất đẹp đối với những đối tượng biết nhìn thấy, biết khám phá những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ.
Vẽ phố cổ, nhà cổ Hà Nội mà quá nặng về ghi chép cho đúng thì tranh sẽ mang ít chất hội họa, về phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh. Chúng ta đều biết cái đẹp của tranh, phần cốt yếu vẫn là phần sáng tạo của nghệ sĩ.
(* Bùi Xuân Phái viết phần này vào năm 1964, khi đó Hà Nội còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính của 36 phố phường.)
32. Đừng thừa. Cứ lải nhải vẽ mãi thì nhất định là sẽ có nhiều cái thừa. Nên tránh đi thì hơn. Vẽ lâu cũng đợc nhưng cốt để đi sâu vào cái đẹp, cái cần, chứ không phải để thấy cần cù nhiều quá của bàn tay.
Càng ngắn càng khó (tất nhiên là ngắn hay). Càng ít nét, càng giản dị, càng khó. Cái tinh chất mới thực là cái đáng quý.
33. Giữ lại cái gì đẹp, mất đi cái gì xấu. Xóa cái xấu đi không thương tiếc. Điều đáng chú ý là phân biệt cho hay cái đẹp và cái xấu, không lẫn lộn. Xóa đi mất cái đẹp thì thật là buồn cho anh. Mà giữ lại cái xấu thì lại càng đáng buồn hơn
LƯỢM NHẶT
trích câu nói của monet
nếu cho tôi môt màu bùn tôi sẽ vẽ ra một làn da của một thiếu nữ xinh
Khi nghệ thuật thoái hóa, thì tưởng tượng bị từ chối
( William Blake )
Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức
( Albert Einstein )
Hình là rỗng, rỗng là hình
( kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa)
Mỗi bức họa mới là một sự kiện độc nhất vô nhị, một sự sinh thành là phong phú thêm vũ trụ được nhận thức qua tâm trí của con người, bằng việc đem đến hình thức mới cho cái vũ trụ đó
( Henri Matisse )
Tôi vẽ các vật như tôi nghĩ về chúng chứ không phải như tôi nhìn thấy chúng
( Picasso )
Ngay khi chúng ta bắt đầu dặt những ý nghĩ của mình thành câu chữ, thì mọi cái liền bị bóp méo-ngôn ngữ thật ra chẳng có tích sự tốt đẹp gì.Tôi dùng nó bởi vì tôi phải dùng nó, nhưng tôi không đặt niềm gì vào nó cả. Chúng ta không bao giờ có thể hiểu nhau.
( Marcel Duchamp )
Mỗi thứ chúng ta nhìn đều ẩn giấu một cái khác mà chúng ta muốn thấy
( Rene Magritte )
"Kiểu dáng tuyệt mỹ có được phải nhờ...không ngơi sao chép cái đẹp trên đời" (Giorgio Vasari).
"...Mọi vật trong thiên nhiên đều quy về luật lệ hài hòa mà điểm chính của nó là mọi vật đều hoàn hảo - Sẽ khó đạt cái đẹp nếu không có hài hòa. Sự hài hòa hoàn toàn có sự cân bằng sẽ bị lệch đi nếu nghệ sĩ không khéo thêm vào hoặc bớt ra. Người nghệ sĩ phải cận thận xếp đặt sao cho cân xứng mới đạt tới vẻ đẹp hoàn hảo trọn vẹn."
"Hội họa là thiên nhiên nhìn bằng nhân tính để diễn tả thành các hình khối."
danh họa Edgar Degas
1.
Vẽ rất dễ khi bạn không biết vẽ, nhưng rất khó khi bạn biết vẽ.
2.
Nghệ thuật không phải điều bạn thấy mà là điều bạn khiến người khác thấy.
3.
Sao chép lại những gì ta thấy cũng tốt, nhưng còn tốt hơn nhiều khi vẽ lại những gì giờ ta chỉ còn thấy trong ký ức. Đó là sự biến chuyển mà trí tưởng tượng kết hợp với trí nhớ.
4.
Chỉ khi không còn biết mình đang làm gì, người họa sĩ mới làm được việc tốt.
5.
Nghệ thuật là trụy lạc. Anh không cưới nó hợp pháp, anh cưỡng ép nó.
6.
Anh phải lặp đi lặp lại cùng một chủ đề cả mười lần, cả trăm lần. Trong nghệ thuật không có điều giống như sự tình cờ, thậm chí cả chuyển động.
Edgar Degas