Tuesday, October 23, 2018

DẠY MĨ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC LÀ GÌ?


Chúng ta vẫn thường nói với nhau về cách chúng ta đang thay đổi trong giáo dục Mĩ thuật là “phương pháp mới” “phương pháp Đan Mạch”  sau đó là” phát triển năng lực” .
 Vậy phát triển năng lực là gì? Hiểu nôm na nó là việc hình thành các kỹ năng để có thể thích ứng được với xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề các em phải đối mặt trong tương lai.

Đối với môn Mĩ thuật ,phát triển năng lực bao gồm cả thao tác kỹ thuật và thuộc tính giá trị cá nhân ,nó phải gắn liền với các hoạt động thực tiễn,học thông qua làm  .Nó dựa trên nền tảng về lý thuyết đa trí tuệ .Trong đó, môi trường học là rất quan trọng.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tất cả học sinh đều giỏi về một cái gì  đó vào một thời điểm dựa trên quá trình tích lũy kinh nghiệm của các em,và môi trường ở đây là một  môi trường thoải mái,an toàn .

Trong môi tường đó cần thiết kế các phương thức trải nghiệm khác nhau phù hợp với nhiều phong cách học của trẻ thông qua các quy trình. “Môi trường “ ở đây còn có nghĩa là cung cấp đầy đủ cho các em các công cụ,vật liệu phải luôn sẵn  sàng và các  thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Nó yêu cầu ở học sinh tính tự chủ và có khả năng tự học,có thể hợp tác với người khác, phải tư duy...

Dạy học phát triển năng lực ,bản chất là một phương pháp dạy tích hợp với các môn học, hướng người học đến việc trải nghiệm khám phá, giải quyết vấn đề , trong đó giáo viên sẽ sử dụng các chiến lược phù hợp cho từng chủ đề,từng quy trình như:sơ đồ tư duy ,thảo luận, ,điền dã,thực hành nghệ thuật,trò chơi, kể chuyện,phỏng vấn…..

Giáo dục Mĩ thuật ở tiểu học thực ra còn có nhiều vấn đề,chúng ta ít có khái niệm trong dạy học,chúng ta không bám vào ngôn ngữ  của môn học,chúng ta thiếu cái khung chương trình để dựa vào để linh động,thiếu một triết lý quan điểm rõ ràng nên nhiều lúc mơ hồ giữa các quan điểm dạy học.Việc dạy và học của chúng vẫn còn mò mẫm ....và Thiếu sự thống nhất trong quản lý khi chuyển từ cái cũ sang cái mới.

 Dạy học phát triển năng lực chú trọng đến quá trình hơn sản phẩm ,nghĩa là quá trình đó học sinh sẽ tư duy thế nào,giải quyết nhiệm vụ gì, phải làm gì để hoàn thành nó.

Dạy học phát triển năng lực tập trung vào trải nghiệm của học sinh.Vậy trải nghiệm là gì?Là việc “sử dụng các vật liệu và thiết bị có sẵn trong lớp, học sinh được tự do lựa chọn cách thể hiện,giáo viên chỉ quan sát ,lắng nghe mà không hướng dẫn cụ thể như phương pháp cũ, trong khi học sinh được tha hồ khám phá mà không coi trọng vấn đề đúng sai.Cách học này sẽ khơi dậy tính tò mò  vốn có của trẻ,giúp trẻ nhận biết mình và nhận thức được về sự vật đó”.Tuy nhiên giáo viên vẫn phải cung cấp những hướng dẫn cần thiết và sử dụng những thông tin thu thập được từ đánh giá để cải thiện thành tích học.

Điểm mới của nó là vai trò của người giáo viên trở nên rộng hơn: GV trở thành người tổ chức,định hướng ,tư vấn.... không chỉ bó hẹp ở việc truyền thụ kiến thức và việc quan sát , lắng nghe của giáo viên cũng quan trọng như giảng dạy.
Trong môn Mĩ thuật ở tiểu học chúng ta có 7 quy trình bao gồm:
1,Vẽ cùng nhau,
2,Vẽ theo nhac,
3,vẽ biểu cảm,
4,xây dựng cốt truyện,
5,Tạo hình 3d –tiếp cận theo chủ đề,
6,Điêu khắc
7,Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn”

Dạy Mĩ thuật theo định hướng và phát triển năng lực thực tế khó hơn dạy Mĩ thuật truyền thống ,người giáo viên ngoài việc phải có kiến thức về chuyên môn thì còn phải động đến nhiều hơn các vấn đề lý luận dạy học, hiểu về khả năng của trẻ,"vùng phát triển gần" của trẻ để đưa ra các nhiệm vụ phù hợp,thời gian để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ thường dài và không cố định. 

Như vậy có thể thấy bản chất dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực chính là  :Tích hợp liên nghành trong nội dung,thông qua các hoạt động sáng tạo thẩm mỹ.Tuy nhiên , Theo quan điểm của cá nhân tôi thì cách gọi của nó là một hình thức của dạy học trải nghiệm để phù hợp hơn trong môi trường của Việt Nam,sẽ tuyệt vời và phù hợp hơn nếu chúng ta áp dụng  nó vào câu lạc bộ sau giờ học  ,bởi giáo viên sẽ có được sự tự do tuyệt đối và cảm hứng trong dạy học. Quan trọng hơn là nó có dịp để thể hiện đúng bản chất của nó.
                                                           

Sunday, October 21, 2018

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MĨ THUẬT: HÒA TRỘN MÀU SẮC


                                         HÒA TRỘN SẮC MÀU
                                             Đối tượng 7-8 tuổi


Nhiệm vụ của giáo viên

Kết quả học sinh cần đạt
- Khuyến khích học sinh quan sát, nhận biết màu thứ cấp
-HS vận động cùng với âm nhạc và   màu sắc
-HS trải nghiệm tạo ra hòa sắc từ 3 màu cơ bản
-Gợi ý chủ đề ,tư vấn HS tạo ra sản phẩm mĩ thuật.
- Quan sát, nhận biết được màu thứ cấp
- trải nghiệm hòa trộn màu sắc
- tạo ra sản phẩm mỹ thuật theo nhóm

MỤC TIÊU:

Học sinh sẽ xác định các màu thứ cấp. 
Học sinh sẽ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. 
Học sinh sẽ sắp xếp màu sắc thành các loại trong vòng tròn thuần sắc.
Học sinh tạo ra được sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề.
VẬT LIỆU CHUẨN BỊ:
-Sáp dầu hặc màu sáp
-Giấy a4
-Đất nặn
-kéo,hồ dán…
Các bản nhạc được sử dụng:




Ngày 1:

 Khởi động lớp bằng bài hát :The red,yellow,blue của Greg Peecy
https://www.youtube.com/watch?v=fAyOl0sC_HU





·         Cho học sinh biết hôm nay các em sẽ tiến hành các trải nghiệm hòa trộn sắc màu.
CÁC HOẠT ĐỘNG: 
-Nhắc lại màu cơ bản?

-yêu cầu học sinh sử dụng các mẫu đất nặn ,đặt 3 màu cơ bản vào 3 ô cách nhau tạo thành một hình tam giác cân trong phiếu vòng  tròn thuần sắc.

-Yêu cầu học sinh hòa trộn các màu bằng  đất nặn(10’)
Đỏ +Xanh
Đỏ +Vàng
Vàng +xanh
Học sinh nêu kết quả và đặt vào bảng vòng tròn thuần sắc
-GV thực hiện thí nghiệm bằng ống màu
 kết luận màu thứ cấp là màu được tạo ra bởi các màu cơ bản
-Yêu cầu HS làm vào phiếu

-Hướng dẫn trải nghiệm
GVnói với lớp rằng Hs sẽ tham gia một trải nghiệm  hòa trộn màu từ màu vẽ.
-Mỗi bàn có 3 học sinh sẽ tạo thành một nhóm hoạt động tại chỗ ,mỗi bạn sử dụng  một cặp màu hòa trộn  trên giấy a4
+Yêu cầu hs chọn màu mà mình muốn hòa trộn.?
+Yêu cầu hs dự đoán màu sẽ tạo ra?
Vận động cổ tay cùng với một chút âm nhạc .

Ngày 2:

-Yêu cầu học sinh nhắc lại màu thứ cấp?
-Nói với HS rằng hôm nay chúng ta sẽ tham gia một trải nghiệm hòa trộn 3 màu cơ bản.
-Mỗi bàn 3 Hs sẽ cùng thực hiện một trải nghiệm hòa trộn 3 màu sắc và vận động cơ thể cùng với âm nhạc
-Yêu cầu HS xác định màu sắc mà họ nhìn thấy?
GV kết luận : Khi hòa trộn 3 màu cơ bản ta được hòa sắc tối hơn đó là màu xám
-Gộp 2 bàn làm một nhóm lớn. Đưa ra một chủ đề về hoa VD như :lẵng hoa,bình hoa,vườn hoa,biển hoa,cành hoa……….yêu cầu các nhóm lựa chọn và sử dụng các bản vẽ hòa trộn màu sắc như một kết cấu ,tạo ra một sản phẩm Mĩ thuật.
*Mở rộng hoạt động:
-Yêu cầu cả lớp cùng làm một tác phẩm lớn với chủ đề về cây mùa thu.
ĐÁNH GIÁ:
Sử dụng sản phẩm treo ở bảng tin của lớp học
                                                                                    Lê Thủy 

















*Ý tưởng mở rộng: