Sunday, September 30, 2018

Kế hoạch bài học vẽ chân dung em (Lớp 1)


VẼ CHÂN DUNG EM 


Mục tiêu:
-HS hiểu khái niệm về tranh chân dung.
- Nhận biết được vị trí, hình dạng các bộ phận trên khuôn mặt.
- Vẽ được tranh chân dung bằng bút chì, màu.
-Sắp xếp bố cục trong bức tranh.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cùng nhau thảo luận sự khác nhau của tranh và ảnh chân dung
Sử dụng một số tác phẩm nghệ thuật ,thảo luận và rút ra tranh Chân dung là tranh vẽ một con người cụ thể.
  
  Chân dung gồm những phần nào?
Giới thiệu một tác phẩm tranh chân dung cho HS,các nhóm Cùng nhau xem tranh , dùng bút vẽ theo đường viền của tác phẩm ,thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+Tên của tác phẩm?
+Hình dạng của đầu?
+Hình dạng của cổ?
+Vai có đường gì?

Trò chơi ghép hình
* Chuẩn bị: + Các khuôn mặt có nhiều hình dạng khác nhau
                   + Mắt, mũi, miệng đã cắt rời
                   + Hồ dán
Chia nhóm HS: HS cùng nhau xếp các hình mắt, mũi, miệng lên khuôn mặt.
                          
-  Câu hỏi ?
+Trên khuôn mặt có những giác quan nào?
+ Vị trí của các giác quan được sắp xếp như thế nào?
                    Chân dung gồm 3 phần :Đầu ,cổ và vai
                    Vị trí của các giác quan trên khuôn mặt luôn cân đối
Ngày 2:
Hướng dẫn học sinh thực hành
  Thể hiện:
* Chuẩn bị: giấy vẽ,giấy nền (có thể có họa tiết) bút, màu,..
-         Ba bước thực hiện vẽ chân dung em: 
                                                                           
    B1: khuôn mặt mình có hình gì?
    B2: vẽ các bộ phận trên khuôn mặt
    B3:  vẽ màu         
Tham khảo ở bài viết này:  

                                        
                 Sử dụng đường nét, hình, màu sắc để tạo ra một bức chân dung

Gv yêu cầu Hs sử dụng gương quan sát và vẽ chính mình, sử dụng màu sắc .
Ngày 3
Yêu cầu học sinh cắt ra sắp xếp lại trên một giấy nền có sẵn được chuẩn bị trước,hướng dẫn học sinh thế nào là một bố cục được sắp xếp tốt và yêu cầu học sinh thực hiện
Đánh giá
 Lựa chọn các tác phẩm tốt nhất trưng bày ở bản tin trường hoặc câu lạc bộ.
                                                                                   Lê Thủy


Saturday, September 29, 2018

Chân dung theo phong cách họa sĩ Pablo Picasso

https://drive.google.com/file/d/1jI9BEHlHYXBKYbx26LtZimdAjc_pJB5l/view?usp=sharinghttps://drive.google.com/file/d/14Q9IhMKMKq45ZA4jJs-X9fz41hzgSTnK/view?usp=sharing

Bài học vẽ chân dung:Đây là tôi


ĐÂY LÀ TÔI
Mục tiêu:

- Vẽ được tranh chân dung gắn với đặc điểm của bản thân bằng bút chì, màu.
- Sử dụng bản vẽ để giải trình và cung cấp một số thông tin về bản thân.                                      



Nhiệm vụ của giáo viên


Kết quả học sinh cần đạt
- Khuyến khích học sinh quan sát, nhận biết hình dạng, cấu tạo của khuôn mặt.
-Thúc đẩy và hỗ trợ giúp các em xác định chủ đề chính và miêu tả lại tác phẩm
- Sử dụng kỹ thuật và quy trình để truyền đạt ý tưởng,và những câu chuyện.
-Sử dụng cấu trúc thị giác của nghệ thuật :đường nét,hình dạng, màu sắc.Để truyền đạt ý tưởng
- Quan sát, nhận biết được các yếu tố nghệ thuật :Đường , hình dạng, màu sắc, kết cấu
- Vẽ được tranh chân dung bằng bút chì, màu.
- Sử dụng bản vẽ để giải trình, và cung cấp một số thông tin về bản thân.

 

          Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại tranh chân dung là gì?
          Quan sát một số tác phẩm nghệ thuật vẽ chân dung và chân dung tự họa Thảo luận trả lời các câu hỏi:


+Con nhìn thấy được những hình dạng nào?
+Con nhìn thấy được những đường nét nào?
+Con nhìn thấy được những màu sắc nào?
+Mô tả bề mặt của các mảng?
+Tác phẩm chân dung bộc lộ những điều gì về nhân vật?

           Chân dung được vẽ như thế nào?

1.Quan sát
+Con sẽ mang những những điều gì đặc biệt về bản thân mình vào tác phẩm?Các chi tiết cụ thể đó là gì?
*Mái tóc của con?
*Trang phục con yêu thích?
*Trang sức con thường đeo?
*Con có đeo kính không?......
+Con hãy quan sát và viết ra 5 chi tiết đặc điểm của bản thân mình?

2. Thể hiện

- Giáo viên đưa ra cách chọn bố cục cân đối trong tranh.

+ Gợi ý học sinh lựa chọn vẽ ngang hoặc dọc khổ giấy theo ý thích.
          + Hướng dẫn học sinh vẽ chân dung không quá nhỏ, chú ý sự cân đối của mắt mũi miệng…
- Ba bước thực hiện vẽ chân dung em:
          B1: khuôn mặt có hình dạng gì?
          B2: Vẽ các bộ phận trên khuôn mặt:
-Mắt có hình bầu dục và nằm ở giữa đầu.
-Lông mày thường là một đường cong theo hình dạng mắt
-Mũi nằm giữa mắt và cằm. (*Lưu ý:Đối lớp 1,có thể vẽ mũi hơi cong như hình chữ "L" . Đối với lớp 2 trở lên, có thể rút ra đầu mũi giống như một "nụ cười" với đầu cong xuống, và hai bên lỗ mũi giống như một dấu ngoặc ở hai bên .
Đầu tiên vẽ môi là một đường cong nhẹ .Thêm một đường cong bên dưới cho môi dưới và hai đường cong phía trên với môi trên.
Chiều rộng của cổ bằng với khoảng cách giữa các cạnh bên ngoài của mắt.
Đối với lớp 1, Vai được vẽ bởi hai đường cong. Đối với lớp 2 trở lên, có thể cong cổ vào vai một cách tự nhiên hơn.)
-Vẽ tóc
          B3: Vẽ màu
Khuyến khích học sinh bộc lộ màu sắc theo cái riêng của mình. 
     3. Đánh giá
-Hãy điền thông tin của bản thân vào phiếu sau:
+Tên tôi là..................................................năm nay.................tuổi
Khi tôi vẽ chân dung của mình tôi muốn mang những chi tiết mà bạn có thể nhận ra tôi
1....................................................
2....................................................
3....................................................
4....................................................
5....................................................
Ngoài ra tôi còn có những điều đặc biệt:
+Thích ăn món ăn nào?..........................................
+Có nuôi thú cưng nào không?Nếu có đó là con gì?
…………………………………………………………..
+Thích làm gì vào cuối tuần?....................................
+Màu sắc yêu thích là gì?.............................................
+Tên của 3 sở thích hoặc những việc tôi có thể làm?.........................................
+Có điều gì là sở đoản không?...........................................................................
                                                                        Lê thủy