Tuesday, March 20, 2018

VÀI Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT MỚI ĐỐI VỚI CẤP TIỂU HỌC


         Nhìn một cách tổng quát dự thảo chương trình Mĩ thuật mới vẫn còn chung chung ,chưa cụ thể, chưa làm cho người xem hình dung ra một cách rõ ràng khung chương trình chung .Quan điểm dạy học đưa ra đối với giai đoạn giáo dục cơ bản vẫn còn mơ hồ
         Bản chất của dạy nghệ thuật ở giai đoạn tiểu học là luôn tích hợp ,kết nối với các môn học lấy kiến thức về nghệ thuật và thiết kế làm trọng tâm qua đó học sinh sẽ được học kỹ thuật về nghệ thuật,thành thạo trong bản vẽ,điêu khắc,thủ công;đánh giá và phân tích được tác phẩm,khám phá những ý tưởng của mình.
        Trong dự thảo có viết: “Thông qua định hướng các chủ đề học tập, các thể loại thực hành mĩ thuật, các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối tượng học sinh khác nhau trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cần đạt và nội dung cốt lõi thống nhất trong cả nước” Nhưng làm thế nào để điều chỉnh phù hợp với địa phương và các nhóm đối tượng khi mà chúng ta thiếu các tiêu chuẩn học sinh cần được dạy cho các giai đoạn ,và các khái niệm về yếu tố và nguyên lí tạo hình cụ thể,cũng như kiến thức mà học sinh sẽ có được học sau chương trình tiểu học là gì?Khi mà những vấn đề này tức là cái khung chưa rõ ràng thì chúng ta khó lòng mà thực hiện được một chương trình nhiều sách giáo khoa.Việc linh hoạt đó nó còn đòi hỏi tính tự chủ của trường học và của giáo viên trong việc lựa chọn chương trình và nội dung.
         Phần năng lực cần đạt được theo tôi là hơi dài dòng ,thừa thãi nó làm cho bản dự thảo trở nên khó hiểu,nói tóm lại là học sinh sẽ có kiến thức và kỹ năng tạo ra tác phẩm của riêng mình  .Đồng thời dự thảo cũng nên làm rõ khái niệm thủ công và nghệ thuật trong giảng dạy  bộ môn Mĩ thuật?cũng như nên bổ sung thêm các bài  học về các danh họa ,thực tế đây là những bài học rất cuốn hút học sinh, nó giúp học sinh hiểu nghệ thuật có vai trò góp phần vào nền văn hóa ,sáng tạo của nhân loại. Thực tế chỉ khi nào học sinh nắm được những vấn đề cơ bản thì mới có thể tư duy phản biện và có sự hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ thuật.
          Phần phương pháp giáo dục theo tôi cũng có phần khó hiểu,thay vào đó nên đưa ra những gợi ý chiến lược dạy học cho từng phân môn hay bài học ví dụ như:Chân dung,điêu khắc,phân tích tác phẩm…….
         Nói tóm lại nội dung dự thảo cần ngắn gọn và cụ thể hơn,cần rõ hơn về mục tiêu,những kiến thức ,kỹ năng mà mỗi giai đoạn cần đạt được ,hệ thống kiến thức về nghệ thuật sau khi học xong tiểu học ?các khái niệm về yếu tố và nguyên lí phải được xây dựng rõ ràng.
Việc áp dụng chương trình mới chắc chắn cũng sẽ  gặp những khó khăn,nhất là vấn đề vật liệu,bảo quản bài học cho các khối ,đánh giá giờ học,sắp xếp thời khóa biểu phù  hợp và nâng cao trình độ cho giáo viên.
                                                                                                             Lê thủy


8 comments:

  1. Tôi thấy thế này chị Thuy,nếu sự phát triển của con người như là 1 cái cây. Vốn dĩ cái cấy không cần chăm bón nó cũng tự pt đc, con người không cần giáo dục ở trường học, đòi hỏi ở hoàn cảnh tự thân cũng phát triển được khá tốt. Thực tế cũng chững minh ngay trong lĩnh vực Mĩ thuật có những thiên tài không qua trờng lớp chính thống nào. Quay lại vấn đề dự thảo bộ GDDT nêu ra,có thể coi đây là đổi mới của bộ môn Mi Thuật trước đòi hỏi phát triển con người và pt xã hội mới ngày nay. Cái mới ai cũng nhận ra, có những điều tích cực thật sư. Nhg cũng như khi tôi đặt câu hỏi cho thầy Nguyễn Ngọc Ân, chương tình mới môn mĩ thuật đã thực sự căn bản và đi sâu chưa? VD như này: Con gaí có cách cảm nhận thẩm mĩ, thể hiện riêng cả về phong cách lẫn tư tưởng tình cảm... Nói chuyện về sự pt cái cây, giai đoạn rễ pt cần gì, thân , lá... đối chiếu qua con người còn phức tạp hơn rất nhiều, đơn giản nhất, ai cũng thấy (khác biệt giữa gái và trai) trong cái chung 1 giới lại phân ra nhu cầu của từng cá nhân (tạm gọi giỏi-khá-trung bình- yếu) nhu cầu trẻ nhỏ người nhớn , đều muốn cái tôi mình pt- cái tôi chính là sự trưởng thành cũng là khả năng tự thân, là nhu cầu thiết yếu cần pt và cần chăm sóc nhất. Vậy đối tượng yếu- cần đạt điều gì ở thẩm mĩ xuyên suất từ c1-c3 để khi trưởng thành có cái vốn - ta đã học thẩm mĩ rồi và sử dụng nó vào cuộc sống chính mình cũng như giúp thẩm mĩ đó pt hình thành thẩm mĩ chung trong xaz hội của đối tượng yếu (thẩm mĩ từ nhỏ) được bình đẳng với các dối tượng khá giỏi... Xang đến đối tượng giỏi(có tố chât) tại sao lại lên c3 mới chú trọng thật sự, trong khi đối tượng này nếu không có nhu cầu học tiếp lên chuyên nghiệp- tức đã đến tuổi lao động từ 16tuổi, vậy đối tượng này phải đc giáo dục nghề nghiệp từ trước c3 rồi. Cái lãng phí là ở chỗ đó, trẻ nhỏ lúc nào cũng có nhu cầu trưởng thành cho bản thân và cho đòi hỏi trc hoàn cảnh gđ xã hội... Giỏi không đc rèn rũa khi đang có nhu cầu, nhu cầu từ ngay c1,c2 rồi để có thể bước vào độ tuổi lao động 1 cách vững tin là mình tự lập đươc(phương tây - mĩ trẻ 15-16t đã tự tách gđ và sống tự lập đc 50-50 thậm chí là hoàn toàn) lĩnh vực mĩ thuật trẻ hoàn toàn có khả năng tự lập từ rất sớm, thậm chí là trước tuổi lao động, nhg mà chương trình cứ bắt các em bó buộc vào cơ bản, vào nhg điều mà nếu theo chuyên nghiệp, các em lại phải học 1 cách bài bản... đôi điều cảm nhận , thank bác nhiều vì các đóng góp của mình

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bộ vẫn chưa trả lời các câu hỏi: 1. về sự phát triển giới tính trẻ khi học bộ môn Mĩ Thuật 2. Các đối tượng và nhu cầu học mĩ thuật trước và sau đọ tuổi lao động cần gì, pt ntn, hình thành nên con người nào trong xã hội tương lai? giáo dục mĩ thuật chúng ta cứ mãi loay hoay bắt trước xã hội người và chả đi đến đc cái đích gì ... năm 2015 tiếp cận với pp mới, nhưng tới năm nay có sách giáo khoa vở thực hành mĩ thuật, lại lặp lại y cách tiếp cận mĩ thuật gò bó trước ta vẫn
      thấy nhàm chán

      Delete
  2. Đúng vậy bạn! Càng làm càng tiệm cận với cái cũ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chúng ta đang vay mượn quá nhiều từ người khác, kiểu lâu có dự án để nói là bộ đang đổi mới chả nhẽ ko làm gì... giá trị tranh đông hồ , tranh hàng trống, tranh mường cổ... sao ko khai thác chắt lọc và phát triển... để có 1 dự án cho riêng mĩ thuật Việt xuyên suốt. Kiểu như h đang hot quốc gai khởi nghiệp ( có hệ sinh thái mĩ thuật Việt thật tôt, mới mong có quả ngọt, có xã hội văn minh, xã hội có gu thâmt mĩ riêng của người Việt)

      Delete
  3. Những dự án về di sản này một số tổ chức họ cũng có làm rồi! Nhưng vẫn cần có nhiều dự án như thế nữa , n cái này mà làm đc thì rất hay!

    ReplyDelete
  4. tất cả những họa sĩ thành danh , cố họa sĩ hay họa sĩ đương đại của Việt Nam... họ đều phải chắt lọc và sáng tạo từ vốn tranh cổ của dân tộc mà gần đây nhất là tranh của họa sĩ Lê Phổ, đậm chất châu á ...tranh Kim Vân Kiều Chuyện là điển hình, rồi Phố Phái... học trò được thấm nhuần triết lí trong tranh dân tộc từ nhỏ, kết hợp kế thừa kĩ thuật hiện dđại thế giới nữa để tạo vốn văn hóa mĩ thuật cho xã hội... việc học nó cũng tự nhiên, phát huy tinh hoa dân tộc mình. Việc lớn luôn bắt đầu từ cái nhỏ, gần gũi ta nhất đã, cứ cố ép cho mình bằng người, bằng mặt bằng chung toàn cầu hóa đến khi ta bằng họ, họ lại đi trc ta cách xa rồi

    ReplyDelete
  5. Những bài học về các nghệ sĩ là vô hạn, Phố phái ,trần văn cẩn ...thậm chí những họa sĩ mới, miễn sao nó phù hợp,mình cho học sinh thử nó làm tốt!

    ReplyDelete