Tuesday, March 20, 2018

VÀI Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT MỚI ĐỐI VỚI CẤP TIỂU HỌC


         Nhìn một cách tổng quát dự thảo chương trình Mĩ thuật mới vẫn còn chung chung ,chưa cụ thể, chưa làm cho người xem hình dung ra một cách rõ ràng khung chương trình chung .Quan điểm dạy học đưa ra đối với giai đoạn giáo dục cơ bản vẫn còn mơ hồ
         Bản chất của dạy nghệ thuật ở giai đoạn tiểu học là luôn tích hợp ,kết nối với các môn học lấy kiến thức về nghệ thuật và thiết kế làm trọng tâm qua đó học sinh sẽ được học kỹ thuật về nghệ thuật,thành thạo trong bản vẽ,điêu khắc,thủ công;đánh giá và phân tích được tác phẩm,khám phá những ý tưởng của mình.
        Trong dự thảo có viết: “Thông qua định hướng các chủ đề học tập, các thể loại thực hành mĩ thuật, các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối tượng học sinh khác nhau trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cần đạt và nội dung cốt lõi thống nhất trong cả nước” Nhưng làm thế nào để điều chỉnh phù hợp với địa phương và các nhóm đối tượng khi mà chúng ta thiếu các tiêu chuẩn học sinh cần được dạy cho các giai đoạn ,và các khái niệm về yếu tố và nguyên lí tạo hình cụ thể,cũng như kiến thức mà học sinh sẽ có được học sau chương trình tiểu học là gì?Khi mà những vấn đề này tức là cái khung chưa rõ ràng thì chúng ta khó lòng mà thực hiện được một chương trình nhiều sách giáo khoa.Việc linh hoạt đó nó còn đòi hỏi tính tự chủ của trường học và của giáo viên trong việc lựa chọn chương trình và nội dung.
         Phần năng lực cần đạt được theo tôi là hơi dài dòng ,thừa thãi nó làm cho bản dự thảo trở nên khó hiểu,nói tóm lại là học sinh sẽ có kiến thức và kỹ năng tạo ra tác phẩm của riêng mình  .Đồng thời dự thảo cũng nên làm rõ khái niệm thủ công và nghệ thuật trong giảng dạy  bộ môn Mĩ thuật?cũng như nên bổ sung thêm các bài  học về các danh họa ,thực tế đây là những bài học rất cuốn hút học sinh, nó giúp học sinh hiểu nghệ thuật có vai trò góp phần vào nền văn hóa ,sáng tạo của nhân loại. Thực tế chỉ khi nào học sinh nắm được những vấn đề cơ bản thì mới có thể tư duy phản biện và có sự hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ thuật.
          Phần phương pháp giáo dục theo tôi cũng có phần khó hiểu,thay vào đó nên đưa ra những gợi ý chiến lược dạy học cho từng phân môn hay bài học ví dụ như:Chân dung,điêu khắc,phân tích tác phẩm…….
         Nói tóm lại nội dung dự thảo cần ngắn gọn và cụ thể hơn,cần rõ hơn về mục tiêu,những kiến thức ,kỹ năng mà mỗi giai đoạn cần đạt được ,hệ thống kiến thức về nghệ thuật sau khi học xong tiểu học ?các khái niệm về yếu tố và nguyên lí phải được xây dựng rõ ràng.
Việc áp dụng chương trình mới chắc chắn cũng sẽ  gặp những khó khăn,nhất là vấn đề vật liệu,bảo quản bài học cho các khối ,đánh giá giờ học,sắp xếp thời khóa biểu phù  hợp và nâng cao trình độ cho giáo viên.
                                                                                                             Lê thủy


Saturday, March 3, 2018

KINH NGHIỆM SƯ PHẠM RÚT RA TỪ NHÂN VẬT BURUN TRONG CUỐN “BÀI CA SƯ PHẠM” CỦA AXIMACARENCO

KINH NGHIỆM SƯ PHẠM RÚT RA TỪ NHÂN VẬT BURUN TRONG CUỐN “BÀI CA SƯ PHẠM” CỦA AXIMACARENCO
                                                                                                           Lê  Thủy
Bài học từ ngày còn mài đũng quần lưu lại! Mình nhớ khá khoái bài tập này vì nó cho mình cảm giác đang làm một bài tập làm văn khi phân tích một tác phẩm văn học dưới góc nhìn của một sinh viên sư phạm!Ngày đó cô bạn cùng lớp đêm nào cũng chổng mông đọc ,còn mình ,thực ra chỉ đọc đúng có mỗi chương này để trả bài,nếu đọc hết thì chắc chắn bài viết sẽ phải sâu hơn....!
“Bài ca sư phạm” của nhà văn Aximacarenco là một cuốn sách kê đầu gối của sinh viên sư phạm, một tác phẩm thể hiện năng lực phân tích tâm lý tuyệt vời của tác giả cùng với rất nhiều tình huống sư phạm kịch tính.
Nhân vật Burun trong tác phẩm được đánh giá là một nhâ vật thông minh , có “căn bản” hơn hẳn những đứa trẻ khác. Cậu luôn tỏ ra là một người nghiêm chỉnh, hòa nhã, từ tốn và giỏi giang hơn thảy những đứa trẻ cùng trang lứa ở trường với vẻ chăm chỉ cần cù hết sức trong học tập, điều đó khiến chúng ta nghĩ rằng cậu là một học sinh mẫu mực. Trong suy nghĩ của mọi người Burun không bao giờ là một kẻ ăn cắp.
Thế nhưng khi sự việc được phát giác, rằng Burun là kẻ đứng đầu tổ chức tất cả đã làm cho bác Antonxeminovich vô cùng kinh ngạc. Sự thật đó đã dấy lên một làn song tức giận ở các trạị viên, bởi lợi ích của chúng đã bị xâm phạm.Sự phận nỗ đó được đẩy đến cao trào trước những lời phẫn nộ mạnh mẽ của bác Anton phân tích tội ác của bọn trẻ “chúng cùng hung hãn đổ xô vào Burun một loạt” thằng bé Bratsenco thì giơ 2 cẳng tay về phía Burun “chính mày đã ăn cắp tiền của bác Anto, làm cho chúng tao chết đói” sự phẫn nộ đó không chỉ là sự bất bình trước một hành động sai trái, mà nó chứng tỏ rằng lợi ích của một cá nhân bao giờ cũng gắn liền với một tập thể, nó dường như đã trở thành một quy luật của cuộc sống mà nó khi bị phá vỡ ắt sẽ dẫn đến những xung đột.
Hiển nhiên chúng ta sẽ nghĩ rằng một học sinh có sự tiếp thu nhanh nhẹn thông minh như vậy, lẽ nào không hiểu được những phẩm chất cần có của một người lương thiện . Nhưng ở cái thời kì mà miếng ăn là một vấn đề sống còn thì những lời giáo huấn đạo đức đã trở thành thứ yếu, kẻ khôn ngoan như Burun rất hiểu điều đó. Song phản ứng đầu tiên của nó là chối phăng đi , thậm chí còn thách thức “mày thử đem chứng cứ ra xem” Điều này cũng dễ hiểu bởi có kẻ có tội nào lại đứng ra nhận tội bao giờ , nó động đến lòng tự tôn luôn tồn tại trong sâu thẳm mỗi con người và tất nhiên trong trường hợp đó sự phản kháng càng trở nên mạnh mẽ.Sự ương ngạch và lì lợm của Burun càng làm cho tập thể trở nên phẫn nộ, bất bình.
Đây là đoạn văn thể hiện được sự phân tích những chuyển trong tâm lí hết sức tinh tế của nhân vật, tiếng nói của tập thể đã khiến cho Burun “Bàng hoàng chưng hửng” nó thể hiện một sự lo sợ, hụt hẫng đang xâm nhập vào tâm trí của nhân vật được che đậy bằng vẻ “chưng hửng” vốn có của kẻ ranh mãnh, nó diễn tả  nỗi lo sợ bị tẩy chay và sự cô đơn , lạc lõng trước một cộng đồng, bởi chúng ta sống luôn luôn cần một sự công nhận , đồng tình và khích lệ của mọi người, chúng ta luôn cần một sợi dây liên hệ vô hình với thế giới xung quanh và như một nỗ lực cứu vớt lấy lại mối thiện cảm xưa cũ , Burun đã chùn bước. “thì cứ cho là tao đã lấy đi, nhưng mà tao đã trả lại rồi , có phải không?”quả là một đứa trẻ thông minh , với cách hỏi đó tất nhiên sẽ phải trả lời ngay là đúng! Rõ ràng ở đây Burun đã có một sự chuyển biến từ thách thức đến” bang hoàng” và rồi gần như khuất phục trước dư luận của tập thể
LeNin đã nói rất đúng: Mỗi một con người sống trong một cộng đồng xã hội cũng như rễ cây bám vào đất, không ai có thể tồn tại nếu tách mình ra khỏi long đất ấy. Không ai sống mà không chịu tác động dư luận quanh mình. Ở đây ta có thể nhận thấy ở bác Anton xemionovich một sự nhẫn nại đến kính phục, trong lúc mà sự tức giận đang trào lên tùng đợt và kẻ đầu mưu đã được đưa ra ánh sáng, nhưng trong lời phẫn nộ của bác không những chỉ chứa sức mạnh của một nhà hung biện mà là một nhà tâm lí thực thụ . Bác không hề nói”Burun, mày là một kẻ ăn cắp, mày còn dám chối sao”bởi điều đó sẽ động đến lòng kiêu hãnh vốn có của con người. nó không làm cho người ta khuất phục, thừa nhận tội lỗi mà còn nảy sinh tâm lí đối kháng.
Rõ ràng không phải cứ đao to búa lớn là đanh thép, sức mạnh của ngôn từ, của sự chỉ trích nhiều khi được thể hiện nhẹ nhàng mà không kém phần sắc bén “Tước đoạt của một bà già mà tất cả hạnh phúc thu lại chỉ còn có mớ đồ vải thảm hại này, tước đoạt của bà trong khi ở trai không ai tỏ ra tốt bụng đối với chúng hơn bà ta, và làm như thế đúng khi bà cần sự giúp đỡ của mình thì quả thực không có một tí gì là nhân đạo trong con người nữa…Làm người phải tỏ ra tự trọng, phải tỏ ra hùng mạnh và kiêu hãnh và đừng có lấy đến cái giẻ rách cuối cùng của những bà già tội nghiệp” sức mạnh của nó nằm ở chỗ nó động đến lòng khao khát trở nên quan trọng của con người, lòng khao khát được thể hiện và tạo nên những điều tốt đẹp, nó chạm đến lòng trắc ẩn ,tính nhân văn trong sâu thẳm con người “Bản chất của con người là luôn muốn tạo ra cái đẹp”(mac)
Trong sự giận dữ Bác Anton đã dành cho Burun một lối thoát danh dự, một sự kì vọng vào sự chuộc lỗi của Burun.
Bọn trẻ phá lên cười trước phản ứng của Burun sau cuộc tranh luận, tỏ vẻ thích thú mãn nguyện và thái độ mạnh mẽ dữ dội” phải tẩm quất mày, tẩm quất mày một trận” sự không khoan nhượng của tập thể, sức nặng của nó khiến Burun phải cúi đầu nhận lỗi. Nhưng liệu một kẻ lì lơm như nó có thực sự khuất phục?
Cuộc đối thoai riêng giữa bác Anton và Burun cũng là phiên tòa phán xử cho hành động của cậu, mà ở đó người ta được thú tội và mọi nguyên nhân đều được làm sáng tỏ. Trong lòng bác Anton dù tràn ngập một sự tởm ghét ghê gớm,” chỉ muốn quoẳng một vật gì nặng vào người nó để chấm dứt cuộc nói chuyện cho xong” Nhưng bác Anton đã không làm như vậy. Nó trôi dạt đến đây bởi nó đã từng là một tên trộm cướp và ở đây nó là một học sinh xuất sắc và ngay cả bác cũng kinh ngạc trước qui mô và óc thực tế của nó. Vậy điều gì đã dẫn đến hành động của Burun? Giáo dục có thể làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn, văn minh hơn , điều đó thì đã rõ. Nhưng làm thay đổi một con người thì thật khó, nếu không muốn nói là vô ích. Thế nhưng trong cái thế giới nhiều lúc thật buồn chán này vẫn có những con người với những nỗ lực thật bền bỉ để làm cho nó ngày một trở nên tươi đẹp, những con người mà các thế hệ đi qua cuộc đời họ đã làm thay đổi cuộc đời chúng, vẫn có những niềm tin không bao giờ tắt và những điều kì diệu vẫn diễn ra “Tôi hứa sẽ không bao giờ ăn cắp nữa”Burun đã hứa như thế. Hiểu biết, rộng lượng, cố gắng hiểu bọn trẻ,không lên án một cách trực tiếp mà cố gắng tôn trọng nhân cách của chúng dẫu biết rằng tội không thể dung tha bác Burun quyết định mở rộng vòng tay với Burun “thôi được” thế mày thấy có cái gì là thích thú ở đây?” cái nơi mà Zadozop đã từng thắc mắc” Đây mà là cuộc sống ư?” Nhưng với những đứa trẻ ‘cầu bất cầu bơ’ này lại là môt cơ may cứu rỗi cuộc đời nó, bọn trẻ khao khát một mái ấm, được làm việc, được học, thậm chí được mắng nhiếc và đánh phạt khi nó mắc lỗi, đó là những mong ước rất chính đáng và nhân văn, nói như bác Anton “bọn trẻ cũng là con người”
“Tôi đã ăn cắp bởi lúc nào bụng tôi cũng vơi” một lời thú tội ngắn ngọn mà chứa trong đó cả một hiện trạng xã hội, và những vấn đề nhức nhối về con người. miếng ăn đã làm choc cho con người trở nên tha hóa, biến chất và đê tiện, âu đó cũng là nguyên nhân dẫn bọn trẻ vào con đường phạm pháp. Nó vẽ lên cả một bức tranh xã hội về nước Nga thời kì hậu chiến với những tổn thất, những vết thương chưa thể lành.
Không chỉ tác đông vào nhận thức ,tình cảm của Burun bằng những lí lẽ sắc bén, sự chân thành, bao dung và hiểu biết. Anton xemionovich đã đặt Burun vào những tình huống để nó kiểm chứng lời hứa danh dự của nó. Hành động đem đủ xuất bữa ăn không chỉ là một hành động vì sự thương hại ,à ở hành động đấy bọn trẻ cảm nhận được tình cảm ấm áp , nhân hậu và niềm tin của bác. Thứ tình cảm mà thửa ấu thơ nó đã từng được cảm nhận trong vòng tay của bố mẹ, thứ mà nó khao khát, ao ước từ trong tiềm thức.
Hành động đó khiến Burun cảm nhận được rằng nó không phải là một kẻ “không gia đình” một kẻ cù bất vô giá trị, bởi nó có một vị trí trong long bác Anton. Không kiểu cách và đạo mạo , bằng sự hiểu biết, phương pháp khoa học và đắc biệt là một tấm long đối với những mảnh đời của bọn trẻ, ta thấy cả một sự chuyển biến thay đổi ở Burun đươi bàn tay sư phạm tài ba của Anton xemionovich và kết quả là: Từ đấy không bao giờ nó ăn cắp một cái gì nữa, ở trại cũng như ở những nơi khác.
Tago từng nói: “tôi có một niềm tin mãnh liệt vào con người, niềm tin đó có thể bị che phủ bởi mây đen nhưng như ánh mặt trời không bao giờ tắt lịm” Bài ca sư phạm đã chứng minh rằng: không có đứa trẻ nào là không thể giáo dục.