Wednesday, January 17, 2018

Phồn thực trong điêu khắc trang trí

Lê Thủy tổng hợp
(Bài học từ thời sinh viên)
Trải qua trường kỳ lịch sử với biết bao biến thiên của xã hội bao lần tiếp xúc và giao lưu văn hoá, các tín ngưỡng dân gian của người việt nói chung cũng luôn vận động, gắn liền và phát triển cùng cuộc sống.Bài viết này chỉ đề cập đến tín ngưỡng phồn thực trong nghệ thuật tạo hình dân gian.
Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng sùng bái sự sinh sôi nảy nở của giới tự nhiên và con người. Hình thức tín ngưỡng này được các nhà khoa học cho rằng nó xuất hiện vào thời đá mới, khi bắt đầu có trồng trọt và chăn nuôi (trồng rau củ…) và được phổ biến trên toàn thế giới.
Phồn thực không chỉ là những hành vi nghi thức cầu mong được con cháu tiếp nối mãi mãi, sự sinh sôi nảy nở và hoa trái tươi tốt thông qua biểu tượng âm dương, giao hoà đực cái mà bên cạnh nó còn toát lên một sự khao khát về cuộc sống no đủ, và con người thiên nhiên hoà hợp.
Khát vọng sự sinh sôi nảy nở ấy cùng với thiên nhiên và con người đã thăng hoa trong nghệ thuật tạo nên những tác phẩm tạo hình mang đậm chất phồn thực.
Trần Ngọc Thêm đã giải nghĩa trong  “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam: Việc thờ cơ quan sinh dục nam, nữ được gọi là sinh thực khí (sinh: đẻ, Thực: năng nổ, no đủ, khí: công cụ)
Đây là hình thái cơ bản của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống văn hoá tâm linh của cư dân Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.Tín ngưỡng phồn thực là một tín ngưỡng có nguồn gốc xưa nhất của loài người.
Lần lại lịch sử, có thể thấy khi mà chế độ công xã thị tộc tan rã, xã hội chuyển qua thời kì có giai cấp với sự phát triển của các hình thức xã hội đặc thù. Trong đó có hình thức công  xã nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp dặc trưng. Chính hình thức đời sống xã hội này với nền kinh tế nông nghiệp đã làm nảy sinh ra một hình thức tôn giáo ứng với nó: những nghi lễ phồn thực mà sau này đã được phát triển lên thành tín ngưỡng phồn thực.
Nói đến tín ngưỡng phồn thực,chúng ta đều hiểu rằng đó là tiếng vang nào đó của tín ngưỡng nông nghiệp thời cổ về mối liên hệ siêu nhiên giữa con người với đất đai, cây trồng và vật nuôi mà chủ yếu  là thông qua dục tính giữa nam nữ con người mà thông linh với  sự sinh sôi nẩy nở trong tự nhiên 
Để kiến giải cho nguồn gốc của lòng tin về sự phồn thực ứng với sự phì nhiêu của đất, sự sinh sôi của cây trồng và mắn đẻ của con người để rồi từ đó ra đời một tín ngưỡng, bao gồm những lí do sau:
Trước hết, đó chính là sự bất lực của con người làm ruộng nguyên thuỷ trước thiên nhiên. Việc tìm đến sự cứu trợ từ thiên nhiên bằng cách cầu xin để có được một vụ mùa có kết quả thông qua những phương thức cầu cúng và lễ bái là kết quả tất yếu của sự hạn chế về nhận thức và phương thức sản xuất thời bấy giờ.
 cư dân nông nghiệp cho rằng Sự sinh sôi được tạo ra từ đất và vòng quay mùa vụ cũng ứng với sự sinh sôi nẩy nở của con người. Con người vốn từ lâu vẫn tin rằng đất đai và cây trồng cũng có cuộc sống và linh hồn, cùng với việc tôn thờ người phụ nữ, họ đã nhân hoá và gán cho đất đai, cây trồng những khả năng của con người. Từ khả năng đặc biệt của giới tính nữ đến khả năng kết phối của người mẹ.
Trong niềm tin  của xã hội nông nghiệp nguyên thuỷ, họ cho rằng muốn cho đất đai phì nhiêu thì con người phải truyền thêm sinh khí cho nó bằng các hoạt động tình dục của chính con người. Có nghĩa là cuộc kết hôn của các cây lớn, nhỏ không thể dẫn tới sự sinh sôi phát triển nếu như không có được nguồn sinh khí lấy từ cuộc giao phối thật sự của những con người hai giới nam nữ.
 Người xưa nghĩ rằng cây trồng và vật nuôi cũng giống như loài người chúng cần phải có sự kết hợp một cách mạnh mẽ. Vậy là con người thấy rằng phải làm mẫu và nhắc nhở thiên nhiên, cây trồng, động vật như một cách “truyền nghề” để cây trồng và động vật có những cuộc hôn phối có kết quả. Họ tin rằng hành động giao phối của con người sẽ gây cảm hứng sang muôn vật. Chính vì vậy trước mùa gieo cấy bao giờ người nông dân cũng thờ cúng và tái hiện việc giao phối âm -dương, đực- cái dưới các dạng thức khác nhau.
Với người làm nông nghiệp thì việc thực hành các nghi lễ trước và sau mỗi mùa vụ là hết sức quan trọng, người ta tin nó mang tính chính yếu quyết định sự phồn vinh của cây cỏ và mùa vụ.
Tín ngưỡng từ trước đến nay được hiểu là: lòng tin và ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa. Và người ta hay dung thuật ngữ “Sự thờ cúng” hay “Sự thờ phụng” khi nói về tín ngưỡng.
Ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người dân Việt Nam là rất lớn, mặc dù qua những gian đoạn lịch sử khác nhau, mức độ ảnh hưởng của nó hoàn toàn không giống nhau. Nhưng hình thức này hay hình thức kia nó luôn có mặt trong đời sống văn hoá dân gian và sinh hoạt hàng ngày của người Việt.
Tín ngưỡng phồn thực đã có mặt rất sớmt ở Việt Nam cách ngày nay hơn 3000 năm thông qua sự liên tưởng tới sự sinh sản. Tín ngưỡng đó tồn tại ở Việt Nam dưới hai dạng biểu hiện: Thờ sinh thực khí nam và nữ và thờ cả hành vi giao phối của người và của thú.
Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của văn hoá Việt Nam, chịu sự chi phối của lịch sử, của những hệ tư tưởng lần lượt xuất hiện ở Việt Nam. Và tư tưởng phồn thực này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của con người Việt Nam, từ đó có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như chi phối tư tưởng trong các loại hình văn hoá dân gian người Việt.
 Các di chỉ ở gò Mả Đống ( Hà Tây cũ ) người ta tìm thấy những vật hình Linga hay di chỉ ở Đồng Dậu. Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy được những hình ảnh âm vật ” Yoni ” hay những bức tượng thể hiện rát rõ đặc tính nữ.Như vậy nó đã xuất hiện từ thời nguyên thủy.
Cho đến nay những hình khắc trên đá được nhắc đến nhiều nhất như dấu ấn của nghệ thuật tạo hình nguyên thuỷ Việt Nam, đó là hình khắc người và thú trên vách đá hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ- Hoà Bình- 10 000 năm) và bãi đá cổ SaPa. Những hình khắc trên hang Đồng Nội được phát hiện năm 1929 do bà Mcolani tìm ra . 1925 Victorcg Loubew phát hiện Tại thung lũng Mường Hoa kéo dài hơn 4km, rộng với gần 200 hòn đá lớn nhỏ khắc hình mặt trời, mưa suối, ruộng bậc thang, hình người cảnh giao phối… đã làm nên diện mạo mới cho những công trình nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật chạm khắc về bãi đá cổ Sapa.
Các hình chạm khắc cổ bãi đá thuộc di chỉ Suối Hoa, khá phong phú từ những vết khắc vạch song song nhiều lớp uốn lượn, những hình khắc theo tia tròn tượng trương cho mặt trời những hình tượng hình chữ nhật, hình tròn tượng trưng cho nhà nhà cửa, nương rẫy, hình con người với nhóm hoặc đơn lẻ xuất hiện  hình thức lược đồ đơn giản nhất ở dạng khung dây, nhìn tư thế trực diện, nhấn mạnh bộ phận sinh dục, là hình ảnh tượng trưng cho một tín ngưỡng sơ khai bản địa.
Nghệ thuật của các hình chạm khắc ở bãi đá cổ Sapa , hình ảnh con người rất phong phú sơ lược, mơ hồ, tính chân dung dường như mờ nhạt bù lại  cơ quan sinh dục được biểu hiện rõ nét. Phải chăng đó là một ước vọng khá đồng nhất mang tính tâm linh: Phồn thực như một nghĩa vụ, một quyền lực siêu nhiên để bảo tồn nòi giồng. Như một số hình người phụ nữ nhìn trực diện biến dạng hình khung dây nhưng chú ý nhấn mạnh cường điệu bộ phận sinh dục… những biểu hiện phồn thực sinh sản luôn là một ám ảnh được thị giác hoá với môt thái độ đặc biệt của nghệ thuật Nguyên Thuỷ tìm về bản năng sơ khai của loài người.
 Đến thời kỳ văn hoá Đông Sơn, tín ngưỡng phồn thực tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng của mình trong đời sống cư dân nông nghiệp Việt Nam. Khảo cổ học đã xác minh trên những di vật trống đồng Đông Sơn hay thạp đồng Đào Thịnh. Ngoài ra, trong những di tích khác mà chúng ta ta tìm được cũng thấy biểu tượng tín ngưỡng phồn thực như tượng người đàn ông Văn Điển bằng đá cao 3,6cm với sinh thực khí được nhấn mạnh… là biểu tượng tôn giáo quan trọng nhất đã phát hiện được, phản ánh tư duy trừu tượng của cư dân trồng lúa nước, là bằng chứng rõ nét nhất của tín ngưỡng phồn thực của tổ tiên người Việt.
Trống đồng là hiện vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn là biểu tượng của cư dân nền văn minh lúa nước… trống đồng Đông Sơn mặc dù to nhỏ khác nhau trang trí nhiều ít khác nhau, và thời gian đúc sớm muộn khác nhau nhưng đều cho thấy khá nhiều hình ảnh tính giao của động vật và con người được khắc trên mặt trống, thân trống và cả phần đế. 
Trong thời đại kim khí, độc đáo nhất là 4 cặp nam nữ giao hoan dài 9cm trên thạp đồng (Đào Thịnh) Yên bái- 1966. Thạp cao 97cm (tính cả nắp) đường kính mặt thạp rộng 61cm, đường kính đáy 60cm, nắp cao 1,5cm. Không sắc sảo tinh tế nhưng có kết cấu không thua kém gì trống Đồng, tuy sự khác biệt giữa chức năng và ý nghĩa thực dụng và tâm linh của thạp là khác với trống. Trọng tâm của thạp là ngôi sao 12 cánh lan toả biểu tượng cho mặt trời là hình tượng biểu hiện đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp  lúa nước (hình mặt trời biểu tượng cho trung tâm của vũ trụ liên quan đến sự sống của muôn loài) Tuy nhiên mặt trời chia làm 4 phần mỗi phần 3 cánh, xen giữa 4 phần là 4 cặp nam nữ giao hoan. Đầu hướng tâm với mặt trời. Có ý nghĩa nhân năng lượng của tự nhiên và cảm giác lặp xoay tròn tạo cảm giác lan toả của vũ trụ, ở thạp mang tính phồn thực rõ nét.
Là cư dân của nền văn minh nông nghiệp lúa nước thạp dùng để đựng ngũ cốc với lý do đó tính phồn thực trên thạp đồng  biểu lộ khả năng sinh sôi, đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái. Họ tin rằng hoạt động ân ái của nam nữ sẽ đánh thức sức sinh sản của hạt giống , sự kết hợp của âm dương sẽ khiến hạt giống nẩy mầm tăm tắp vươn lên tươi tốt.
Cho đến khi Phật giáo được xâm nhập vào Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực vốn được khẳng định và bám rễ trong dân gian đã bắt đầu có những biến đổi. Với tư tưởng giải thoát, Phật giáo yêu cầu sự diệt dục nơi trần thế để con người đạt được cảnh giới như cõi niết bàn. Tín ngưỡng phồn thực lại luôn đề cao sự sinh sôi nảy nở, giống nòi với sự hợp nhất âm dương, đực cái, điều này đi ngược lại với những giáo lý của Phật giáo. Đối với hệ qui chiếu của phật giáo, tín ngưỡng này luôn bị coi là dung tục. Tôn giáo này khi xâm nhập vào Việt Nam đã có những biến dạng, trở nên hài hoà hơn với văn hoá bản địa, mở đường chấp nhận các thần linh của dân chúng.
Đến vương triều Lý, Trần, Phật giáo được tôn sùng, đề cao và từ đó  tín ngưỡng dân dã dần bị cho là thấp kém và cần xoá bỏ. Vì vậy mà tín ngưỡng phồn thực đã bị cấm đoán khá gay gắt trong giai đoạn Lý, Trần (TK XI- XIII) khi mà Phật giáo trở thành quốc giáo và đưa ra những hệ chuẩn về cái thiêng đối lập với cái tục của tín ngưỡng Phồn thực.
Thời Lý là một triều đại nơi hội tụ tinh hoa của nghệ thuật Việt Nam đã xây dựng một xã hội vững chắc  với sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ rộng rãi. Dưới sắc độ tâm linh tôn giáo kết hợp với dấu ấn mỹ cảm truyền thống phồn thực dân gian. Cột đá chùa Dạm (Bắc Ninh) biểu tượng của dấu ấn phồn thực
Mặc dù bị cấm khá nghiêm ngặt, nhưng vốn là tín ngưỡng nguyên thuỷ bản địa lâu đời, nó có một sức sống khá bền bỉ ẩn mình trong văn hoá làng. Chúng ta có thể thấy rõ điều đấy trong việc thờ tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp) làm ra nước để vạn vật sinh sôi nẩy nở của phật giáo Việt Nam gợi liên tưởng đến ”   cuộc mây mưa” theo cách nói dân gian để chỉ hành vi giao phối…hay sự xuất hiện một loạt các chùa tháp như Chùa Dạm (Bắc Ninh) tháp Báo Thiên, chùa Một Cột (Hà Nội) chùa Phật Tích (Bắc Ninh)…có bóng dáng của linga có dạng cột đá được trạm trổ hình rồng có dạng ngọn tháp có đầu nhọn vươn cao hay dưới dạng cột trụ đỡ chùa…là minh chứng vào sự chuyển hoá của tín ngưỡng phồn thực trong tâm thức dân gian thời kỳ này.
Khi nho giáo du nhập vào Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực tiếp tục chịu sự tấn công lần thứ hai, mạnh mẽ hơn khi đối đầu với tôn giáo này. Với tư tưởng khắc kỷ, chủ trương phong bế dục vọng “Nam nữ thụ thụ bất thân” Nho giáo đặc biệt công phá tín ngưỡng phồn thực.
Từ thế kỷ XVI vương triều nhà Lê Sơ sụp đổ, mở đầu cho thời kỳ biến loạn suốt nhiều thế kỷ, chính quyền trung ương không đủ khả năng đem lại sự no ấm cho dân chúng, ảnh hưởng của chính quyền vì thế, đối với người dân trở nên mờ nhạt. Hơn lúc nào hết, lúc này “phép vua thua lệ làng” thành hoàng được tôn vinh, trở thành ông vua tinh thần và có vị trí nổi bật hơn các thế kỷ trước.
Xã hội dưới thời Mạc khá rối loạn,đây là thời kì nho giáo được chính quyền phong kiến sử dụng để ổn định chính trị với những giáo lý “khắc kỷ”  do Chính quyền mải mê với cuộc nội chiến quyền lực sự quản lí đến làng xã trở nên lỏng lẻo.các nghệ nhân đã thả sức phóng túng thể hiện khát vọng sự phản kháng trên các tác phẩm của mình. Điều đó nói lên rằng, tín ngưỡng phồn thực vẫn luôn được bảo tồn bằng cách an trú trong cõi vô thức,
trong chạm khắc đình làng với hình ảnh nam nữ vui đùa, chọc nghẹo nhau,ân ái được thể hiện hần hết ở các ngôi đình Bắc Bộ.  
Tính chất phồn thực và các biểu tượng của sự hoà hợp âm dương trên chạm khắc chùa, đình làng gợi ta nhớ đến những trò diễn mang tính nghi lễ như nỏ nường, tắt đèn bắt chạch trong chum…trong các lễ hội dân gian. Chúng thể hiện một hy vọng rằng, quanh năm các thần linh sẽ chứng giám mà phù hộ cho mùa màng tươi tốt và bội thu, đem lại sự no ấm cho dân làng” bộc lộ những mong muốn, những suy nghĩ của người dân với khát vọng “năng sinh năng sản” của con người.
Đến thế kỷ XIX khi nhà nguyễn đặt nho giáo vào vị trí độc tôn thì từ thời gian này trở đi, tín ngưỡng phồn thực đã thực sự bị lắng đọng xuống tầng sâu văn hoá.
Như vậy bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng nguyên thuỷ dựa trên nguyên lý kết hợp hài hoà âm dương là nguồn cuội của sinh sản nẩy nở thì tâm thức người việt luôn chịu sự dồn ép khá mạnh của tư duy diệt dục phật giáo,của đạo đức khổng mạnh coi bản năng tình dục giũa nam và nữ là điều xấu cần xấu giếm hay xoá bỏ và của quan niệm nho giáo
Mỹ thuật là một phương tiện có thể phản ánh những tư tưởng triết lý của cá nhân và cộng đồng thông qua các biểu tượng.Đối với điêu khắc và trang trí, tín ngưỡng phồn thực tồn tại như một nét đẹp của văn hoá Việt Nam toát lên một niềm khao khát về cuộc sống no đủ của con người và thiên nhiên giao hoà. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Thêm (1997) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam-NXBQG
2. Trần Ngọc Thêm – Giáo trình cơ sở văn hoá Việt Nam- NXBQG
3. Chu Quang Trứ – Tượng cổ Việt Nam và truyền thống điêu khắc dân tộc
2001- NXBMT
4. Tạp chí văn hoá nghệ thuật -Số 10 – 2006
5. Đào Duy Anh – Hán Việt từ điển
6. Nguyễn Văn Huyên (2001) – Đồ Đồng Văn Hoá Đông Sơn- NXBQGHN
7. Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Tấn Cứ (1995) Điêu khắc nhà mồ Tây
Nguyên
8. Lê Văn Kỳ (2002) Lễ hội nông nghiệp Việt Nam – NXQGHN
9. Một vài tài liệu khác tham khảo.

Mỹ thuật Đông Sơn










Trường phái Ấn Tượng


Trường phái Ấn tượng là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris vào cuối thế kỷ 19. Hoạ sĩ thuộc trường phái này thường vẽ bằng những nét cọ thô để lại dấu vết rõ ràng cùng với sự pha trộn không hạn chế giữa các màu, nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh. Các bức tranh thường được vẽ rất nhanh cốt ghi lại ấn tượng tổng quan của tác giả hơn là đi sâu vào chi tiết. Khác với các trường phái Tân cổ điển, Hiện thực và Tự nhiên chủ nghĩa, trường phái Ấn tượng thể hiện một cái nhìn khoáng đạt và không câu nệ vào các định kiến của phương Tây ngày ấy.
Từ khoảng giữa thế kỉ thứ 19, hầu như cách duy nhất để các họa sĩ có thể thành công là được trưng bày tranh của mình ở Salon, Paris. Salon là cuộc triển lãm tranh nghệ thuật chính thức hàng năm. Người họa sĩ nào đoạt giải thưởng ở Salon này đồng thời cũng nhận được cơ hội có hợp đồng béo bở sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho chính phủ và nhiều đại gia tư sản thường có thị hiếu của hội họa hàn lâm chính thống.
Khi các họa sĩ phái Ấn tượng nộp tranh của mình cho Salon, các tác phẩm của họ thường bị từ chối hết. Ban Giám khảo Salon chỉ khuyến khích, trưng bày và trao giải thưởng cho các tác phẩm theo phái tân cổ điển. Đối với họ, tác phẩm của các họa sĩ phái Ấn tượng chỉ gồm những nét bút liều lĩnh, không hoàn thiện và gây xúc phạm.
Các họa sĩ phái Ấn tượng cảm thấy thất vọng vì phạm vi bó hẹp bời Salon. Đối với họ, tranh chính thống đã lỗi thời và không còn thích hợp nữa.
Cuộc triển lãm đầu tiên vào năm 1874 của các họa sĩ Ấn tượng trưng bày bức tranh ” Ấn tượng mặt trời mọc” của Monet dường như là điểm báo cho sự xuất hiện, bung mở về nghệ thuật tạo hình, là nền tảng của những gì sẽ xuất hiện sau này.
Triển lãm đã gây tiếng vang lớn ở Paris. Báo chí đã xúm lại chỉ trích, chế giễu. Trong cuộc triển lãm này co một bức tranh của Claude Monet vẽ về bến cảng Havro trong sương mờ buổi sớm với cái tên “Ấn tượng mặt trời mọc” chính tác phẩm này đã khiến nhà báo Loui Leroy thấy buồn cười và ông đã gọi nhóm hoạ sỹ bằng cái tên “Ấn Tượng” (Impressionistes) như cái tên của bức tranh. Và cái tên Ấn Tượng được dùng từ đó.
Phần lớn các họa sĩ phái Ấn tượng là người Pháp, nhưng trào lưu này cũng đã lan sang nhiều nước trên thế giới và ảnh hưởng đến các môn nghệ thuật khác. Trường phái Ấn tượng đã thành công rực rỡ vào cuối TK 19 đầu TK 20, đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa và từ đó sinh ra một số nghệ thuật hiện đại.
Nét đặc trưng của trường phái tranh Ấn tượng là cách sử dụng màu sắc va đập, ánh sáng tự nhiên, lối vẽ bất nghi thức, đường nét thô ngắn để tập trung thể hiện cảm nhận ban đầu, tức thời về đối tượng.Các họa sĩ theo Chủ nghĩa Ấn Tượng không chú trọng đến đề tài mà chủ yếu để thể hiện cảm xúc của mình trước thiên nhiên, "những lát cắt của cuộc sống". Bức tranh được vẽ nhanh, chủ trương ghi lại những khoảnh khắc tức thời. Nếu nói rằng các họa sĩ Ấn tượng không chú trọng tới bố cục thì quả thật không thỏa đáng , bởi cái mà họ muốn làm là phá vỡ “khuôn vàng thước ngọc” của chủ nghĩa cổ điển tạo nên một cách nhìn mới trong tạo hình.
 Người tiên phong chống lại các giá trị hàn lâm là họa sĩ Edouard Manet (1832-1883) là một hoạ sỹ thượng lưu bạt thiệp, hiểu nhiều biết rộng ông tuyên bố “-Tôi vẽ những gì tôi thấy!”.
Manet từng khẳng định: ” -Nhân vật chính trong họa phẩm là ánh sáng “, điều quan trọng không phải là vẽ gì mà đặc biệt chú trọng vào cách dùng sắc màu để diễn tả gam màu thiên nhiên, những không gian lung linh biến ảo từng phút từng giây, thoáng hiện thoáng mất, các nghệ sĩ đã tức thời nắm bắt, khai thác và vội vàng ghi lại cảm xúc của mình… Đây là nguyên nhân vì sao trường phái Ấn Tượng lại có nhiều họa pháp khác nhau, nhưng vẫn chung một mục đích, đó là diễn tả thiên nhiên một cách chân thật, bớt sự lý tưởng hoá hàn lâm, mà giàu cảm xúc, chỉ có ánh nắng long lanh mới chính là linh hồn bức tranh… Cho nên, Chagall đã định nghĩa “-Hội họa Ấn Tượng là tự do và ánh sáng ” và để biểu hiện ánh sáng tự nhiên, họ gạt bỏ màu đen mà thêm trắng tối đa, tiến tới bảng màu ngày một phong phú, tươi sáng hơn…
Năm 1863 là một cột mốc quan trọng.Edovard Manet vẽ bức tranh “Bữa ăn trên cỏ” gây sóng gió lớn. Về nội dung đề tài tranh Manet không co gì lạ so với tranh của các hoạ sỹ trước đó. Sở dĩ ông bị phản đối là do cách thể hiện nghệ thuật hội hoạ của ông .Trong tranh Mnet vẽ bốn nhân vật , trong đó có một cô gái khoả thân ngồi cùng hai chàng trai mặc rất đúng mốt thời thượng lúc đó. Chính vì vậy mà người ta dã la ó, chỉ trích như một sự “suy đồi” của nghệ thuật. Một lý do nữa , là bởi ông đã từ bỏ lối diễn tả ánh sáng dịu dàng, chuyển sắc độ êm ả theo kiểu cổ điển trong phòng vẽ theo sự sắp xếp, bố trí như các hoạ sỹ khác. Ở đây ông đã sử dụng tương phản mạnh giữa bóng tối và ánh sáng và cách đặt bút mạnh mẽ giàu cảm xúc. Vấn đề đặt ra ở đây là đã đến lúc đòi hỏi sự thay đổi trong cách nhìn cách vẽ.
Trước hết, Manet gạt bỏ lối vẽ “hoàn chỉnh” cũng như các đề tài cũ thường là tôn giáo, thần thoại, lịch sử…, lại táo bạo biểu hiện cá tính chủ quan mạnh mẽ bằng cách từ bỏ lối diễn tả ánh sáng dịu dàng, chuyển sắc độ êm ả theo kiểu cổ điển và bắt đầu dùng màu tương phản, tương ứng với ánh nắng chói chan hiện thực của cuộc sống. Người xem cảm nhận một nguồn cảm xúc mạnh mẽ qua từng nhát cọ bạo dạn, mạnh mẽ của tác giả.
Claude monet ( 1840 -1926): Được mệnh danh là “người cha của hội họa ấn tượng”, là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này với số lượng tác phẩm đồ sộ và quan điểm nghệ thuật nhất quán suốt cuộc đời. Ông còn được coi là ” Họa sĩ của những khoảnh khắc phù du”, “nhà biểu tượng của màu sắc”. Tranh của ông chú ý tới thiên nhiên, coi trọng diễn tả ánh sáng và màu sắc, ghi lại sự tươi mới của ấn tượng ban đầu một cách trung thực tuyệt đối. Những bức tranh về khu vườn, hoa súng của ông được công chúng đặc biệt yêu thích.
Mô-nê sinh ngày 14-11-1840 tại paris.Ông được coi là hoạ sỹ tiêu biểu của trường phái Ấn tượng. là người chủ xướng táo bạo và trung kiên nhất.Mặc dù phái Ấn tượng gặp nhiều trở ngại trên con đường đi tới chân lí, song Mô-nê vẫn là người giữ vững quan điểm lập trường về hội hoạ ấn tượng cho tới cuối đời.
Bức tranh “thiếu phụ trong vườn” của Mô-nê . Ánh sáng tràn ngập trong tranh chạy từ ô xuống vai  đổ dài trên mặt đất . Việc đi vẽ ngoài trời đã hướng Mô-nê cũng như các hoạ sĩ ấn tượng khác vào các hiệu ứng ánh sáng lấp lánh và các màu sắc của tự nhiên
Mục đích  của phái Ấn Tượng là biểu hiện nghệ thuật tự do của người đang cầm bút, trả cho nghệ thuật trở về với vũ điệu màu sắc ánh sáng phóng khoáng, chuyển động, nên rất có sinh khí…
Nhắc đến nghệ thuật Ấn tượng, không thể không nói đến Renoir (1841-1919)Có hai đổi tượng chính trong tranh ông mà ta vẫn thường thấy đó là ánh sáng và phụ nữ.
Trước đây, các họa sĩ hàn lâm vẽ trong họa thất nên chưa thấy hiệu ứng của ánh sáng ngoài trời tràn ngập mọi phía làm một vật hầu như không còn định hình một cách rõ ràng, mà chỉ là một mảng màu…chính vì vậy mà hình trong ấn tượng không được chú trọng. Phải mất một thời gian lâu, người ta mới khám phá ra rằng để xem và hiểu được tranh Ấn Tượng, phải lùi lại vài bước để thấy tổng thể bức tranh… Đó chính là sự chuyển giao khám phá thị giác của các họa sĩ Ấn Tượng vào tranh và truyền lại cho người xem tranh…
Edgar dega (1834-1917) ông là hoạ sỹ pháp tầm cỡ , người tổ chức và tham gia gần như hầu hết các triển lãm của các hoạ sỹ Ấn tượng. Song điều đáng nói hơn với khuynh hướng nghệ thuật này, ông giữ một vị trí đặc biệt: Miêu tả cái sống động của cuộc sống động của cuộc sống đương đại; quan tâm việc diễn đạt ánh sáng; tìm kiems những sắc màu hội hoạ. Dega không tán thành việc vẽ tranh giữa thanh thiên bạch nhật; tranh của ông hầu hết được hoàn thiện ở xưởng vẽ. Bởi vì theo ông , “tác phẩm là kết quả của tư duy, của sự nghiên cứu các danh hoạ, là công việc của niềm hưng phấn, của tính cách của sự kiên nhẫn quan sát”.
Degas tuy vẫn thuỷ chung với chủ đề trước, song đều chuyển từ nhãn thức “thị giác bề ngoài” sang những rung động nhân văn, cảm thông sâu xa với đối tượng miêu tả, dù là vũ nữ, hình khoả thân hay cảnh trí thiên nhiên.
Nhưng, cái mà người ta liệt dega vào hoạ phái Ấn tượng bởi rằng ông có bút pháp phóng khoáng, tự do, có bảng màu tươi sáng, nguyên chất, có lối dùng mảng màu và vạch kẻ màu “từng nhát một”(trong phấn màu); có sự thích thú trong việc tả ánh sáng và không khí . Tuy nhiên, đấy không phải là đặc tính của Degas , tất cả những tìm kiếm nghệ thuật của ông lại nhằm vào hình hoạ và bố cục.
Nếu như trước đây người nghệ sỹ vẽ những gì mình thấy, thì hội hoạ Ấn Tượng đã mở ra một cách nhìn mới cho người nghệ sỹ.Từ đây hoạ sỹ vẽ những gì mình cảm thấy, để thể hiện cái nội tại bên trong của mình. Là sự giải phóng tự do biểu hiện
chủ nghĩa Ấn Tượng cùng với các trường phái nghệ thuật xuất hiện sau nó chính là nền móng cho sự bùng nổ của các chủ nghĩa hình thức nghệ thuật sau này.
Để hiểu rõ hơn về trường phái Ấn tượng mời các em theo dõi video sau:

                                                                                                                                                           Lê  Thủy tổng hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Lịch sử Mỹ thuật thế giới – Phạm Thị Chỉnh-NXBĐHSP
2. Hội hoạ Ấn Tượng-Lê  Thanh Đức-NXBMTHN
3. 70 Danh hoạ bậc thầy thế giới-NXBMTHN
4. Trào lưu Ấn Tượng-NXBMTHN
5. Lịch sử mỹ thuật thế giới – Nguyễn trân -Trường ĐHMTHN
6. Lịch sử văn minh thế giới – NXBDGQG

Wednesday, January 3, 2018

PHÂN TÍCH MỘT SỐ BỨC TRANH THIẾU NHI

PHÂN TÍCH MỘT SỐ BỨC TRANH THIẾU NHI (Bài viết từ thời còn mài đũng quần trên giảng đường)
                                                                                                                                              Lê  thủy
“Xem tranh thiếu nhi, nhiều họa sỹ già đời cũng phải sợ xanh mắt”(Picasso)
Tranh của trẻ con vẽ rất bản năng theo một lối vẽ tự do, không bị lệ thuộc vào khuôn mẫu, các em vẽ bằng những ấn tượng và cảm giác về hiện thực. Đây là một số bức tranh mà tôi xin được từ ngày còn đi thực tập, chưa phải là những bức tranh đẹp nhất, nhưng các bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng bọn trẻ sinh ra và lớn lên ở một vùng sông nước Nghi Xuân Hà Tĩnh vẫn còn rất nghèo khó.
Ta thử xem bức tranh kiều Đình Tú-lớp6 vẽ một lớp học nhạc

Nó toát lên được không khí rộn ràng của một lớp học. Người xem còn cảm nhận được că âm vang tiếng nhạc bởi sự va đập của những bảng màu đối chọi, bằng sự sắp xếp trong một cấu trúc chỉnh thể. Trên cái nền vàng được vẽ rất hoạt Tú đã có sự phân bố màu sắc khá nhịp nhàng, vô hình chung tạo nên nhịp điệu cho bức tranh.Mấy cái nốt nhạc cũng tạo nên những họa tiết zich zắc thú vị. Gương mặt của các nhân vật mỗi người một hướng không phủ màu được làm điểm nhấn với nhiều trạng thái rất sinh động.
Bức tranh “Ngày mùa” của Nguyễn thị Nguyệt Tầm- lớp 7

cho thấy khả năng thực hiện những nét vẽ dứt khoát, mang tính khái quát, dẫu còn liệt kê dàn trải trong bố cục song dí dỏm đáng yêu. Bức tranh cho ta một cảm giác vui tươi trong trẻo đầy sức sống, không khí tưng bừng của ngày mùa dường như lan tỏa khắp vạn vật.
Cái nhìn của trẻ là cái nhìn tổng hợp đa chiều, không có khái niệm giống hay không giống, đúng hay sai, những yếu tố của ngôn ngữ tạo hình được trẻ mã hóa bằng ngôn ngữ đơn giản. Sự “ngây ngô” của các em là những suy nghĩ của những trái tim rất chân thật vì thế mà nó cũng dễ dàng “đi đến với trái tim “ của mọi người.
Những mảng màu chắc khỏe ,rực rỡ được đặt cạnh nhau tôn nhau lên. Màu hồng tươi dịu nhẹ đối lập với mảng màu xanh thẫm của mặt đất đã đẩy lùi không gian bức tranh ra xa.
Theo năm tháng sự khôn ngoan trong cách vẽ các em ngày càng phát triển, cái ngô nghê giảm dần .Đây là thời điểm cần có sự định hướng cho các em để bước sang một giai đoạn mới, cũng là thời kì mà nhiều giáo viên than vãn cho rằng đó là sự “xơ cứng của cảm xúc”
Hãy xem bức “Dòng sông đen” của Nguyễn Thị Quỳ- lớp 8

Trong cách vẽ đã bắt đầu có ý,muốn thể hiện sự đối lập giữa sự sống và cái chết, giữa sinh sôi và hủy diệt, màu xanh đang mất dần đi thay vào đó là sự xâm lấn của màu đen. Sức sống tràn đầy của cỏ cây hoa lá đang hường chỗ cho sự hủy diệt do sự tàn phá của con người, một bên là mảng màu nhẹ nhàng tươi sáng, một bên là mảng màu nặng nề có sức biểu nhiện lớn. Nếu mà xét kĩ thì còn có những chỗ phải sửa chẳng hạn như nên kéo chút cam sang bức tranh sẽ cân bằng hơn.
Các em thường vẽ những gì chúng thấy và quan sát được từ cuộc sống. NHư tóc thì phải màu đen, lá phải là màu xanh, hoa thì sẽ là đỏ hoặc vàng, người thì phải có tóc chân tay. Các em cũng chưa có khả năng phân tích màu nên thường dùng những màu nguyên chất đặt cạnh nhau, kinh nghiệm về thị giác cũng chưa nhiều nên sắc độ trong tranh rất đơn giản vì thể mà nó thường tươi sáng và mạnh mẽ. Đó cũng chính là sự khác nhau giưã tranh trẻ và các họa sĩ “dã thú” mà nhiều lúc chúng ta thường đưa ra để so sánh.
Bức tranh “Rước đèn trung thu” của Đặng Quỳnh Như- lớp 8

Quỳnh Như Đã sử dụng gam màu mạnh mẽ mà tươi thắm, sự thành công của em là đã biết tạo một không gian ước lệ cao, một khoảng trời xanh lam rộng với những vì sao nhấp nháy, ở trên góc tranh vằng vặc một vầng trăng rực rỡ, phía dưới là một thảm cỏ xanh ngắt của màu lục cộng hưởng với màu sắc rực rỡ của con người, những họa tiết trang trí mang tính cách điệu cao hòa thanh trong một bản nhạc sôi động. Sự đơn giản trong cách dùng màu đã làm nổi bật lên quang cảnh của buổi lễ rước đèn ông sao, bức tranh đã thể hiện một tố chất thông minh và sự nhạy bén về màu sắc của tác giả
Hay bức “Thả diều” của Lê Thị Mỹ Linh-lớp 8

Một quang cảnh vẫn diễn ra hằng ngày ở nông thôn mà các em vẫn chứng kiến, nó khiến người xem sững sờ về độ “rung rinh” của nó. Bức tranh gần như đạt yêu cầu của những yếu tố tạo hình. Cái màu xanh của cỏ non lại rất ăn nhập với tổng thể. Một không khí vui nhộn và êm ả của một buổi chiều quê, đua ta về với những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ kì diệu. Các hình thể trong tranh có sự giao lưu và chắt lọc trong tư thế, hình ảnh con dê con vừa bú vừa giỡn rất thú vị. Vô tình hay hữu ý mà em có sự kết hợp giữa động và tĩnh trong màu sắc và đường nét. Cái tĩnh được thể hiện ở sự chắc khỏe của dãy núi, cái động được thể hiện ở nét vẽ run rẩy rất có duyên, bầu trời vàng rực lung linh đối lập với cánh đồng xanh nõn, một vẻ đẹp rất nên thơ.
Bức tranh “vui chơi ở bãi biển” của Đặng Quốc Cường-lớp7

Ở đây ta thấy một không gian đồng hiện. Biển không còn là xanh thẫm ,trời không còn là xanh lơ, tất cả được thể hiện theo cảm quan của em. Nhưng quả kinh khí cầu với đủ hình dạng bay trên bầu trời, giờ đây được rút ngắn trong ngang tắc, một sự tưởng tượng ngộ nghĩnh đáng yêu, bức tranh tươi sáng mà không quá rực rỡ chói lọi, một cảm giác chan hòa ấm áp.
Màu sắc trong tranh thiếu nhi thường rực rỡ gay gắt nhưng nó lại mang một hiệu quả về tâm lý, một thế giới đầy biến ảo của hình của nét của màu không một chút ưu tư. Nói như Lê Thành Khôi” đẹp là cái gì làm cho tinh thần thích thú, đẹp không có khái niệm”