Thursday, April 18, 2024

KẾ HOẠCH BÀI HỌC STEAM-THIẾT KẾ ROBOT

Chủ đề:        THIẾT KẾ ROBOT

1. Mục đích:       

- Học sinh sẽ được trải nghiệm việc vận dụng các kiến thức về các môn học như Toán học, Mĩ Thuật,... để tạo ra một con Robot

- Học sinh thấy được ý nghĩa và sự gắn kết các kiến thức của các môn học trong nhà trường trong khi giải quyết một vấn đề (STEAM).

 2. Yêu cầu:

- Đảm bảo tính trải nghiệm của người học trong các giai đoạn:

+ Tìm hiểu các kiến thức về  chu vi,diện tích ,diện tích toàn phần,hình khối và sự cân bằng.

+Tìm hiểu một số cách để tạo ra các khối 3 chiều

+ Thiết kế bản kế hoạch để tạo ra Robot.

+ Thực hiện bản kế hoạch để tạo ra sản phẩm Robot mang thông điệp cá nhân.

- Đảm bảo tính tự học, hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề của nhóm và giữa người học với người dạy.

3. Mục tiêu:

·        Kiến thức

- Biết công thức tính chu vi,diện tích xung quanh,diện tích toàn phần của hình lập phương,hình hộp chữ nhật.

-Vận dụng kiến thức về toán học để gấp hình hộp lập phương và hình hộp chữ nhật bằng giấy kẻ ô lưới.

-Học sinh hiểu khái niệm về sự cân bằng khi liên kết các khối.

-Học sinh có kiến thức về đặc điểm,các chi tiết bộ phận cấu tạo nên Robot

-Thiết kế Robot với chức năng cụ thể ,theo tiêu chí của giáo viên đưa ra.

·        Kĩ năng

-Thiết kế dược bản vẽ mô hình Robot

-Gia công ,lắp ráp mô hình Robot bằng cách gấp giấy

-Kĩ năng làm việc nhóm,lắng nghe,thuyết trình,phản biện

·        Phát triển phẩm chất

-Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;

-Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống;

-Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.

·        Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học

-Năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể tạo được Robot bằng cách gấp khối

-Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên.

-Năng lực hoàn thiện,đánh giá ,cải tiến(nếu có) sản phẩm

-Năng lực tổ chức triển lãm

4. Thiết bị:

-Máy tính,máy chiếu

-Bộ mô hình hình hộp chữ nhật,hình lập phương

-Bộ khối gỗ hoặc mút xốp

5. Phương pháp dạy học:

-Phương pháp dạy học khám phá

-Phương pháp dạy học theo dự án

6.Vật liệu:

-Giấy phác thảo A4,bút chì,giấy có trọng lượng 150g( để in ô kẻ) hoặc giấy đề can có kẻ ô,kéo,keo sữa,keo,băng dính

-Giấy bìa cát tông để làm đế,tài liệu kèm theo

-Vật liệu gây nhiễu: súng bắn keo

7.Giới thiệu chủ đề:

 

Lứa tuổi học sinh

 

 

Học sinh lớp 5

 

Không gian thực hiện chủ đề

 

 

Phòng học steam

 

Vấn đề cần giải quyết

 

Trong chủ đề này, học sinh vận dụng kiến thức về toán học thông qua việc học về chu vi,các hình khối, xác định diện tích xung quanh,các mối quan hệ giữa kiến thức về các hình  khối hình học với một số nội dung thuộc phân môn Mĩ thuật như tác phẩm điêu khắc,cách gấp các khối từ giấy có kẻ ô. Từ đó xác định những vấn đề toán học liên quan, giải quyết chúng rồi quay lại sáng tạo ra một Robot mang chức năng cụ thể.

 

Bối cảnh thực tế

 

Bài học này là một sự kết hợp hợp lí giữa kiến thức toán học,sự cân bằng và một tác phẩm Điêu khắc.Mang lại cho toán học một cách tiếp cận thú vị gắn với những sản phẩm thực tiễn gần gũi với học sinh.Định hướng cho các em tư duy tránh lối học  cứng nhắc, máy móc ,không có tính vận dụng mà các phương pháp dạy học truyền thống trước đây vẫn mắc phải.

 

Liên kết với các môn học

 

-Khoa học về toán học

-Khoa học về cấu tạo,sự cân bằng

-Vẽ Mĩ thuật

 

Các nội dung kiến thức liên quan

 

- Chu vi mặt phẳng,Diện tích của mặt phẳng.Các hình phẳng có thể gấp lại tạo thành khối.

-Đặc điểm của khối lập phương,khối hộp chữ nhật.

-Khái niệm về sự cân bằng

 

Vấn đề cần giải quyết

 

-Thiết kế robot, vận dụng kiến thức khoa học và quy trình kĩ thuật,tính toán tỉ lệ ,sự cân bằng,tạo ra sản phẩm mang tính thẩm mĩ

-Thuyết trình giới thiệu sản phẩm

 

Nội dung steam liên quan

 

·        Science:

-Khoa học về sự cân bằng, trọng tâm

-Khoa học về cấu tạo của robot

·        Technology:

-Bản vẽ thiết kế,quy trình thiết kế

-Sử dụng các phương tiện kĩ thuật

·        Maths:

-Tính chu vi, diện tích,diện tích toàn phần

-Tính toán tỉ lệ cân đối của sản phẩm

·        Arts:

-Thiết kế Robot chắc chắn và mang tính thẩm mĩ

 

Sản phẩm

 

-Robot mang chức năng cụ thể

 

Tiêu chí sản phẩm

-Chắc chắn,có thể đứng vững

-Có chức năng cụ thể

-Có tính thẩm mĩ ,sáng tạo

-Có tỉ lệ cân đối

 

Câu hỏi cơ bản

-Tác phẩm điêu khắc là gì và tác phẩm điêu khắc khác với bản vẽ như thế nào?

-Chúng ta có thể sử dụng cách nào để gấp khối lập phương,khối hộp chữ nhật ?

-Làm thế nào để liên kết các khối với nhau tạo thành một Robot  có chức năng cụ thể?

 8.Tiến trình dạy học:

 

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục đích của hoạt động :

- Học sinh hiểu được mối quan hệ của toán học và nghệ thuật.

-Học sinh nắm được đặc điểm của các khối lập phương và hình hộp chữ nhật.

-Học sinh nhận thấy sự thú vị khi sử dụng toán học để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật.

- HS tiếp nhận được nhiệm vụ tạo ra Robot, ghi nhận được các tiêu chí của sản phẩm

b. Nội dung hoạt động:

-Giáo viên đưa ra thử thách  để học sinh suy nghĩ về việc sẽ thiết kế một con Robot .

c.Dự kiến sản phẩm:

-Tạo ra một con Robot mang  chức năng cụ thể.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

-Các nhóm HS thảo luận sau khi quan sát một số tác phẩm điêu khắc hình học,tượng hình của các nghệ sĩ như Joll Shapiro  Nam Junepaik ,học sinh hiểu rằng các nghệ sĩ thường sử dụng toán học để tạo ra các tác phẩm.

+Tác phẩm được tạo nên bởi những hình khối gì mà em đã học?

+Em có thể phân biệt sự khác nhau của khối lập phương và khối hình hộp chữ nhật?

+Theo em điều gì khiến cho các tác phẩm có thể đứng vững ?

-Chuyển sang yêu cầu thiết kế về một sản phẩm Robot từ các hình khối và đưa ra các tiêu chí .

2. Hoạt động 2: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới)

a. Mục đích của hoạt động :

- HS ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học liên quan đến việc thiết kế Robot

- HS xác định được sự liên kết của các kiến thức đã học trong việc giải quyết vấn đề đặt ra.

-Học sinh hiểu về khái niệm cân bằng

b. Nội dung hoạt động :

- Để tạo ra được bản thiết kế Robot, HS cần phải có kiến thức về các nội dung: Chu vi của mặt phẳng,diện tích một mặt phẳng,diện tích toàn phần,đặc điểm của khối lập phương và khối hộp chữ nhật,sự cân bằng ,không gian âm và dương trong tác phẩm điêu khắc cũng được đề cập đến.

-Và học sinh có thể thực hiện việc tìm hiểu kiến thức bằng cách Giáo viên sẽ cho học sinh nhắc laị các công thức tính chu vi và diện tích,sau đó thông qua các bài toán  để định hướng tư duy cho học sinh.Cuối cùng bài toán được mở rộng bằng cách học sinh làm việc với các ô kẻ lưới trong các hình phẳng  và gấp khối với bài toán liên quan.

Bài toán 1.

Một cái hộp dạng hình lập phương có độ dài cạnh là 20 cm.Tính:

a,Diện tích xung quanh của cái hộp?

b,Diện tích toàn phần của cái hộp?

c,Hãy vẽ các mặt của cái hộp trên tờ giấy kẻ ô,sau đó cắt và gấp thành cái hộp?

Lời giải:

a,Diện tích xung quanh của cái hộp là:

(20×4)×20 =1600 (cm2)

b,Diện tích toàn phần của cái hộp là:

20×20×6 =2400 (cm2)

Bài toán 2.

Một cái hộp dạng hình chữ nhật có chiều dài 20cm,chiều rộng 12cm,chiều cao 10cm.Tính:

a,Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó?

b,Diện tích 2 đáy của cái hộp đó?

c,Hãy thể hiện diện tích xung quanh,diện tích 2 đáy trên tờ giấy kẻ ô rồi cắt và gấp thành cái hộp?

Lời giải:

a,Diện tích xung quanh của cái hộp:

(20+12)×2×10 =640 (cm2)

b,Diện tích hai đáy của cái hộp là:

20×12 =240 (cm2)

- Mở rộng bài toán  bằng cách tìm ra cách gấp các khối có các bài toán liên quan

+Phân tích khối

+Vẽ hình dạng lên kẻ ô lưới

+Tìm ra cách gấp

c. Dự kiến sản phẩm:

-HS có thể trình bày lời giải của các bài tập định hướng của giáo viên (nếu cần thiết)

-HS gấp được khối

-Hs hiểu về nguyên lí sự cân bằng

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

- HĐ 1: HS sẽ thảo luận các kiến thức liên quan tới công thức tính chu vi,tính diện tích mặt phẳng,diện tích toàn phần.

-HĐ 2: HS có thể làm các bài tập định hướng của giáo viên và tìm ra cách gấp khối

-HĐ 3: Giáo viên thực hiện một thí nghiệm về rút  khối và sắp xếp khối để tìm ra khái niệm về sự cân bằng.

-HĐ 5: Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản, quan trọng (đã học, hoặc kiến thức mới vừa tìm hiểu) cho học sinh

3. Hoạt động 3: Đề xuất giải pháp khả dĩ

a) Mục đích của hoạt động :

- Học sinh đưa ra được ít nhất một giải pháp thiết kế Robot

b) Nội dung hoạt động :

-HS thảo luận về bản vẽ phác thảo thiết kế

c) Dự kiến sản phẩm :

- HS sẽ bản phân tích về mẫu thiết kế và lựa chọn được phương án tốt nhất

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

-Giáo viên đưa ra thử thách để suy nghĩ và thiết kế Robot

-Các nhóm sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn và thống nhất ý kiến

4. Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất

a) Mục đích của hoạt động :

-Học sinh làm việc với phiếu ý tưởng

-Mô tả được bản thiết kế

-Vận dụng kiến thức liên quan về khối và sự cân bằng để lí giải ,bảo vệ cơ sở khoa học của phương án thiết kế.

- Nhóm  lựa chọn được giải pháp tốt nhất theo các tiêu chí (do giáo viên đề nghị) về mẫu thiết kế Robot.

b) Nội dung hoạt động :

-Học sinh sẽ thảo luận và thống nhất các tiêu chí đánh giá giải pháp sau đó mỗi nhóm sẽ lựa chọn và thống nhất giải pháp phù hợp cho nhóm mình.

c) Dự kiến sản phẩm

- HS thiết kế được bản phác thảo con Robot có chức năng cụ thể.

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

- HĐ 1: Các nhóm thảo luận hoàn thành về bản thiết kế (cấu tạo,tỉ lệ giữa các bộ phận của bản thiết kế )theo tiêu chí của giáo viên

-HĐ 2: Giáo viên thông báo tiến trình các nhóm báo cáo và tiêu chí đánh giá thuyết trình giải pháp

- HĐ 3: Các nhóm cử đại diện thuyết minh về bản vẽ thiết kế của mình

- HĐ 4: GV xác nhận các phần thảo luận của học sinh và động viên các em

5. Hoạt động 5: Chế tạo Robot

a) Mục đích của hoạt động :

-Làm việc với phiếu phân công nhiệm vụ của nhóm

- Học sinh trải nghiệm hoạt động thiết kế Robot theo giải pháp đã lựa chọn

b) Nội dung hoạt động :

-Các nhóm thực hiện kế hoạch thiết kế sản phẩm của nhóm theo giải pháp đã lựa chọn

c) Dự kiến sản phẩm:

- Các sản phẩm Robot

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: HS thảo luận nhóm để phân chia nhiệm vụ cho các thành viên

HĐ 2: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao

HĐ 3: Các nhóm  học sinh thiết kế hoàn chỉnh mô hình Robot

HĐ 4: GV quan sát hỗ trợ và tư vấn cho học sinh cách thức thiết kế thành công sản phẩm

6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá

a) Mục đích của hoạt động :

- HS tiến hành kiểm tra sản phẩm vừa thiết kế theo tiêu chí

b) Nội dung hoạt động:

 Kiểm tra tính thực tiễn của sản phẩm thiết kế

c) Dự kiến sản phẩm :

- Xác định mức độ đạt được các tiêu chí đã đặt ra từ ban đầu đối với sản phẩm Robot

- Đưa ra được các ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: Các nhóm tự kiểm tra mức độ đạt được tiêu chí của sản phẩm của nhóm HĐ 2: Các nhóm thảo luận các ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm

HĐ 3: GV hỗ trợ việc đánh giá sản phẩm của các nhóm

7. Hoạt động 7: Chia sẻ và nhận xét

a) Mục đích của hoạt động :

- Học sinh bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau hoàn thiện sản phẩm. góp phần hoàn thiện vốn kiến thức của mỗi cá nhân học sinh .

- Tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng nhau học tập và cùng nhau tiến bộ.

b) Nội dung hoạt động :

Học sinh chia sẻ về sản phẩm

c) Dự kiến sản phẩm :

Các góp ý để hoàn thiện sản phẩm của các nhóm

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình

HĐ 2: Cả lớp thảo luận về mức độ đạt được tiêu chí của các nhóm, về ưu điểm, nhược điểm của các sản phẩm .

HĐ 3: Cả lớp thảo luận về cách khắc phục các nhược điểm của các sản phẩm

HĐ 4: GV xác nhận các góp ý thảo luận của HS

8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế

a) Mục đích của hoạt động :

- Các nhóm khắc phục các nhược điểm của nhóm để hoàn thiện sản phẩm

b) Nội dung hoạt động :

- Các nhóm hoàn thiện sản phẩm của nhóm

c) Dự kiến sản phẩm :

- Sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: Các nhóm học sinh dựa trên các góp ý của các bạn và cô giáo để đưa ra kế hoạch hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình

HĐ 2: Các nhóm thực hiện kế hoạch hoàn thiện sản phẩm

HĐ 3: GV động viên và hỗ trợ các nhóm hoàn thiện sản phẩm

9.Hoạt động 9:Tổng kết

-Vào cuối buổi học,học sinh trưng bày tác phẩm của mình và học về các khía cạnh của việc tổ chức một cuộc triển lãm để cả lớp cùng xem và chia sẻ.

+Em học được những nội dung gì qua bài học ?

+Em làm thế nào để tạo ra sản phẩm?

+Những khó khăn nào mà em gặp phải?

+Em có thích bài học này không?

-Giáo viên có thể quay lại các video chia sẻ của học sinh và đăng lên group của nhóm.



Tuesday, April 16, 2024

BÀI 15: NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÚP CHÚNG TA TẠO RA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NHƯ THẾ NÀO?

 

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÚP CHÚNG TA TẠO RA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NHƯ THẾ NÀO?

                                                            Teal Triggs

     Hãy tưởng tượng nướng một chiếc bánh xốp.Bạn có một bộ nguyên liệu:Bột mì,đường ,bơ,trứng ,sữa bạn trộn theo một cách riêng trước khi cho chúng vào hộp bánh,sau đó cho vào lò,sau đó lấy ra,làm nguội,thêm kem,rắc gia vị.Quá trình nướng bánh tương tự như cách chúng ta tạo ra một thiết kế hay một tác phẩm nghệ thuật.

      Bạn lấy các thành phần (các yếu tố cơ bản) và bằng cách kết hợp chúng lại với nhau,sử dụng các nguyên tắc bạn đã học, bạn tạo ra một đối tượng.

      Nguyên tắc và ý tưởng mà các nghệ sĩ và nhà thiết kế sử dụng để cấu trúc (xây dựng )các yếu tố cơ bản và tạo ra nghệ thuật

      Yếu tố là những thứ để tạo ra tác phảm nghệ thuật và thiết kế.Những nguyên tắc là công cụ của nghệ sĩ,nguyên tắc trang bị cho bạn sự cân bằng,chuyển động,lặp lại,tương phản,tỉ lệ,nhịp điệu,đối xứng.Bằng cách sử dụng các công cụ này bạn sẽ dễ dàng hơn để thể hiện bản thân và trình bày công việc một cách thú vị

     Các bài học nguyên tắc bao gồm thành phần và các mối quan hệ của chúng.Sử dụng yếu tố cơ bản và tổ chức chúng.Với các bài học về họa tiết,phối cảnh,cách sắp xếp trong không gian,tỉ lệ,không gian âm và dương,điểm nhấn .Khám phá một tập hợp các mối quan hệ trực quan ,khám phá lí do tại sao tác phẩm trông cân bằng hoặc không cân bằng,trọng lượng của một tác phẩm là như thế nào?sự đối xứng ,bất đối xứng,cách thu hút mắt nhìn bằng màu sắc ,kích thước.Khám phá trật tự trong tác phẩm bằng nguyên tắc lặp lại,chuyển  động,mối quan hệ giữa âm nhạc và nhịp điệu trong nghệ thuật thị giác,các hướng nhìn tác động tới mắt của người xem di chuyển trên tác phẩm như thế nào?....