Sunday, September 1, 2024

KHÁI NIỆM STEAM VÀ NGHỆ THUẬT TRONG STEAM LÀ GÌ?

 Khái niệm STEAM:

STEAM là thuật ngữ viết tắt của 5 từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật), Maths (Toán học).
+ Science (Khoa học): Là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, đúc kết và tìm ra kiến thức, quy luật của thế giới quan. Quá trình này thường được bắt đầu từ sự quan sát mọi thứ xung quanh, đặt ra những câu hỏi về các mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng, rút ra quy luật về các mối quan hệ đó rồi tiến hành kiểm chứng lại quy luật đó để hình thành nên kiến thức nhằm ứng dụng để giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn.
+ Technology (Công nghệ): Là những công cụ, sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho những mục đích khác nhau giúp cuộc sống của mình dễ dàng hơn, thông qua sự nắm bắt các quy luật của khoa học. Công cụ không nhất thiết phải là vật phẩm, chúng có thể là một phương pháp, một quy trình nào đó với các bước để thực hiện dễ dàng hơn một mục đích nào đó.
+ Engineering (Kỹ thuật): Là quy trình chế tác, thiết kế, sắp xếp những công nghệ với nhau để tạo ra sản phẩm là một công nghệ mới nhằm đáp ứng mục đích nào đó của con người. Quá trình kỹ thuật yêu cầu nhiều sự tìm tòi, thử nghiệm, khám phá cho đến khi nào đạt được kết quả và mục đích đề ra ban đầu.
+ Maths (Toán học): Xuyên suốt quá trình nghiên cứu khoa học để tìm ra kiến thức, quy luật tự nhiên và quá trình kỹ thuật để tạo ra sản phẩm là Công nghệ, Toán học là ngôn ngữ và công cụ truyền tải, thể hiện các mối quan hệ trong tự nhiên thông qua các biểu thức và thuật toán. Toán học giúp ta đo lường, so sánh, dự đoán, lập công thức, số hóa các mối quan hệ vật chất, không gian, thời gian để tạo ra các sản phầm Công nghệ.
+ Arts (Nghệ thuật): Mang ý nghĩa về sự sáng tạo, chế tác, làm sao cho sản phẩm vừa đẹp, vừa nổi bật có tính sáng tạo và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nội hàm của Arts ở đây là tính nhân văn, từ các vấn đề như môi trường, văn hóa, xã hội… mang lại một sản phẩm vừa đặc trưng cho Khoa học – Kỹ thuật, vừa mang đậm tính nhân văn và sự sáng tạo nghệ thuật ở mỗi sản phẩm.
👉 Giáo dục STEAM:
Giáo dục STEAM là định hướng cho học sinh những kiến thức khoa học, kỹ năng kỹ thuật, những kiến thức và sự hiểu biết về công nghệ gắn liền với ứng dụng của nó trong thực tiễn. Thiết kế chương trình sao cho học sinh nhìn nhận các vấn đề thực tiễn bằng con mắt của nhà khoa học, tức là từ thực tiễn phát sinh câu hỏi, từ câu hỏi người học đưa ra các phương án và tìm cách giải quyết vấn đề/câu hỏi đó bằng những tri thức đã được học và sẽ được học trong quá trình giải quyết vấn đề đặt ra.
Qua những định nghĩa nêu trên, có thể thấy định nghĩa về STEAM có các tính chất sau:
+ STEAM có tính mục đích: Giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, tức là STEAM đi tìm những vấn đề và khó khăn trong cuộc sống để giải quyết.
+ STEAM có tính quá trình: Đi từ tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi, thử nghiệm, khám phá, đánh giá và hiệu chỉnh đến khi giải quyết được vấn đề đặt ra.
+ STEAM thường dẫn đến giải pháp Công nghệ (tạo ra Công nghệ mới, cải tiến Công nghệ đã có) qua một quá trình với nhiều thất bại và khó khăn để thử nghiệm các giải pháp khác nhau.
Như vậy, để làm giáo dục STEAM, 3 yếu tố trên rất quan trọng, đặc biệt là yếu tố quá trình.

Monday, August 26, 2024

MẪU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGOẠI KHOÁ

 

                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------*****------------

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC SINH HOẠT NGOẠI KHÓA

NĂM HỌC: 2023-2024

            Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, tiếp tục thực hiện hướng dẫn số 240B/ PGD ĐT- THCS ngày 18/10/2013 về việc tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng chuyên đề trong năm học 2023-2024,  góp phần đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triện năng lực học sinh. Căn cứ vào kế hoạch của tổ về việc thực hiện hoạt động chuyên đề năm  học 2023-2024, Tổ ....lập kế hoạch như sau:

1. Mục đích, ý nghĩa:

- Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho mình.

- Tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các giáo viên trong tổ.

- Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng, động viên, khuyến khích GV tham gia chương trình ngoại khóa để học tập và tích lũy kiến thức.

2. Nội dung bài học .


3. Nôi dung thực hiện sinh hoạt tổ CM chương trình ngoại khóa

- Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoch ngoại khóa.

+ GV cần xác định được mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất cần đạt.

+ GV trong tổ thảo luận chi tiết về nội dung bài học, các phương tiện và phương pháp, cách thức tổ chức. Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi tham gia vào tình huống xảy ra trong quá trình diễn ra hoạt động ngoại khóa.

+ Tổ, nhóm thảo luận chuẩn bị kế hoạch hoạt động, lên kế hoạch cho việc quan sát, thảo luận sau khi tiến hành ngoại khóa.

- Bước 2: Tiến hành chương trình ngoại khóa.

+ Đ/c …….hoàn thiện kế hoạch dạy học, dạy minh họa.

+ Các đ/c trong tổ, nhóm dự giờ ghi chép và quan sát hoạt động học tập của học sinh.

- Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa.

- Bước 4: Áp dụng: GV nghiên cứu, vận dụng, kiểm nghiệm các vấn đề đã được thảo luận vào bài học hằng ngày.

4. Chuẩn bị:

- Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu tài liệu: Cả tổ

- Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch chuyên đề, thảo luận xây dựng kế hoạch dạy học, dạy thực nghiệm: GV …

- Hướng dẫn, dàn dựng chương trình: Đ/c ……

- Xây dựng kế hoạch dạy học và dạy thực nghiệm: Đ/c …….

- Thiết kế bài giảng trên máy tính: Đ/c Nguyễn Minh Hằng, Hoàng Thị Quyên (hỗ trợ) .

- Trang trí: Đ/c Trang, Xuân.

- Nhận xét, rút kinh nghiệm,thống nhất cách soạn giảng: Cả tổ.

5. Thời gian thực hiện:     

- Tháng 03/2024

- Địa điểm: 

6. Thành phần:

- Các thầy cô trong BGH nhà trường.

- Các thầy cô giáo

- Các em học sinh trong toàn trường.

7. Tổ chức ngoại khóa:

- Tiến hành thực  hiện theo nội dung đã chuẩn bị.

8. Dự trù kinh phí :

- Báo cáo viên: 200 000 ®

- Giáo viên dự: 550.000đ

- Trang trí: 500.000đ

- Phần thưởng cho HS: 250.000

Tổng: 1.500.000 ( Một triệu năm trăm ngàn đồng )

Trên dây là kế hoach thực hiện ngoại khóa của Tổ....., kính mong BGH nhà trường quan tâm và các đ/c giáo viên trong tổ thực hiện đảm bảo kế hoạch.

 

  BAN GIÁM HIỆU PHÊ DUYỆT                ..., ngày  .... tháng ... năm 2024                           

                                                                                             Tổ trưởng

                                         

                                                                    

 

  

 

Thursday, April 18, 2024

KẾ HOẠCH BÀI HỌC STEAM-THIẾT KẾ ROBOT

Chủ đề:        THIẾT KẾ ROBOT

1. Mục đích:       

- Học sinh sẽ được trải nghiệm việc vận dụng các kiến thức về các môn học như Toán học, Mĩ Thuật,... để tạo ra một con Robot

- Học sinh thấy được ý nghĩa và sự gắn kết các kiến thức của các môn học trong nhà trường trong khi giải quyết một vấn đề (STEAM).

 2. Yêu cầu:

- Đảm bảo tính trải nghiệm của người học trong các giai đoạn:

+ Tìm hiểu các kiến thức về  chu vi,diện tích ,diện tích toàn phần,hình khối và sự cân bằng.

+Tìm hiểu một số cách để tạo ra các khối 3 chiều

+ Thiết kế bản kế hoạch để tạo ra Robot.

+ Thực hiện bản kế hoạch để tạo ra sản phẩm Robot mang thông điệp cá nhân.

- Đảm bảo tính tự học, hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề của nhóm và giữa người học với người dạy.

3. Mục tiêu:

·        Kiến thức

- Biết công thức tính chu vi,diện tích xung quanh,diện tích toàn phần của hình lập phương,hình hộp chữ nhật.

-Vận dụng kiến thức về toán học để gấp hình hộp lập phương và hình hộp chữ nhật bằng giấy kẻ ô lưới.

-Học sinh hiểu khái niệm về sự cân bằng khi liên kết các khối.

-Học sinh có kiến thức về đặc điểm,các chi tiết bộ phận cấu tạo nên Robot

-Thiết kế Robot với chức năng cụ thể ,theo tiêu chí của giáo viên đưa ra.

·        Kĩ năng

-Thiết kế dược bản vẽ mô hình Robot

-Gia công ,lắp ráp mô hình Robot bằng cách gấp giấy

-Kĩ năng làm việc nhóm,lắng nghe,thuyết trình,phản biện

·        Phát triển phẩm chất

-Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;

-Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống;

-Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.

·        Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học

-Năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể tạo được Robot bằng cách gấp khối

-Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên.

-Năng lực hoàn thiện,đánh giá ,cải tiến(nếu có) sản phẩm

-Năng lực tổ chức triển lãm

4. Thiết bị:

-Máy tính,máy chiếu

-Bộ mô hình hình hộp chữ nhật,hình lập phương

-Bộ khối gỗ hoặc mút xốp

5. Phương pháp dạy học:

-Phương pháp dạy học khám phá

-Phương pháp dạy học theo dự án

6.Vật liệu:

-Giấy phác thảo A4,bút chì,giấy có trọng lượng 150g( để in ô kẻ) hoặc giấy đề can có kẻ ô,kéo,keo sữa,keo,băng dính

-Giấy bìa cát tông để làm đế,tài liệu kèm theo

-Vật liệu gây nhiễu: súng bắn keo

7.Giới thiệu chủ đề:

 

Lứa tuổi học sinh

 

 

Học sinh lớp 5

 

Không gian thực hiện chủ đề

 

 

Phòng học steam

 

Vấn đề cần giải quyết

 

Trong chủ đề này, học sinh vận dụng kiến thức về toán học thông qua việc học về chu vi,các hình khối, xác định diện tích xung quanh,các mối quan hệ giữa kiến thức về các hình  khối hình học với một số nội dung thuộc phân môn Mĩ thuật như tác phẩm điêu khắc,cách gấp các khối từ giấy có kẻ ô. Từ đó xác định những vấn đề toán học liên quan, giải quyết chúng rồi quay lại sáng tạo ra một Robot mang chức năng cụ thể.

 

Bối cảnh thực tế

 

Bài học này là một sự kết hợp hợp lí giữa kiến thức toán học,sự cân bằng và một tác phẩm Điêu khắc.Mang lại cho toán học một cách tiếp cận thú vị gắn với những sản phẩm thực tiễn gần gũi với học sinh.Định hướng cho các em tư duy tránh lối học  cứng nhắc, máy móc ,không có tính vận dụng mà các phương pháp dạy học truyền thống trước đây vẫn mắc phải.

 

Liên kết với các môn học

 

-Khoa học về toán học

-Khoa học về cấu tạo,sự cân bằng

-Vẽ Mĩ thuật

 

Các nội dung kiến thức liên quan

 

- Chu vi mặt phẳng,Diện tích của mặt phẳng.Các hình phẳng có thể gấp lại tạo thành khối.

-Đặc điểm của khối lập phương,khối hộp chữ nhật.

-Khái niệm về sự cân bằng

 

Vấn đề cần giải quyết

 

-Thiết kế robot, vận dụng kiến thức khoa học và quy trình kĩ thuật,tính toán tỉ lệ ,sự cân bằng,tạo ra sản phẩm mang tính thẩm mĩ

-Thuyết trình giới thiệu sản phẩm

 

Nội dung steam liên quan

 

·        Science:

-Khoa học về sự cân bằng, trọng tâm

-Khoa học về cấu tạo của robot

·        Technology:

-Bản vẽ thiết kế,quy trình thiết kế

-Sử dụng các phương tiện kĩ thuật

·        Maths:

-Tính chu vi, diện tích,diện tích toàn phần

-Tính toán tỉ lệ cân đối của sản phẩm

·        Arts:

-Thiết kế Robot chắc chắn và mang tính thẩm mĩ

 

Sản phẩm

 

-Robot mang chức năng cụ thể

 

Tiêu chí sản phẩm

-Chắc chắn,có thể đứng vững

-Có chức năng cụ thể

-Có tính thẩm mĩ ,sáng tạo

-Có tỉ lệ cân đối

 

Câu hỏi cơ bản

-Tác phẩm điêu khắc là gì và tác phẩm điêu khắc khác với bản vẽ như thế nào?

-Chúng ta có thể sử dụng cách nào để gấp khối lập phương,khối hộp chữ nhật ?

-Làm thế nào để liên kết các khối với nhau tạo thành một Robot  có chức năng cụ thể?

 8.Tiến trình dạy học:

 

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục đích của hoạt động :

- Học sinh hiểu được mối quan hệ của toán học và nghệ thuật.

-Học sinh nắm được đặc điểm của các khối lập phương và hình hộp chữ nhật.

-Học sinh nhận thấy sự thú vị khi sử dụng toán học để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật.

- HS tiếp nhận được nhiệm vụ tạo ra Robot, ghi nhận được các tiêu chí của sản phẩm

b. Nội dung hoạt động:

-Giáo viên đưa ra thử thách  để học sinh suy nghĩ về việc sẽ thiết kế một con Robot .

c.Dự kiến sản phẩm:

-Tạo ra một con Robot mang  chức năng cụ thể.

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

-Các nhóm HS thảo luận sau khi quan sát một số tác phẩm điêu khắc hình học,tượng hình của các nghệ sĩ như Joll Shapiro  Nam Junepaik ,học sinh hiểu rằng các nghệ sĩ thường sử dụng toán học để tạo ra các tác phẩm.

+Tác phẩm được tạo nên bởi những hình khối gì mà em đã học?

+Em có thể phân biệt sự khác nhau của khối lập phương và khối hình hộp chữ nhật?

+Theo em điều gì khiến cho các tác phẩm có thể đứng vững ?

-Chuyển sang yêu cầu thiết kế về một sản phẩm Robot từ các hình khối và đưa ra các tiêu chí .

2. Hoạt động 2: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới)

a. Mục đích của hoạt động :

- HS ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học liên quan đến việc thiết kế Robot

- HS xác định được sự liên kết của các kiến thức đã học trong việc giải quyết vấn đề đặt ra.

-Học sinh hiểu về khái niệm cân bằng

b. Nội dung hoạt động :

- Để tạo ra được bản thiết kế Robot, HS cần phải có kiến thức về các nội dung: Chu vi của mặt phẳng,diện tích một mặt phẳng,diện tích toàn phần,đặc điểm của khối lập phương và khối hộp chữ nhật,sự cân bằng ,không gian âm và dương trong tác phẩm điêu khắc cũng được đề cập đến.

-Và học sinh có thể thực hiện việc tìm hiểu kiến thức bằng cách Giáo viên sẽ cho học sinh nhắc laị các công thức tính chu vi và diện tích,sau đó thông qua các bài toán  để định hướng tư duy cho học sinh.Cuối cùng bài toán được mở rộng bằng cách học sinh làm việc với các ô kẻ lưới trong các hình phẳng  và gấp khối với bài toán liên quan.

Bài toán 1.

Một cái hộp dạng hình lập phương có độ dài cạnh là 20 cm.Tính:

a,Diện tích xung quanh của cái hộp?

b,Diện tích toàn phần của cái hộp?

c,Hãy vẽ các mặt của cái hộp trên tờ giấy kẻ ô,sau đó cắt và gấp thành cái hộp?

Lời giải:

a,Diện tích xung quanh của cái hộp là:

(20×4)×20 =1600 (cm2)

b,Diện tích toàn phần của cái hộp là:

20×20×6 =2400 (cm2)

Bài toán 2.

Một cái hộp dạng hình chữ nhật có chiều dài 20cm,chiều rộng 12cm,chiều cao 10cm.Tính:

a,Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó?

b,Diện tích 2 đáy của cái hộp đó?

c,Hãy thể hiện diện tích xung quanh,diện tích 2 đáy trên tờ giấy kẻ ô rồi cắt và gấp thành cái hộp?

Lời giải:

a,Diện tích xung quanh của cái hộp:

(20+12)×2×10 =640 (cm2)

b,Diện tích hai đáy của cái hộp là:

20×12 =240 (cm2)

- Mở rộng bài toán  bằng cách tìm ra cách gấp các khối có các bài toán liên quan

+Phân tích khối

+Vẽ hình dạng lên kẻ ô lưới

+Tìm ra cách gấp

c. Dự kiến sản phẩm:

-HS có thể trình bày lời giải của các bài tập định hướng của giáo viên (nếu cần thiết)

-HS gấp được khối

-Hs hiểu về nguyên lí sự cân bằng

d. Cách thức tổ chức hoạt động:

- HĐ 1: HS sẽ thảo luận các kiến thức liên quan tới công thức tính chu vi,tính diện tích mặt phẳng,diện tích toàn phần.

-HĐ 2: HS có thể làm các bài tập định hướng của giáo viên và tìm ra cách gấp khối

-HĐ 3: Giáo viên thực hiện một thí nghiệm về rút  khối và sắp xếp khối để tìm ra khái niệm về sự cân bằng.

-HĐ 5: Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản, quan trọng (đã học, hoặc kiến thức mới vừa tìm hiểu) cho học sinh

3. Hoạt động 3: Đề xuất giải pháp khả dĩ

a) Mục đích của hoạt động :

- Học sinh đưa ra được ít nhất một giải pháp thiết kế Robot

b) Nội dung hoạt động :

-HS thảo luận về bản vẽ phác thảo thiết kế

c) Dự kiến sản phẩm :

- HS sẽ bản phân tích về mẫu thiết kế và lựa chọn được phương án tốt nhất

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

-Giáo viên đưa ra thử thách để suy nghĩ và thiết kế Robot

-Các nhóm sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn và thống nhất ý kiến

4. Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất

a) Mục đích của hoạt động :

-Học sinh làm việc với phiếu ý tưởng

-Mô tả được bản thiết kế

-Vận dụng kiến thức liên quan về khối và sự cân bằng để lí giải ,bảo vệ cơ sở khoa học của phương án thiết kế.

- Nhóm  lựa chọn được giải pháp tốt nhất theo các tiêu chí (do giáo viên đề nghị) về mẫu thiết kế Robot.

b) Nội dung hoạt động :

-Học sinh sẽ thảo luận và thống nhất các tiêu chí đánh giá giải pháp sau đó mỗi nhóm sẽ lựa chọn và thống nhất giải pháp phù hợp cho nhóm mình.

c) Dự kiến sản phẩm

- HS thiết kế được bản phác thảo con Robot có chức năng cụ thể.

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

- HĐ 1: Các nhóm thảo luận hoàn thành về bản thiết kế (cấu tạo,tỉ lệ giữa các bộ phận của bản thiết kế )theo tiêu chí của giáo viên

-HĐ 2: Giáo viên thông báo tiến trình các nhóm báo cáo và tiêu chí đánh giá thuyết trình giải pháp

- HĐ 3: Các nhóm cử đại diện thuyết minh về bản vẽ thiết kế của mình

- HĐ 4: GV xác nhận các phần thảo luận của học sinh và động viên các em

5. Hoạt động 5: Chế tạo Robot

a) Mục đích của hoạt động :

-Làm việc với phiếu phân công nhiệm vụ của nhóm

- Học sinh trải nghiệm hoạt động thiết kế Robot theo giải pháp đã lựa chọn

b) Nội dung hoạt động :

-Các nhóm thực hiện kế hoạch thiết kế sản phẩm của nhóm theo giải pháp đã lựa chọn

c) Dự kiến sản phẩm:

- Các sản phẩm Robot

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: HS thảo luận nhóm để phân chia nhiệm vụ cho các thành viên

HĐ 2: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao

HĐ 3: Các nhóm  học sinh thiết kế hoàn chỉnh mô hình Robot

HĐ 4: GV quan sát hỗ trợ và tư vấn cho học sinh cách thức thiết kế thành công sản phẩm

6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá

a) Mục đích của hoạt động :

- HS tiến hành kiểm tra sản phẩm vừa thiết kế theo tiêu chí

b) Nội dung hoạt động:

 Kiểm tra tính thực tiễn của sản phẩm thiết kế

c) Dự kiến sản phẩm :

- Xác định mức độ đạt được các tiêu chí đã đặt ra từ ban đầu đối với sản phẩm Robot

- Đưa ra được các ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: Các nhóm tự kiểm tra mức độ đạt được tiêu chí của sản phẩm của nhóm HĐ 2: Các nhóm thảo luận các ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm

HĐ 3: GV hỗ trợ việc đánh giá sản phẩm của các nhóm

7. Hoạt động 7: Chia sẻ và nhận xét

a) Mục đích của hoạt động :

- Học sinh bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau hoàn thiện sản phẩm. góp phần hoàn thiện vốn kiến thức của mỗi cá nhân học sinh .

- Tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng nhau học tập và cùng nhau tiến bộ.

b) Nội dung hoạt động :

Học sinh chia sẻ về sản phẩm

c) Dự kiến sản phẩm :

Các góp ý để hoàn thiện sản phẩm của các nhóm

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình

HĐ 2: Cả lớp thảo luận về mức độ đạt được tiêu chí của các nhóm, về ưu điểm, nhược điểm của các sản phẩm .

HĐ 3: Cả lớp thảo luận về cách khắc phục các nhược điểm của các sản phẩm

HĐ 4: GV xác nhận các góp ý thảo luận của HS

8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế

a) Mục đích của hoạt động :

- Các nhóm khắc phục các nhược điểm của nhóm để hoàn thiện sản phẩm

b) Nội dung hoạt động :

- Các nhóm hoàn thiện sản phẩm của nhóm

c) Dự kiến sản phẩm :

- Sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm

d) Cách thức tổ chức hoạt động :

HĐ 1: Các nhóm học sinh dựa trên các góp ý của các bạn và cô giáo để đưa ra kế hoạch hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình

HĐ 2: Các nhóm thực hiện kế hoạch hoàn thiện sản phẩm

HĐ 3: GV động viên và hỗ trợ các nhóm hoàn thiện sản phẩm

9.Hoạt động 9:Tổng kết

-Vào cuối buổi học,học sinh trưng bày tác phẩm của mình và học về các khía cạnh của việc tổ chức một cuộc triển lãm để cả lớp cùng xem và chia sẻ.

+Em học được những nội dung gì qua bài học ?

+Em làm thế nào để tạo ra sản phẩm?

+Những khó khăn nào mà em gặp phải?

+Em có thích bài học này không?

-Giáo viên có thể quay lại các video chia sẻ của học sinh và đăng lên group của nhóm.



Tuesday, April 16, 2024

BÀI 15: NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÚP CHÚNG TA TẠO RA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NHƯ THẾ NÀO?

 

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIÚP CHÚNG TA TẠO RA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NHƯ THẾ NÀO?

                                                            Teal Triggs

     Hãy tưởng tượng nướng một chiếc bánh xốp.Bạn có một bộ nguyên liệu:Bột mì,đường ,bơ,trứng ,sữa bạn trộn theo một cách riêng trước khi cho chúng vào hộp bánh,sau đó cho vào lò,sau đó lấy ra,làm nguội,thêm kem,rắc gia vị.Quá trình nướng bánh tương tự như cách chúng ta tạo ra một thiết kế hay một tác phẩm nghệ thuật.

      Bạn lấy các thành phần (các yếu tố cơ bản) và bằng cách kết hợp chúng lại với nhau,sử dụng các nguyên tắc bạn đã học, bạn tạo ra một đối tượng.

      Nguyên tắc và ý tưởng mà các nghệ sĩ và nhà thiết kế sử dụng để cấu trúc (xây dựng )các yếu tố cơ bản và tạo ra nghệ thuật

      Yếu tố là những thứ để tạo ra tác phảm nghệ thuật và thiết kế.Những nguyên tắc là công cụ của nghệ sĩ,nguyên tắc trang bị cho bạn sự cân bằng,chuyển động,lặp lại,tương phản,tỉ lệ,nhịp điệu,đối xứng.Bằng cách sử dụng các công cụ này bạn sẽ dễ dàng hơn để thể hiện bản thân và trình bày công việc một cách thú vị

     Các bài học nguyên tắc bao gồm thành phần và các mối quan hệ của chúng.Sử dụng yếu tố cơ bản và tổ chức chúng.Với các bài học về họa tiết,phối cảnh,cách sắp xếp trong không gian,tỉ lệ,không gian âm và dương,điểm nhấn .Khám phá một tập hợp các mối quan hệ trực quan ,khám phá lí do tại sao tác phẩm trông cân bằng hoặc không cân bằng,trọng lượng của một tác phẩm là như thế nào?sự đối xứng ,bất đối xứng,cách thu hút mắt nhìn bằng màu sắc ,kích thước.Khám phá trật tự trong tác phẩm bằng nguyên tắc lặp lại,chuyển  động,mối quan hệ giữa âm nhạc và nhịp điệu trong nghệ thuật thị giác,các hướng nhìn tác động tới mắt của người xem di chuyển trên tác phẩm như thế nào?....

                    


 

Thursday, March 14, 2024

BÀI 13: TẠI SAO CÁC YẾU TỐ LÀ CẦN THIẾT ĐỂ TẠO RA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

 

TẠI SAO CÁC YẾU TỐ LÀ CẦN THIẾT ĐỂ TẠO RA TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

                                                                                        Teal Triggs

     Hãy tưởng tượng xem sẽ như thế nào nếu không có đường nét,hình dạng,hoặc kết cấu nào trên thế giới?Sẽ như thế nào nếu ta nhìn mọi thứ bằng 2 màu đen và trắng.Nếu chúng ta không thể trải nghiệm được độ sau và không gian?Thế giới của chúng ta sẽ 2 chiều và phẳng?

     Thiết kế là tất cả mọi thứ  xung quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

     Nếu bạn nhìn ra cửa bạn sẽ thấy gì?Có lẽ nếu bạn sống trong một thành phố ,bạn có thể thấy ô tô và xe buýt chạy trên đường.Bên kia đường có thể thấy những tòa nhà chọc trời,nơi nhân viên văn phòng đang ngồi sau máy tính,gần như tất cả mọi thứ trong thành phố đã được thiết kế để làm cho nó trở thành một nơi tốt hơn,cho những người sống ở đó.

     Công việc của một nhà thiết kế là xác định xem những thứ đó trông như thế nào?cũng như đảm bảo rằng nó đáp ứng được nhu cầu của chúng ta.

     Nếu bạn sống trong môi trường nông thôn,bạn sẽ thấy môi trường có những thiết kế riêng của nó.VD những vòng tròn có thể đếm trên thân cây khi chúng bị chặt để biết tuổi của nó.Con bướm đậu một cách dễ dàng trên một bông hoa và hoa văn trên đôi cánh của chúng giúp chúng hòa vào nền.Con ốc sên có vỏ trên lưng mà chúng sử dụng để bảo vệ.

     Thiên nhiên cũng là một hệ sinh thái nơi các yếu tố sống và không sống hoạt động cùng nhau.VD đất và ánh sáng giúp cây phát triển.

      Thật hữu ích khi tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên môi trường tự nhiên và con người của chúng ta.Các yếu tố cơ bản là những gì các nghệ sĩ sử dụng để tạo ra một tác phẩm:Đường nét,hình dạng tự nhiên,hình dạng hình học,không gian,màu sắc,hoa văn,kết cấu.Bằng cách thiết kế hoặc sắp xếp các yếu tố này, chúng ta có thể truyền đạt ý tưởng và chọn cấu trúc hoặc chức năng của một đối tượng nào đó.

     Các bài học đầu tiên ở trường ,sẽ giới thiệu các yếu tố cơ bản và khám phá cách chúng hoạt động.Giáo viên sẽ giúp chúng ta khám phá cách một dòng được bắt đầu và tổ hợp các nét để tạo ra một chuỗi bóng.Đường cũng có thể tạo hình,giáo viên sẽ cho chúng ta thấy làm thế nào hình dạng phẳng có thể thay đổi một cách kì diệu từ các vật thể 2 chiều sang 3 chiều,giống như hình khối.

    Chúng ta sẽ tìm hiểu về bóng,kết cấu,đậm nhạt và hoa văn và nơi tìm thấy những thứ này trong tự nhiên.Xem nếu bạn có thể nhìn thoáng qua một bụi cây với con bướm có đốm trên mình,các yếu tố cơ bản trở nên sống động khi các giác quan trải nghiệm các hướng,sự chuyển động,các bài học về màu sắc,về vòng tròn màu,màu sáng ,màu tối,màu bổ sung nằm ở 2 phía đối lập của vòng tròn màu sắc,điều gì xẩy ra khi mắt của chúng ta nhìn vào màu quá lâu?và cuối cùng ,màu sác ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta như thế nàokhi chúng kết hợp với nhau?

Sunday, March 10, 2024

BÀI 12:MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG GIẢNG DẠY MÔN MĨ THUẬT

 Thuật ngữ giảng dạy:

1. Tiêu chí là một mẫu công việc được sử dụng để đặt tiêu chuẩn thực hiện cụ thể cho từng mức độ thành thạo. Tiêu chí đóng góp cho độ tin cậy của việc chấm điểm và hỗ trợ học sinh bằng cách cung cấp các mô hình chất lượng công việc 1 cách hữu hình

2.Đánh giá:xác định giá trị các mức độ

-Mô phỏng và tái tạo yêu cầu học sinh thể hiện theo mục tiêu cụ thể.

-Đánh giá xác thực là thông qua làm để người học hình dung ra làm thế nào để tạo ra sản phẩm.

-Những thử thách quan trọng.

3.Thiết kế bài dạy:Một cách tiếp cận để lên kế hoạch chương trình hoặc đơn vị bắt đầu với sản phẩm kết thúc trong tâm trí (hình dung ra kết quả) và thiết kế hướng tới mục tiêu đó.

4.Điểm chuẩn:là điểm tiến bộ được phân định rõ ràng

5.Ý tưởng lớn của bài học:Khái niệm cốt lõi,nguyên tắc,lý thuyết và quy trình là điểm bắt đầu,hướng dẫn và đánh giá như thế nào?có thể vượt quá một đơn vị kiến thức cụ thể.

6.Tiêu chuẩn nội dung:là những gì học sinh nên biết,làm hoặc hiểu.

7.Hiểu biết lâu dài (mang tính mục đích):Chúng là những câu đầy đủ mô tả cụ thể những gì học sinh sẽ hiểu về chủ đề.Những suy luận cụ thể dựa trên ý tưởng lớn có giá trị vượt qua bài học.

8. Chủ đề :được định nghĩa là một ý tưởng chính,trung tâm,mang tính khái quát,mở ra những nhận thức phong phú về cuộc sống.

9.Nội dung bài học: là những thông tin mà nó muốn truyền đạt và cách thức mà nó trình bày

10.Ý tưởng : là phương thức chúng ta giúp người xem hiểu câu chuyện mà tác giả muốn nói.Ý tưởng được tìm bằng cách dựa vào các thành phần trong bức tranh và tự hỏi chính mình về hình thức lựa chọn?

11. Trình tự: Trình tự đề cập đến thứ tự trình bày nội dung cho người học qua thời gian. Thứ tự mà bạn làm điều đó. Phạm vi và trình tự học tập mang lại trật tự cho việc cung cấp nội dung học tập, hỗ trợ tối đa hóa học tập và cung cấp các cơ hội bền vững cho việc học. Không xem xét phạm vi và trình tự có nguy cơ phân phối nội dung không phù hợp.

12. Chiến lược:Chiến lược là các bước, phương pháp hoặc kỹ thuật để thực hiện.Kết quả hữu hình, ổn định và các quy trình dẫn đến Sản phẩm có giá trị để đánh giá kiến thức của học sinh thành công hay thất bại trong việc tạo ra sản phẩm ,phản ánh kiến thức được dạy và được đánh giá.

13. chương trình giảng dạy là nghiên cứu những hoạt động trong trường học, Robert Marzano (2003), đã tìm thấy năm thành phần thúc đẩy thành tích học sinh.Chương trình giảng dạy là yếu tố mạnh nhất trong việc xác định thành tích tổng thể của học sinh. Marzano định nghĩa một chương trình giảng dạy được đảm bảo và khả thi là một kết hợp cơ hội học hỏi (đảm bảo) và thời gian học (khả thi).Theo Marzano,học sinh có cơ hội học hỏi khi được học chương trình giảng dạy yêu cầu rõ ràng các tiêu chuẩn cần được giải quyết cụ thể ở cấp lớp và trong các khóa học cụ thể. Một chương trình giảng dạy khả thi khi số lượng các tiêu chuẩn bắt buộc có thể quản lý được để học sinh học đạt mức thành thạo trong một thời gian(thường là một học kỳ, ba tháng hoặc năm).

14.Phạm vi và trình tự Phạm vi :đề cập đến chiều rộng và chiều sâu của nội dung được đề cập trong chương trình giảng dạy (ví dụ: tuần, học kỳ, năm, các cấp học).

15.Câu hỏi thiết yếu trong thiết kế bài dạy: câu hỏi thiết yếu nằm ở trung tâm của một môn học hoặc một chương trình giảng dạy và thúc đẩy yêu cầu,nó không bao quát về một chủ đề.Các câu hỏi thiết yếu không mang lại một câu trả lời duy nhất, nhưng tạo ra các câu hỏi hợp lý khác nhau về câu trả lời,câu hỏi thiết yếu có thể bao quát, phân lớp cụ thể hoặc trong phạm vi đơn vị cụ thể ,Chủ đề thiết yếu, kỹ năng, quy trình.Câu hỏi thiết yếu làm rõ các kiến thức cơ bản, mô tả các chỉ số về thành tích, thông báo việc lựa chọn công thức và tổng kết đánh giá.

16.Phiếu tự đánh giá:Một công cụ chấm điểm đánh giá hiệu suất theo các mức độ được nêu rõ ràng của tiêu chí và cho phép học sinh tự đánh giá. Một phiếu tự trả lời câu hỏi,Sự hiểu biết hoặc sự thành thạo cho một kết quả được xác định trông như thế nào? 

17.Sản phẩm :Kết quả hữu hình và ổn định của hiệu suất và các quy trình.Sản phẩm có giá trị để đánh giá kiến thức của học sinh trong phạm vi thành công hay thất bại trong tạo ra sản phẩm phản ánh kiến thức được dạy và được đánh giá.

Wednesday, February 21, 2024

BÀI 10: SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT CŨ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC THẨM MĨ

 

Việc phân biệt được sự khác nhau của  chương trình mĩ thuật cũ và chương trình mới sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong việc tiếp cận và xây dựng bài học,sau đây là những mô tả khái quát về sự khác nhau đó.

Các chương trình học mĩ thuật truyền thống đã bị cắt giảm đáng kể trong chương trình giảng dạy phát triển các năng lực thẩm mĩ. Tuy nhiên, các mục đích vẫn rất giống nhau như cung cấp các kiến thức nền tảng về mĩ thuật,phát triển trí tưởng tưởng và khả năng sáng tạo,trở nên thành thạo trong khi sử dụng các vật liệu cơ bản trong trường học...

Trong chương trình học cũ học sinh phát triển:


Hình thành khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của học sinh qua các bài học,đề tài

·         Học sinh bắt đầu hiểu màu sắc, bố cục, hoa văn trang trí,thường thức mĩ thuật,vẽ tĩnh vật… và sử dụng chúng để thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình.

·         Học sinh cần được dạy về Kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết thông qua:

-Ghi lại từ kinh nghiệm và trí tưởng tượng, để chọn và để khám phá các ý tưởng

ặt câu hỏi và đưa ra những quan sát chu đáo và chọn những ý tưởng để sử dụng

-Thu thập thông tin trực quan để giúp học sinh phát triển ý tưởng của mình

 

Với chương trình giảng dạy phát triển các năng lực thẩm mĩ học sinh phát triển:



·         Chương trình được xây dựng theo các chủ đề,có sự tích hợp kiến thức,phát triển tư duy,năng lực,phẩm chất cho học sinh

·         Nên thu hút, truyền cảm hứng và thử thách học sinh, trang bị cho các em kiến ​​thức và kỹ năng để thử nghiệm, phát minh và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, thủ công và thiết kế của riêng mình.

·         Khi học sinh tiến bộ, chúng sẽ có thể suy nghĩ và phát triển sự hiểu biết chặt chẽ hơn về nghệ thuật và thiết kế.

·         Học sinh cũng được học về lịch sử mĩ thuật nước nhà và thế giới thông qua các chủ đề

·         Học sinh sáng tạo khám phá ý tưởng của mình , ghi lại kinh nghiệm trở nên thành thạo trong các vật liệu và kĩ thuật

·         Khám phá ý tưởng bằng trí tưởng tượng,quan sát,trí nhớ và các thông tin khác nhau

·         Tự làm việc và cộng tác với những người khác, trong các dự án 2D,3D

·         sử dụng nhiều loại vật liệu và quy trình

·         Học sinh được dạy về các yếu tố thị giác và nguyên tắc thị giác, bao gồm màu sắc, hoa văn và kết cấu, đường nét và tông màu, hình dạng, không gian ,lặp lại,tương phản,cân bằng…cũng như cách các yếu tố này có thể được kết hợp và sắp xếp với nhau

·         Sử dụng vật liệu và quy trình được sử dụng trong nghệ thuật, thủ công và làm thế nào để chúng phù hợp với ý tưởng và ý định