Tuesday, January 24, 2023

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC QUA CHƠI TRONG MÔN MĨ THUẬT

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC QUA CHƠI

 TRONG MÔN MĨ THUẬT

I.Mục tiêu chung:

-Tổ chức các hoạt động học qua các trò chơi trong môn mĩ thuật

-Sử dụng các kiến thức đã học vào các thử thách được giao

-Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh qua trò chơi

-Thời gian dự kiến:30p

Thứ tự

Mục tiêu của nhiệm vụ

Nội dung nhiệm vụ

Nội dung hoạt động

Chuẩn bị

Tiêu chí đánh giá

1

Tưởng tượng từ hình dạng cơ bản

-Học sinh ôn tập lại các hình dạng cơ bản.

-Phát triển trí tưởng tượng từ hình dạng và màu sắc.

-Sử dụng các hình dạng cơ bản như hình vuông ,hình tròn ,hình chữ nhật,hình tam giác và các màu sắc khác nhau,yêu cầu học sinh liên tưởng một đồ vật tương ứng

- Giáo vên mời một số học sinh từ các khối

 

-Các hình ảnh nhiều màu sắc với các hình dạng khác nhau

- Tưởng tượng được một đồ vật từ hình cơ bản

2

Trò chơi “tạo hình cơ thể từ các hình dạng bằng lăn xúc xắc”

-Thông qua trò chơi để tạo ra các cơ thể từ các hình dạng cơ bản, phát triển trí tưởng tượng,tinh thần hợp tác làm việc cùng nhau.

-Sử dụng hình cơ bản vẽ các bộ phận cơ thể.

-Mỗi đội chơi sẽ có 3 người ,mỗi người  một nhiệm vụ

 -Tìm hình dạng bằng cách sử dụng xúc xắc

Giáo viên mời 2 đội,mỗi đội 3 học sinh

-Giáo viên giới thiệu trò chơi,cách chơi

-2Bộ xúc xắc

-2 phiếu hướng dẫn

-Giấy,bút dạ đen

-Trong cùng một thời gian vẽ được nhiều hình dạng hơn

-các cơ thể được thể hiện cân đối rõ ràng –Có sự linh hoạt sáng tạo trong kết hợp hình dạng

 

II.Các hoạt động cụ thể.

Thứ tự

Mục tiêu nhiệm vụ

Mô tả nhiệm vụ

Mô tả hoạt động

1

-Khuấy động không khí của học sinh

-Giúp học sinh mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ của mình

-Giáo viên mời một bạn nhắc lại:Hình cơ bản có những hình nào?

-Giáo viên nói :cô có một số hình dạng với màu sắc khác nhau bạn nào có thể liên tưởng cho cô một đồ vật từ nó,ví dụ như cô có hình tròn màu cam,cô sẽ liên tưởng ngay đến quả cam.

-Giáo viên mời một số học sinh

-Giáo viên mời một bạn nhắc lại:Hình cơ bản có những hình nào?

-Giáo viên nói :cô có một số hình dạng với màu sắc khác nhau bạn nào có thể liên tưởng cho cô một đồ vật từ nó,ví dụ như cô có hình tròn màu cam,cô sẽ liên tưởng ngay đến quả cam.

-Giáo viên mời một số học sinh

2

-Học sinh biết sử dụng trò chơi  xúc xắc để tạo hình

-Học sinh rèn luyện khả năng nghe,tập trung,hợp tác và sáng tạo

-Sử dụng hình cơ bản vẽ các bộ phận cơ thể,độ chơi sẽ bắt đầu vẽ từ một bộ phận trong 10 bộ phận của cơ thể dưới đây.Lăn xúc xắc để quyết định bắt đầu từ bộ phận nào.

 1:đầu

6:Cánh tay

2:Mũi

7:Chân

3:Mắt

8:Tay

4 :Miệng

9:Bàn chân

5:Râu

10:tóc

-Tìm hình dạng bằng cách sử dụng xúc xắc.

-1.Hình vuông

-4 hình tam giác

-2Hình tròn

5.Đường thẳng

-3 đường nguệch ngoạc

-6Hình xoắn ốc

 

-Mỗi nhóm có một phiếu để làm việc

-Làm tương tự cho tất cả bộ phận.

+Mỗi nhóm 3 người 3 nhiệm vụ (có thể thay phiên nhau).

 

-Giáo viên nói :Hôm nay cô có một trò chơi dành cho rất thú vị dành cho các đội chơi để kết hợp các hình cơ bản tạo ra một hình dạng cơ thể.

-Trò chơi của chúng ta có tên là “ Tạo hình cơ thể bằng lăn xúc xắc các con số hình dạng”

-Trò chơi như sau:Mỗi đội có 3 người ,đảm nhận 3 nhiệm vụ.Bạn thứ nhất có nhiệm vụ lăn xúc xắc để quyết đinh vẽ hình dạng bắt đầu từ bộ phận nào,Ví dụ lăn vào số 3 sẽ bắt đầu bằng vẽ cái đầu cho cơ thể.Bạn thứ hai sẽ lăn và quyết định cái đầu có hình dạng gì?ví dụ lăn vào số 1 là hình vuông.Bạn thứ 3 sẽ có nhiệm vụ vẽ và quyết định hình dạng của cơ thể .

*Lưu ý: Học sinh có thể vẽ nhiều hình hoặc một hình mỗi lần xúc xắc,ví dụ nếu lắc phải hình tam giác ,học sinh có thể vẽ nhiều hình để tạo phần tóc.

 

 

                                                                                   Giáo viên

 

                                                                            Lê Thị Thanh Thủy

 


1.Để bắt đầu, người chơi lăn con xúc xắc để xác định hình dạng họ sẽ sử dụng để vẽ phần cơ thể đầu tiên.

-Đầu tiên sẽ là đầu.Người chơi lắc xúc xắc, sau đó người chơi tham khảo biểu đồ để xem hình dạng nào . ví dụ, nếu lăn số 3, người chơi được phân công vẽ sẽ sử dụng đường xoắn ốc vẽ đầu. Lắc xúc xắc mỗi lần trước khi bắt đầu vẽ.

-Tương tự như vậy với các bộ phận còn lại.

2. Mỗi người trong nhóm có thể vẽ riêng biệt hoặc cộng tác cùng vẽ một cơ thể, thay phiên nhau với cuộn xúc xắc.


 


1.Để bắt đầu, người chơi lăn con xúc xắc để xác định hình dạng họ sẽ sử dụng để vẽ phần cơ thể đầu tiên.

-Đầu tiên sẽ là đầu.Người chơi lắc xúc xắc, sau đó người chơi tham khảo biểu đồ để xem hình dạng nào . ví dụ, nếu lăn số 3, người chơi được phân công vẽ sẽ sử dụng đường xoắn ốc vẽ đầu. Lắc xúc xắc mỗi lần trước khi bắt đầu vẽ.

-Tương tự như vậy với các bộ phận còn lại.

2. Mỗi người trong nhóm có thể vẽ riêng biệt hoặc cộng tác cùng vẽ một cơ thể, thay phiên nhau với cuộn xúc xắc.

 

Saturday, January 21, 2023

BÀI 11:7 QUI TRÌNH TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC

 

       7 QUI TRÌNH TRẢI NGHIỆM  TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC

 

                                         (Theo dự án Saeps của Đan mạch)

 

     Dự án Saeps đến nay đã đi đến những những chặng đường cuối cùng,bài viết này là sự tổng hợp những kiến thức cốt lõi đúc kết từ quá trình làm việc và tìm hiểu với mục đích mang đến cho quý thầy cô cái nhìn tổng quan nhất về giáo dục trải nghiệm sáng tạo trong môn Mĩ Thuật ở tiểu học.

 

      Trải nghiệm ở đây là quá trình  học qua thực tế,qua làm ,bằng cách đó trẻ sử dụng các giác quan khác nhau phù hợp với từng môi trường học tập để tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong thực tế.

 

      Sáng tạo mĩ thuật ở trẻ được hiểu như là khả năng tạo ra sản phẩm.tạo ra những ấn tượng hay đổi mới chứ không nên hiểu ở mức độ cao là taọ ra những cái mới.

 

      Trong môn Mĩ Thuật hoạt động trải nghiệm thường đi qua ba con đường:Vẽ theo quan sát,vẽ theo trí nhớ,vẽ từ tưởng tượng.

 

-Vẽ theo quan sát:

 

       Vẽ theo quan sát không phải là một hoạt động dễ dàng đối với trẻ, đó là quá trình trẻ học cách phân tích, tư duy,từ bao quát đến chi tiết,sự quan sát tinh tế thể hiện ở bản vẽ của trẻ là quá trình phối hợp 2 bán cầu não khiến cho năng lực não bộ và hệ thần kinh trở nên tốt hơn.Khả năng kiểm soát bản thân của trẻ tốt hơn.

 

-Vẽ từ tưởng tượng:

 

       Tưởng tượng là nền tảng của sáng tạo ,“tượng”là những gì nhìn thấy từ cuộc sống, đi vào não trái và kết nối với não phải ,não phải phân tích trở thành cái tưởng tượng,đó là một quá trình trẻ tư duy.

 

        Do đó tất cả những gì tưởng tượng đều phải bắt nguồn từ cuộc sống.Để phát triển trí tưởng tượng cho học sinh thì giaó viên cần cung cấp những gì có thật  trong đời sống, những trải nghiệm thực tế cho trẻ và nó là nền tảng của lozich,phân tích,so sánh.

 

       Sự tưởng tượng của trẻ đều dựa trên đời sống thực của trẻ,dựa trên những gì trẻ đã biết.

 

-Vẽ theo trí nhớ

 

        Được hiểu như là sự khơi gợi kí ức thông qua câu hỏi và quan sát hình ảnh để khơi dậy hình ảnh đối tượng trong tâm trí,rồi tái tạo lại chúng mà không cần quan sát.

 

         Khi phát triển hình ảnh bằng trí nhớ GV cần hiểu những trải nghiệm thực tế của lứa tuổi đó,với lứa tuổi dưới 6 hoạt động này rất mạnh mẽ,trẻ gần như có thể vẽ lại bất cứ cái gì trong trải nghiệm của trẻ theo cách của mình,càng lớn nó càng trở nên khó khăn hơn.

 

       Các hoạt động tư duy của học sinh chỉ đạt hiệu quả cao khi GV có một chiến lược dạy học phù hợp.Có thể hiểu chiến lược là phương hướng thực hiện được sử dụng trong quá trình dạy học để kết nối với chủ đề nhằm đạt được mục tiêu.Có rất nhiều chiến lược trong giáo dục,dưới đây là một số gợi ý chiến lược mà GV có thể sử dụng:

 

1.   Sử dụng hình ảnh hoặc tác phẩm nghệ thuật để giới thiệu một khái niệm, hoặc bài học.Học sinh và giáo viên sẽ tiến hành phân tích và chia sẻ suy nghĩ của mình để cùng nhau kiến tạo và hình thành kiến thức.

 

2.   Hoạt cảnh là một kỹ thuật “sắm vai biểu diễn”. Trong các nhóm nhỏ học sinh làm việc cùng nhau để tạo ra một hoạt cảnh dựa trên một chủ đề. Đây là một hình thức nghệ thuật tuyệt vời để kết hợp với văn học và các đơn vị nghiên cứu xã hội.

 

3.    Tham quan thực địa, giúp học sinh quan sát,điều tra,phân tích,cho các em những kinh nhiệm mới về chủ đề tìm hiểu.

 

4.    Thảo luận một vấn đề học tập là một chiến lược để hợp tác với nhau cùng khám phá,suy nghĩ,sử lí thông tin,nói lên suy nghĩ,xây dựng ý tưởng.

 

5.    Sử dụng âm nhạc như một phương thức để tiếp cận với chủ đề,mở một bản nhạc và cùng lắng nghe, chia sẻ những cảm xúc,hình ảnh,màu sắc theo cảm nhận và sử dụng ngôn ngữ của hội họa để thể hiện nó.Vận động cùng với âm nhạc để trải nghiệm .

 

6.    Bắt đầu chủ đề với những hoạt động trải nghiệm nghệ thuật tạo hình dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó chia sẻ về tác phẩm của mình và cùng nhau phát triển ý tưởng dựa trên chủ đề đã cho.

 

7.    Đưa ra những thử thách yêu cầu các nhóm giải quyết vấn đề.

 

8.    Sử dụng sơ đồ tư duy để liệt kê suy nghĩ của mình dưới dạng hình ảnh,khái quát vấn đề.

 

9.     Ứng dụng vào thực tiễn những gì đã học để khắc sâu kiến thức và học những kỹ năng mới.

 

 10.Sử dụng các câu chuyện để tìm cảm hứng,cùng nhau chia sẻ và thảo luận.

 

 11.Tích hợp với các môn học khác .

 

 12.Học thông qua dự án

 

 

       Không như người lớn chủ yếu chỉ học thông qua viết và ghi nhớ,trẻ em học thông qua các kênh khác nhau,đặc diệt là thông qua các kênh về cảm giác:

 

+Giác quan vận động:Học thông qua quá trình vận động.Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng:

 

*Vận động có một mối liên hệ mật thiết với sự liên kết các nơ ron thần kinh trong não bộ.

 

*Vận động với âm nhạc kích thích sự hưng phấn ở trẻ.

 

*Vận động sẽ giúp trẻ tập trung hơn.

 

*Trẻ con sẽ học tốt hơn khi chúng luôn được vận động,vui vẻ và an toàn.

 

+Giác quan xúc giác: Trẻ học thông qua việc sử dụng đôi tay trong các hoạt động thực tiễn.Đây là một hoạt động trải nghiệm chính trong Mĩ Thuật mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.

 

+Giác quan thị giác:Trẻ học qua quan sát,nếu chưa bao giờ  nhìn thấy thì não bộ sẽ không thể phân tích và tiến hành các hoạt động tư duy, trẻ không thể liên tưởng và sáng tạo

 

+Giác quan thính giác:Trẻ học qua thông qua hoạt động nói,nghe,thảo luận

 

Tất cả các hoạt động trên đều có một vai trò lớn giúp trẻ lĩnh hội và phát triển nhận thức.

 

        Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động trải nghiệm để giúp trẻ tương tác,việc tổ chức các môi trường hoạt động khác nhau được xem là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của hoạt động trải nghiệm.Chính vì vậy không giống như các tiết dạy trong chương trình hiện hành trước đây,việc dạy học theo mô hình dự án SAEPS có thành công hay không phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 

+ Sự thích ứng của giáo viên,sự tương tác của giáo viên và học sinh.

 

+Phương pháp và chiến lược tiếp cận chủ đề

 

+Môi trường hoạt động cũng như cho trẻ thời gian để thực hiện.

 

+Sự chủ động của học sinh,sự hợp tác của phụ huynh,sự vào cuộc của hiệu trưởng và trưởng nhóm.

 

         Các qui trình Mĩ thuật trong dự án Saeps được xem như là các phương pháp tiếp cận chủ đề giúp trẻ trải nghiệm với các hình thức học tập khác nhau được nghiên cứu dựa trên lí thuyết trí thông minh đa dạng của trẻ,trong đó chỉ ra rằng mỗi trẻ có một phong cách học tập nổi trội.Những qui trình này không phải là công thức chung mà nó mang tính chất linh hoạt ,là một trong những công cụ của người giáo viên để thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì thế việc hiểu đúng bản chất của các qui trình là điều quan trọng nhất để vận dụng nó một cách hiệu quả.

 

Qui trình 1:Vẽ theo nhạc

 

      Vẽ theo nhạc là gì?Có thể hiểu một cách ngắn gọn, vẽ theo nhạc là sự kết hợp của các giác quan hoặc sự tương tác lẫn nhau của các nhận thức cảm tính.Với đối tương học sinh lớn nó tăng khả năng cảm nhận về nhịp điệu trong tranh.Phương pháp này thường  được sử dụng cho lứa tuổi mầm non và tiểu học.

 

     Vẽ cùng với âm nhạc với trẻ nó như một trò chơi vận động,một bài tập tuyệt vời trong nghệ thuật  hành động cũng như lắng nghe, hợp tác và giao tiếp.Với mầm non nó là hoạt động trải nghiệm vận động cùng với âm nhạc ,với tiểu học hoạt động trải nghiệm gắn liền với hoạt động sáng tạo.

 

         Không có một tiến trình đưa ra cụ thể cho qui trình này ,nó hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu và sự linh hoạt của giáo viên.Quy trình đưa ra trong sách giáo khoa chỉ là một hướng tiếp cận với âm nhạc nhằm biến một bản vẽ vận động và cảm nhận cùng âm thanh thành một bản vẽ tượng hình để phát triển trí tưởng tượng của trẻ.

 

Qui trình 2: Vẽ Biểu cảm

 

      Đây là một hoạt động để luyện sự phối hợp của tay,mắt ,não.Đơn giản đây là một trò chơi giúp học sinh có sự phản xạ tốt về đường,cách đặt các đường nét,cao hơn là sự quan sát các hình dạng và sự biến đổi của các đường với những hình thức khác nhau, cũng như giúp học sinh kích thích trí tưởng tượng khi hình dung ra vị trí của các đối tượng. Mục đích của nó không phải là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giống thực, mà để tăng cường sự kết nối giữa mắt,tay, não.

 

Qui trình này có các hoạt động sau:

 

+Hoạt động 1:Quan sát và vẽ không nhìn vào giấy

 

Giáo viên có thể bắt đầu chủ đề bằng cách quan sát và và thảo luận

 

Giáo viên thực hiện bản vẽ và lí giải bản chất,cùng nhau phân tích và rút ra khái niệm

 

+Hoạt động 2:Chia sẻ cảm nhận

 

Học sinh có thể chia sẻ quá trình vẽ ,cảm nhận về bản vẽ,khó khăn trong khi thực hiện

 

+Hoạt động 3:Thể hiện màu sắc

 

Giáo viên có thể đưa vào mục tiêu các đơn vị về màu sắc để thực hành

 

+Hoạt động 4:Trưng bày

 

Qui trình 3:Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện

 

     Qui trình này thường được bắt đầu với hoạt động vẽ theo quan sát.Giáo viên sẽ đưa ra các chủ đề cụ thể để phát triển hoạt động,với học sinh tiểu học không nên đưa ra các chủ đề rộng,chung chung,chứa nhiều vấn đề .

 

     Việc tạo dáng và vẽ gây hứng thú học tập,qua đó các em sẽ học cách quan sát về con người,học sinh sẽ tự tạo dáng các hoạt động và biểu cảm phù hợp với chủ đề GV đưa ra, khuyến khích thu hút các em. Các bản vẽ của các em không nhất thiết phải yêu cầu chính xác mà tùy vào lứa tuổi và mục tiêu của bài học GV sẽ đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá.

 

     Sau khi hoàn thành hoat động 1 ,học sinh sẽ trưng bày bản vẽ trên bảng tin của lớp.Một cuộc thảo luận sẽ diễn ra dựa trên mục tiêu của bài học là gì?Gv đặt câu hỏi để HS chia sẻ ý kiến về tỉ lệ hay các biểu cảm của hình dáng?động tác và ngôn ngữ cơ thể?

 

     Cuối cùng học sinh sẽ hiểu rằng việc miêu tả con người khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau.

 

          Từ sản phẩm của hoạt động vẽ theo quan sát,các nhóm sẽ phát triển chủ đề câu chuyện của.Hoặc sắp xếp sản phẩm thành một bức tranh lớn.Tiếp đến các em sẽ sử dụng màu ,dàn dựng ,sắp xếp cho câu chuyện của mình.

 

Tóm lại chúng ta có thể hình dung qui trình vẽ cùng nhau với các bước sau:

 

+Hoạt động 1:Vẽ theo quan sát như kí họa dáng người hay đồ vật.Các nhóm phân công người mẫu và tạo dáng các động tác cử chỉ phù hợp với chủ đề.

 

+Hoạt động 2:Trưng bày ngân hàng hình ảnh và thảo luận

 

+Hoạt động 3: Thảo luận nhóm và xây dựng câu chuyện

 

+Hoạt động 4: Chia sẻ câu chuyện,ở bước này giáo viên và các bạn cùng lớp sẽ hỗ trợ các nhóm về ý tưởng và giải pháp

 

+Hoạt động 5:Hoàn thiện ,làm phong phú câu chuyện

 

+Hoạt động 6:Trưng bày và chia sẻ.GV có thể tổ chức trưng bày, thuyết trình,phỏng vấn các thành viên trong nhóm sau bài học hay mở rộng nó thành một vở kịch

 

      Các bước trong qui trình chỉ mang tính chất tương đối,GV có thể kết hợp các qui trình với nhau cho ý tưởng của mình.Nếu GV quyết định dừng lại tạo thành một bức tranh cỡ lớn thì có những điểm sau cần chú ý:

 

+Các thành viên sẽ quyết định nội dung câu chuyện của mình

 

+Mỗi em sẽ đưa ra các ý tưởng của mình về bức tranh

 

+Có thể thảo luận để chọn hay loại ra một số hình ảnh

 

+Các em có thể thêm thành phần cho bức tranh trở nên sinh động

 

Qui trình 4:Phương pháp xây dựng cốt truyện

 

     Phương pháp xây dựng cốt truyện là một phương pháp tích hợp liên môn các kiến thức về cấu trúc và yếu tố của câu truyện trong văn học,biểu diễn kịch nghệ,đọc ,viết.Thông qua nghệ thuật, trẻ em sử dụng sự sáng tạo của mình để lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng một ý tưởng.Giáo viên nên bắt đầu chủ đề câu chuyện dựa trên mối quan tâm hứng thú chung của trẻ.

 

     Cấu trúc của một câu chuyện bao gốm:Nhân vật là ai?tiến trình diễn biến của câu chuyện?Có những sự kiện gì?ý tưởng trọng tâm là gì?giải quyết nó như thế nào?

 

+Nhân vật:Người ,động vật,đồ vật xung quanh (đang làm gì?mong muốn gì?)

 

+Bối cảnh:Khi nào?ở đâu?cái gì đang diễn ra?như thế nào?(mưa,nóng,lạnh...)

 

+Vấn đề:Điều bạn muốn nói trong tác phẩm của mình là gì?điều gì đã xảy ra?các sự kiện ,họat động?

 

+Giải quyết vấn đề:Vấn đề được giải quyết như thế nào?

 

     Trong qui trình này giáo viên đóng vai trò là một người tổ chức ,xây dựng các tình huống ,có thể bắt đầu với việc xây dựng nhân vật với tính cách,đặc điểm ,trang phục. Hoặc có thể bắt đầu với bối cảnh và đưa ra tình huống,tình huống câu chuyện nên dựa trên những gì có thật hay những gì các em đã biết để đánh thức trí tò mò và hứng thú trải nghiệm.

 

      Học sinh sẽ tham gia hoạt động sắm vai biểu diễn,có thể là một hoạt động diễn tự phát và ngắn,có thể là một dự án dài ngày.Giáo viên sẽ lựa chọn vật liệu cho từng phần,sắp xếp các hoạt động (ví dụ:tạo hình nhân vật,xây dựng câu chuyện,luyện tập biểu diễn)trong quá trình học tập giáo viên đặt các câu hỏi mở để thúc đẩy tiến triển tình tiết của câu chuyện,liên kết các chi tiết trong câu chuyện.

 

Như vậy qui trình này thường có các hoạt động sau:

 

+Hoạt động 1:Tạo hình nhân vật

 

Sau khi thảo luận về yếu tố tạo nên câu chuyện.HS sẽ quan sát,nghiên cứu thông tin đặc điểm ,khác biệt của nhân vật ,tính cách hành động của nhân vật trong câu chuyện để tạo hình.

 

Về cơ bản không có tiến trình chung cho qui trình này,và là một qui trình khó đòi hỏi sự hợp tác của các giáo viên bộ môn liên quan.

 

+Hoạt động 2:Giới thiệu nhân vật

 

Sau khi các nhân vật được thiết kế ,học sinh sẽ giới thiệu với mọi người nhân vật của mình,hoạt động này là bước đệm để xây dựng các sự kiện ,vấn đề trong câu chuyện.

 

+Hoạt động 3:Từ các hình tượng nhân vật liên kết thành câu chuyện

 

Hoạt động này có thể được bắt đầu bằng một tình huống do giáo viên đưa ra,các em sẽ cùng nhau thảo luận,tưởng tượng,khám phá và thu thập thông tin kiến thức để giải quyết nó.Tất cả các năng lực như:giao tiếp,trải nghiệm,sáng tạo,diễn tả,phân tích,đánh giá ở học sinh sẽ được huy động vào hoạt động này

 

+Hoạt động 4:Tưởng tượng ,thu thập kiến thức và tạo ra ngữ cảnh cho câu chuyện

 

Giáo viên có thể chuẩn bị trước tạp chí,tranh ảnh,thông tin từ internet,sách....để các nhóm tra cứu thông tin.Học sinh sẽ tìm kiếm thông tin,thu thập hình ảnh,bối cảnh điển hình cho nền cảnh của câu chuyện và cùng nhau vẽ nó, nếu hoạt động này quá sức với lứa tuổi nhỏ,giáo viên có thể cho các em thay thế bằng cắt ghép ảnh từ tạp chí

 

Có thể thấy hầu như trong tất cả các qui trình tất cả các giác quan của trẻ được huy động vào quá trình học tập.Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động trải nghiệm Mĩ Thuật

Hoạt động 5:Trình bày,biểu diễn

 

Giáo viên có thể tìm cho mình các ý tưởng như:sắp xếp 3D,sách truyện,một hoạt cảnh về chủ đề,hay biểu diễn rối que......

 

Qui trình 5:Tạo hình từ vật tìm được

 

      Qui trình này có thể tích hợp các kiến thức về toán học,văn hóa,đời sống xã hội...đây là một qui trình đòi hỏi nhiều vật liệu và sự hợp tác của phụ huynh trong sự chuẩn bị vật liệu .

 

+Hoạt động 1:Khám phá,trải nghiệm

 

Để bắt đầu giáo viên có thể sử dụng phương pháp quan sát trực quan,vẽ bản đồ tư duy, thảo luận và tìm hiểu chủ đề

 

+Hoạt động 2:Phác thảo ý tưởng

 

Hoạt động này sẽ tinh chỉnh những gì học sinh biết về chủ đề

 

+Hoạt động 3: Làm mô hình 3D

 

Học sinh được trải nghiệm với các vật liệu và tạo ra sản phẩm.

 

Với học sinh nhỏ,giáo viên phân loại vật liệu vào các hộp khác nhau,để học sinh có thể dễ dàng tìm thấy những gì mình muốn,và hoạt động có tuần tự.Cũng thông qua vật liệu nội dung được phát triển theo đó và mở rộng khả năng sáng tạo,phát triển tư duy.

 

+Hoạt động 4:Phát triển chủ đề

 

Học sinh sẽ tạo ra khung cảnh trong một phạm vi nào đó,các ý tưởng có thể sẽ được nảy sinh trong khi làm,việc học vì thế sẽ được mở rộng nhận thức.

 

 Qui trình 6:Qui trình điêu khắc,nghệ thuật tạo hình không gian

 

     Qui trình điêu khắc dễ tích hợp với các môn học khác. Ví dụ với nghệ thuật thị giác:chạm nổi, 3D  với các nghành khác như Khoa học:Cơ thể học,Văn học:Con rối,Sân khấu biểu diễn....

 

-Các bước tạo hình nhân vật bằng dây thép:

 

       Dây dày tốt nhất khoảng 1mm vì nó đủ mạnh để làm một hình dạng bất kỳ,nhưng dễ uốn cong.Không sử dụng các dây dày (khoảng 1,25mm) vì nó quá cứng.Trẻ em không nên xử lý các dây có độ dài quá lớn,nó phải được cắt trước bởi người lớn.

 

        Sau đây là các bước được trích trong cuốn sổ tay điêu khắc Viết và biên soạn bởi:Jackie Garner & Jackie Vercoe

 

1)      Cắt một đoạn dây dài xấp xỉ 45cm,xoắn dây để tạo hình bầu dục làm đầu người,cổ và cánh tay.Đừng lo lắng nếu một cánh tay dài hơn,sử dụng những đoạn thừa quấn ngược lại các vòng để làm tay,nếu vẫn dư thừa ,có thể uốn cong xung quanh làm cánh tay để tăng thêm sức mạnh cho nó

 

2)      Làm một cái vòng khác với đoạn dây khoảng 30cm,làm một vòng lớn bằng cách nắn(dẩy) phía đầu của dây và phía dưới.Sử dụng phần dư thừa để làm phần đầu tiên của dây thứ 2 tạo thành vai .

 

3)      Lấy hai đoạn dây thẳng (Mỗi dây khoảng 30 cm)và xoay chúng xuống phía dưới tạo thành 2 chân của cơ thể,đoạn thừa có thể uốn cong thành hình bàn chân.

 

4)      Cột chặt một đoạn dây (45cm) ở vai.Uốn cong nó vòng quanh cơ thể theo đường xoắn ốc.Điều này sẽ tạo nên độ dày của cơ thể.

 

5)      Tiếp tục thêm dây tạo hình thông qua cấu trúc cơ bản.Bạn có thể muốn nhấn mạnh đầu gối và khủy tay

 

6)      Uốn cong hình thành một tư thế theo sự lựa chọn của bạn

 

7)      Tư thế đó có thể dược để lại như một tác phẩm điêu khắc dây hoặc có thể được che phủ bằng giấy và keo/nhựa/len /nhôm lá/dây/đất sét/sợi thủy tinh.

 

Qui trình 7:Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn

 

     Qui trình này tạo cơ hội để tích hợp các lĩnh vực như :Đọc ,viết,dựng kịch,biểu diễn,văn hóa lịch sử.

 

       Rối có các loại hình sau:Rối bóng,rối que,rối bàn,rối túi,rối dây

 

     Qui trình này có các hoạt động sau:

 

+Hoạt động 1:Tìm hiểu về chủ đề

 

Giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện,một sự kiện lịch sử ,một vấn đề về văn hóa để thảo luận

 

+Hoạt động 2:Tạo hình con rối

 

Giáo viên bắt đầu bằng lựa chọn loại hình rối mà giáo viên cho là phù hợp nhất và hướng dẫn qui trình tạo nên nó.

 

Sau khi giáo viên thực hiện hướng dẫn mô hình,học sinh sẽ bắt tay vào thiết kế nhân vật của mình cho hình thức mà giáo viên đã lựa chọn.Ví dụ giáo viên hướng dẫn thực hiện làm một rối túi với chủ đề động vật,tiếp theo học sinh sẽ thiết kế nhân vật và tạo một rối túi với con vật của riêng mình.

 

+Hoạt động 3:Diễn tập,biểu diễn

 

Học sinh có thể dựa vào câu chuyện và diễn tập,cùng nhau làm một sân khấu để biểu diễn trước lớp.

 

      Các qui trình này được vận dụng một cách linh hoạt trong tiếp cận chủ đề,sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.Bản chất của các qui trình là tích hợp.trong mỗi qui trình sẽ sử dụng các kĩ thuật tạo hình khác nhau để tăng tính trải nghiệm cho học sinh.Tuy nhiên việc thực hiện nó trong môi trường học mang tính truyền thống là vô cùng khó khăn, đây chính là lí do mà trong quá trình thực hiện các qui trình không còn giữ được bản chất ban đầu của dự án.

 

 

                                                                                              Lê Thị Thanh Thuỷ