Dạy Mĩ thuật với trẻ mầm non và tiểu học.
Albert Einstein từng nói:“Chỉ có trải nghiệm mới là
hiểu biết ,còn tất cả chỉ là thông tin” Trẻ em rất thích nghệ thuật ,nhưng nó
chỉ bộc lộ sự yêu thích đó trong một môi trường phù hợp với chúng ,với trẻ nghệ
thuật là một trải nghiệm thú vị để chúng thể hiện mình, với chúng học vẽ là để
vui chơi! Thông qua chúng ta thấy được trí tưởng tượng của trẻ!trong giáo dục
nghệ thuật là một phương tiện để nhà giáo dục đạt được những mục tiêu đề ra .
Trẻ vẽ thường ít có sự kiểm soát, lại càng không có
khái niệm tạo hình đẹp!chúng cũng không thể phân tích về tác phẩm của mình,cái
đó dành cho đối tượng lớn hơn!với chúng vẽ là sự tự do là niềm vui,là sự vận động
di chuyển,chúng vẽ bằng cảm giác hơn là kỹ thuật! cái đẹp của chúng chính là sự non nớt của chúng trước hiện thực,khả năng lí giải ngây ngô của
trẻ về thế giới,đó là cái đẹp hồn nhiên!
Cứ quan sát trẻ vẽ chúng ta sẽ thấy mọi thứ luôn có
ý nghĩa của nó:Đây là con chuột,là mặt trời ,là bố mẹ đang dạo chơi…..nhưng là
khi chúng được tự do thể hiện mà thôi!chúng ta đôi khi đánh giá quá cao khả
năng sáng tạo của trẻ ở phương diện nghệ thuật,nên chăng nên nhìn nhận nghệ thuật
như một cách giúp trẻ thể hiện cảm xúc,phát triển nhân cách,tâm hồn.Sáng tạo ở
đây với tôi chính là cách nhà giáo dục giúp trẻ giải quyết những vấn đề đặt
ra,hình thành khả năng tư duy và giải quết vấn đề của cuộc sống,vậy sáng tạo ở
đây là sáng tạo trong cuộc sống ,từ cuộc sống!
Các hình thức như:qua hành động nghệ thuật,qua tích
hợp ,qua tạo ra các sản phẩm nghệ thuật …là những con đường ,là công cụ để đạt
được mục tiêu đề ra của nhà giáo dựa trên những hiểu biết mới lý thuyết về trẻ
em,và dạy học,mỗi con đường có những phương thức và quan điểm riêng,giúp học
sinh phát triển trí lực ,những hiểu biết cơ bản về nghệ thuật thị giác và tính sáng tạo .….
Vậy có những phương pháp nào thường được sử dụng?
1. Sử dụng hình ảnh hoặc tác phẩm nghệ thuật để giới
thiệu một khái niệm, hoặc bài học.Dùng để hỗ trợ cho học sinh trong việc tạo ra
các ý tưởng, cũng như tìm hiểu tác phẩm.
2. Hoạt cảnh :các nhóm nhỏ làm việc cùng nhau để tạo
ra một cảnh dựa trên một chủ đề. Đây là một hình thức nghệ thuật tuyệt vời để kết
hợp với văn học
3.Tham quan thực địa, giúp học sinh quan sát,điều
tra,phân tích,cho các em những kinh nhiệm mới về chủ đề tìm hiểu.
4.Thảo luận vấn đề học tập là một chiến lược để hợp
tác với nhau cùng khám phá,suy nghĩ,sử lí thông tin,nói lên suy nghĩ,xây dựng ý
tưởng
5.Sử dụng âm nhạc như một phương thức để tiếp cận với
chủ đề,mở một bản nhạc và cùng lắng nghe, chia sẻ những cảm xúc,hình ảnh,màu sắc
theo cảm nhận và sử dụng ngôn ngữ của hội họa để thể hiện nó.
6.Bắt đầu chủ đề với những hoạt động trải nghiệm nghệ
thuật tạo hình như một nghệ sĩ.Ví dụ tạo hình từ vẽ bóng,vẽ theo quan sát,vẽ nguệch ngoạc,,tạo
hình điêu khắc dây thép,trải nghiệm với đất sét,trải nghiệm hành động nghệ thuật…dựa trên sự hướng
dẫn của giáo viên, sau đó chia sẻ về tác phẩm của mình .
"Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ" Chúng ta không thể dạy cho trẻ như cách chúng ta dạy cho đối tượng lớn tuổi,do vậy việc tìm hiểu về lý thuyết trẻ em và giáo dục hiện đại bên cạnh những kiến thức về nghệ thuật thị giác là cần thiết.
"Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ" Chúng ta không thể dạy cho trẻ như cách chúng ta dạy cho đối tượng lớn tuổi,do vậy việc tìm hiểu về lý thuyết trẻ em và giáo dục hiện đại bên cạnh những kiến thức về nghệ thuật thị giác là cần thiết.
Lê Thủy