Thursday, April 25, 2019

Chép theo mẫu hay dạy Mĩ thuật?


Chép theo mẫu hay dạy Mĩ thuật?

Tôi biết đây là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi với GVMT.Giữa một bên cho rằng điều này sẽ giết chết trí tưởng tượng của trẻ,và một bên cho rằng việc học của trẻ đầu tiên phải qua con đường bắt chước. Người ta còn nói đến việc học mĩ thuật như một trải nghiệm khám phá,các giờ học mĩ thuật không còn coi trọng kĩ năng cơ bản, thậm chí hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật thị giác cũng không được đề cập rõ ràng,và bạn!Có phải điều mà bạn thấy là dường như học sinh của bạn ngồi chơi nhiều hơn,ồn ào hơn,lớp học bề bộn hơn mà kinh nghiệm thẩm mĩ thì ngày càng ít ỏi?!

Vậy rút cuộc dạy mĩ thuật cho trẻ là gì? Chúng ta phải dạy gì cho bọn trẻ về một ngôn ngữ trừu tượng như nghệ thuật thị giác?

Điều gì sẽ xảy ra nếu một đứa trẻ ngày này qua ngày khác,học theo cách chép từ mẫu này đến mẫu kia?Liệu nó có hiệu quả không?!Tôi vẫn phải thú nhận với bạn rằng nó có một hiệu quả nhất định,đó là đứa trẻ sẽ trở nên quen tay và quen mắt hơn,các bài tập của chúng luôn lung linh, sạch sẽ và làm hài lòng người lớn ,nhưng liệu chúng có tăng thêm nhận thức về nghệ thuật thị giác không?có hiểu cách một tác phẩm nghệ thuật ra đời như thế nào hay không?có thể hiện được một ý tưởng,cảm xúc trong trẻ hay không? Tôi đã theo dõi và nhận thấy rất nhiều đứa trẻ như thế không vẽ nổi nếu không đưa cho chúng một bài mẫu sẵn,và các kĩ năng của chúng cũng sẽ trở nên ngây ngô hơn khi chúng vẽ một cách “ tự phát” và quan trọng nó lụi tàn một cách nhanh chóng khi bạn cho chúng ngừng luyện tập thậm chí nhanh chóng quay về điểm xuất phát bạn đầu.

Trường hợp thứ 2 có vẻ khả quan hơn là chúng luôn được khắc sâu trong các bài học như một kiến thức nghệ thuật cơ bản là “ 3 gộp 1 rời” “Gần to xa nhỏ”….nó thậm chí được xoay vòng từ tiểu học lên đến THCS ,kết quả là ta gieo vào đầu đứa trẻ một lối tư duy nghệ thuật như ghép ảnh, máy móc,khô cứng và sức “phá hủy sự sáng tạo” ở trẻ ,mà nó gây ra cũng không phải nhỏ,bởi nó có khả năng phá hủy tình yêu nghệ thuật ở chúng ta.

Quay lại với kiến thức cơ bản nhất mà bạn học được trong các trường sư phạm rằng: việc trẻ  vẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm mà trẻ có được trong cuộc sống và kiến thức nền mà chúng  thu nạp được, vậy nếu không phải dạy theo mẫu thì là gì khi mà tất cả những thứ trên trẻ vẫn chưa tích lũy đủ? Lý thuyết có thể dài dòng nhưng tựu chung lại việc dạy mĩ thuật cho trẻ thực ra chỉ gói gọn trong 4 từ “ truyền thông và kĩ thuật” nghĩa là các thông tin,đơn vị kiến thức mà bài học mang lại và kĩ năng mà trẻ có được.Tất nhiên chúng ta luôn thừa nhận rằng năng khiếu nghệ thuật chỉ nằm ở số ít học sinh mà thôi nhưng mục đích mà ta đang hướng đến là giúp học sinh tăng thêm nhận thức và cảm thụ nghệ thuật thị giác.

Điều gì quyết định đến các phương pháp mà bạn sẽ sử dụng trong bài học của mình ?Đó chính là các mục tiêu! Như vậy điều quan trọng không phải là câu hỏi chép mẫu hay không? Mà bạn phải trả lời câu hỏi mục tiêu của bài học đó là gì?

Sở dĩ việc chép theo mẫu không mang lại hiệu quả cao,bởi chúng ta không xác định được mục tiêu của nó là gì? Và nó đơn thuần chỉ dừng lại như một bài thủ công khéo tay,cũng như quá lạm dụng nó.Mặt khác có những bài học bạn sẽ phải sử dụng  làm theo mẫu như một phương pháp ,ví dụ như những bài học về một họa sĩ.

Rõ ràng điều quan trọng nhất vẫn là mục tiêu.

Với trẻ việc học cách làm theo một trật tự là một qui trình quan trọng trước khi trẻ có khả năng tự giải quyết vấn đề theo cách riêng, và là một bước quan trọng trong việc phát triển tri thức ở trẻ. Bài mẫu đôi khi có thể hữu ích để làm theo các bước,giúp học sinh đạt được kết quả nhất định trước khi chúng có thể tự mình bứt phá và điều này thậm chí đúng với cả người lớn.Có một cách dung hòa để trẻ cảm thấy nghệ thuật của chúng không phải là một sự sao chép nhân bản, đó là hướng dẫn theo một kết thúc mở hơn cho bài học trong đó chúng sẽ đưa ra nhiều quyết định sáng tạo hơn cho bản thân.

Như vậy việc chép mẫu hay làm theo một mô hình, chỉ đạt được hiệu quả giáo dục khi đằng sau nó chứa một mục tiêu cụ thể, cung cấp cho học sinh những nhận thức về nghệ thuật thị giác.
                                                   Lê Thủy






Gian hàng gốm sứ
















jondson lawrence





Phân tích tác phẩm "Bác Hồ đi công tác"






Tĩnh vật


















Khu nhà nơi em ở