Sunday, September 8, 2019

Người Mỹ dạy con học mỹ thuật như thế nào


Người Mỹ dạy con học mỹ thuật như thế nào

Từ thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật và lịch sử đánh giá rằng kinh đô văn hóa nghệ thuật của thế giới dường như đã chuyển dịch từ Pháp trước đó về Mỹ, đất nước có nền kinh tế, xã hội phát triển lớn mạnh nhất về mọi mặt. Người Mỹ đang dạy nghệ thuật cho trẻ em như thế nào. Dưới đây là một số yêu cầu cần đạt được đặt ra trong giáo trình giáo dục bộ môn mỹ thuật cho trẻ hiện nay của một trường tiểu học thông thường tại Mỹ.

1. Các yếu tố trong Mỹ thuật

• Hiểu khái niệm “Ai tạo ra các tác phẩm, người đó được gọi là hoạ sĩ( nghệ sĩ).

• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử, phong cách của họa sỹ đó và những đóng góp cho xã hội của họ.

• Hiểu khái niệm “mỗi người đều có phong cách riêng. Phong cách thể hiện tư tưởng của cá nhân”.

• Áp dụng khái niệm “phong cách” bằng cách sáng tạo ra những sản phẩm của mình. Phát triển các sản phẩm dựa trên phương tiện, sự lựa chọn để diễn đạt ý tưởng cá nhân.

• Nhận ra hai phong cách khác nhau. So sánh, nhìn nhận sự tương phản của hai phong cách

• Hiểu khái niệm “đối tượng và chủ đề” trong sáng tạo các tác phẩm.

• Hiểu khái niệm “tưởng tượng” trong quá trình sáng tạo các tác phẩm.

• Nhận ra hình ảnh cuộc sống: phong cảnh, cuộc sống thường nhật, chân dung, nội dung câu chuyện trẻ từng nghe, …, trong tác phẩm mỹ thuật.

• Sử dụng các chủ đề, chủ điểm trong sáng tạo các sản phẩm.

• Hiểu rằng hình thức thể hiện (form) có nghĩa là những gì hoạ sĩ tạo ra bởi những công cụ và phương tiện mà họ chọn.

• Hiểu rằng trong mỹ thuật có nhiều hình thức thể hiện khác nhau, trong đó bao gồm các thể hiện 2 chiều và 3 chiều. ( 2D, 3D)

• Trẻ tự áp dụng các hình thức thể hiện: 2 chiều, 3 chiều, trong sáng tạo các sản phẩm.

• Nhận thức được “tính tương quan” và “tính tương phản” (comparisons & contrast) cũng là những hình thức thể hiện khác nhau.

• Hiểu rằng người xem đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tác phẩm.

• Hiểu rằng khi xem tác phẩm, người ta sẽ luôn có những câu hỏi: ai ? ở đâu ? cái gì ? khi nào? tại sao ?

• Tìm hiểu, đặt câu hỏi, tìm câu trả lời về sự sáng tạo, về họa sỹ và các tác phẩm của họ.

• Áp dụng các kỹ năng tư duy và phân tích để bình tác phẩm hoặc giải thích về tác phẩm, sản phẩm của mình.

• Nhận ra những nơi có thể phù hợp cho việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.

• Sử dụng đúng ngôn ngữ chuyên môn( thẩm mỹ) để mô tả tác phẩm của mình và của các hoạ sỹ.

2. Ngôn ngữ của Mỹ thuật

• Quan sát và nhận biết được các yếu tố trong mỹ thuật: đường nét, các hình khối, màu sắc, biểu tượng, không gian, cấu trúc và hình thức kỹ thuật thể hiện, chất liệu, … trong các sản phẩm mỹ thuật.

• Nhận diện các yếu tố mỹ thuật trên trong thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh.

• Bằng cảm quan, nhận thức, bằng sự tìm hiểu, trẻ nhận ra các yếu tố mỹ thuật được sử dụng trong các tác phẩm của hoạ sỹ.

• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật trong sáng tạo tác phẩm, bài của mình.

• Sử dụng các yếu tố mỹ thuật để mô tả tác phẩm.

• Có thể nhận thức, quan sát, đánh giá sự chuyển động của đường nét, hoa văn, tính cân bằng, sự thống nhất, tương phản, điểm nhấn trong bài, tác phẩm của mình.

• Nhận thức được các cấu trúc, các nguyên lý của sự sắp xếp( hay còn gọi là bố cục hay thiết kế) có trong trong tự nhiên và thế giới xung quanh.

• Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và tù ngữ chính xác để miêu tả, chia sẻ ý tưởng và cảm quan về tác phẩm của riêng mình và tác phẩm của người khác, của thế giới xung quanh.

Group Of Elementary Age Schoolchildren In Art Class With Teacher
Các thầy cô tận tụy và truyền cảm hứng cũng như niềm yêu thích nghệ thuật tới trẻ (Ảnh: kyna.vn)
3. Lịch sử Mỹ thuật

• Có thể so sánh, bày tỏ quan điểm đối với tác phẩm được thực hiện bởi các học sinh khác nhau, độ tuổi khác nhau, các tác phẩm của các hoạ sỹ. Và trên một mức độ lớn hơn, hiểu được vai trò của mỹ thuật.

• Xây dựng sự hiểu biết về thời gian thông qua biểu đồ của các dự án mà trẻ làm trong năm thông qua: sổ lưu bài, nhật ký, lưu sản phẩm nhóm, danh mục, ảnh chụp từng thời kỳ.

• Nhận ra ít nhất một nghệ sĩ nổi tiếng, một phong cách, một nền văn hóa từ thời kỳ trước.

• Tìm hiểu và nhận ra một số hình thức nghệ thuật trong lịch sử như: tranh vẽ, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật phong cảnh, trang phục và công nghệ.

• So sánh để nhận biết sự giống và khác nhau từ những tác phẩm của một nhóm tác giả trong cùng thời kỳ hoặc cùng phong cách.

• Đựơc học về các giai đoạn chính của lịch sử mỹ thuật và có thể giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật trong những giai đoạn đó.

• Có thể phân loại các bức tranh theo: chủ đề, nghệ sĩ, thời gian và phong cách.

• Nhận ra tầm ảnh hưởng của văn hoá tới nghệ thuật thông qua các dự án nghệ thuật trong trường, từ đó thấy sự khác nhau trong sản phẩm của mỗi lớp trong cùng một chủ điểm.

• Giới thiệu nội dung văn hóa Hoa Kỳ.

• Giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hóa, những luật lệ, đức tin, cảnh quan, trang phục và văn hoá dân gian trên những tác phẩm.

Elementary school pupil talking about picture in art class
Kỹ năng sáng tạo, sử dụng vật liệu, nhận biết phong cách, tư tưởng, văn hóa và cả trình bày phân tích tác phẩm…
4. Sản phẩm

• Sử dụng các công cụ như sáp màu, màu dạ, sơn dầu, phấn, mầu nước, sơn keo (tempera), sợi, đất sét và các nguyên liệu tự nhiên.

• Dùng đúng tên của các công cụ, dụng cụ.

• Làm việc với nhiều nguyên vật liệu và quy trình khác nhau.

• Vẽ, làm sản phẩm: thông qua trí nhớ, quan sát và mẫu mô phỏng.

• Sử dụng trí tưởng tượng, ý tưởng trong sáng tạo sản phẩm.

• Làm từng bước với sự hướng dẫn có trình tự của giáo viên để tạo những dự án mang tính kế thừa.

• Tự do sử dụng vật liệu, chất liệu mà không cần chỉ dẫn, tạo cơ hội để hoàn toàn sáng tạo và biểu đạt được những lựa chọn mang màu sắc cá nhân.

• Sáng tạo sản phẩm từ những dự án định sẵn và từ những ý tưởng, cảm hứng bộc phát.

Danh sách yêu cầu dừng lại ở đó. Quá nhiều phải không. Với một chương trình giáo dục nghệ thuật với yêu cầu cụ thể như vậy, dễ hiểu vì sao một người vô gia cư trên đường phố Newyork cũng có thể chơi piano hay đến không ngờ, hay bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể nói và am hiểu về hội hoạ, về mỹ thuật, âm nhạc chẳng kém gì một chuyên gia nghệ thuật.

Vinh Hoa biên dịch

Sunday, June 16, 2019

Dạy Mĩ thuật với trẻ mầm non và tiểu học.


Dạy Mĩ thuật với trẻ mầm non và tiểu học.

Albert Einstein từng nói:“Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết ,còn tất cả chỉ là thông tin” Trẻ em rất thích nghệ thuật ,nhưng nó chỉ bộc lộ sự yêu thích đó trong một môi trường phù hợp với chúng ,với trẻ nghệ thuật là một trải nghiệm thú vị để chúng thể hiện mình, với chúng học vẽ là để vui chơi! Thông qua chúng ta thấy được trí tưởng tượng của trẻ!trong giáo dục nghệ thuật là một phương tiện để nhà giáo dục đạt được những mục tiêu đề ra .

Trẻ vẽ thường ít có sự kiểm soát, lại càng không có khái niệm tạo hình đẹp!chúng cũng không thể phân tích về tác phẩm của mình,cái đó dành cho đối tượng lớn hơn!với chúng vẽ là sự tự do là niềm vui,là sự vận động di chuyển,chúng vẽ bằng cảm giác hơn là kỹ thuật! cái đẹp của chúng chính là sự non nớt của chúng trước hiện thực,khả năng lí giải ngây ngô của trẻ về thế giới,đó là cái đẹp hồn nhiên!

Cứ quan sát trẻ vẽ chúng ta sẽ thấy mọi thứ luôn có ý nghĩa của nó:Đây là con chuột,là mặt trời ,là bố mẹ đang dạo chơi…..nhưng là khi chúng được tự do thể hiện mà thôi!chúng ta đôi khi đánh giá quá cao khả năng sáng tạo của trẻ ở phương diện nghệ thuật,nên chăng nên nhìn nhận nghệ thuật như một cách giúp trẻ thể hiện cảm xúc,phát triển nhân cách,tâm hồn.Sáng tạo ở đây với tôi chính là cách nhà giáo dục giúp trẻ giải quyết những vấn đề đặt ra,hình thành khả năng tư duy và giải quết vấn đề của cuộc sống,vậy sáng tạo ở đây là sáng tạo trong cuộc sống ,từ cuộc sống!

Các hình thức như:qua hành động nghệ thuật,qua tích hợp ,qua tạo ra các sản phẩm nghệ thuật …là những con đường ,là công cụ để đạt được mục tiêu đề ra của nhà giáo dựa trên những hiểu biết mới lý thuyết về trẻ em,và dạy học,mỗi con đường có những phương thức và quan điểm riêng,giúp học sinh phát triển trí lực ,những hiểu biết cơ bản về nghệ thuật thị giác và tính sáng tạo .….

Vậy có những phương pháp nào thường được sử dụng?

1. Sử dụng hình ảnh hoặc tác phẩm nghệ thuật để giới thiệu một khái niệm, hoặc bài học.Dùng để hỗ trợ cho học sinh trong việc tạo ra các ý tưởng, cũng như tìm hiểu tác phẩm.

2. Hoạt cảnh :các nhóm nhỏ làm việc cùng nhau để tạo ra một cảnh dựa trên một chủ đề. Đây là một hình thức nghệ thuật tuyệt vời để kết hợp với văn học

3.Tham quan thực địa, giúp học sinh quan sát,điều tra,phân tích,cho các em những kinh nhiệm mới về chủ đề tìm hiểu.

4.Thảo luận vấn đề học tập là một chiến lược để hợp tác với nhau cùng khám phá,suy nghĩ,sử lí thông tin,nói lên suy nghĩ,xây dựng ý tưởng

5.Sử dụng âm nhạc như một phương thức để tiếp cận với chủ đề,mở một bản nhạc và cùng lắng nghe, chia sẻ những cảm xúc,hình ảnh,màu sắc theo cảm nhận và sử dụng ngôn ngữ của hội họa để thể hiện nó.

6.Bắt đầu chủ đề với những hoạt động trải nghiệm nghệ thuật tạo hình như một nghệ sĩ.Ví dụ tạo hình từ vẽ bóng,vẽ theo quan sát,vẽ nguệch ngoạc,,tạo hình điêu khắc dây thép,trải nghiệm với đất sét,trải nghiệm hành động nghệ thuật…dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó chia sẻ về tác phẩm của mình .

"Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ" Chúng ta không thể dạy cho trẻ như cách chúng ta dạy cho đối tượng lớn tuổi,do vậy việc tìm hiểu về lý thuyết trẻ em  và giáo dục hiện đại bên cạnh những kiến thức về nghệ thuật thị giác là cần thiết.
                                                                          Lê Thủy


Wednesday, May 22, 2019

25 BÀI HỌC KỸ THUẬT CHẤT LIỆU (8-10 TUỔI)

25 Bài hoc kỹ thuật cơ bản ,giúp các bạn nhỏ làm chủ chất liệu,phát huy sáng tạo cá nhân.

TIẾP CẬN QUY TRÌNH VẼ THEO NHẠC


                            TIẾP CẬN QUY TRÌNH VẼ THEO NHẠC




Vẽ theo nhạc là gì?
Có thể hiểu một cách ngắn gọn, vẽ theo nhạc là sự kết hợp của các giác quan hoặc sự tương tác lẫn nhau của các nhận thức cảm tính.Với đối tương học sinh lớn nó tăng khả năng cảm nhận về nhịp điệu trong tranh.Phương pháp này thường  được sử dụng cho lứa tuổi mầm non và tiểu học.
-Vận động cùng với âm nhạc có một mối liên hệ mật thiết với sự liên kết các nơ ron thần kinh trong não bộ.
-Vận động với âm nhạc kích thích sự hưng phấn ở trẻ.
-Vận động cùng với âm nhạc giúp trẻ phá vỡ mọi rào cản tâm lý,sự ngại ngùng ,lo sợ…
-Vận động cùng âm nhạc sẽ giúp trẻ tập trung hơn.
-Vẽ cùng với âm nhạc là một sự kết hợp để kích thích tâm trí,sự hưng phấn,cảm giác…nghĩa là giúp trẻ huy động tất cả các giác quan vào việc học.Lí do đơn giản là trẻ học thông qua các giác quan chứ không phải nhận thức lí tính như người lớn.
-Trẻ con sẽ học tốt hơn khi chúng luôn được vận động,vui vẻ và an toàn.
- Vẽ cùng với âm nhạc với trẻ nó như một trò chơi vận động,một bài tập tuyệt vời trong nghệ thuật  hành động cũng như lắng nghe, hợp tác và giao tiếp.Với đối tượng lớn hơn nó kích thích trí tưởng tượng,cảm giác về nhịp điệu và trải nghiệm khi tạo ra một tác phẩm nghệ thuật VD như các bài học về Pollock.

Vậy nên chọn nhạc như thế nào?
Với trẻ nhỏ ,để tăng cường sự vận động của trẻ nên chọn dòng nhạc rõ nhịp ,vui vẻ và nhanh như nhạc khiêu vũ ,dane….
Với trẻ lớn có thể chọn nhiều dòng nhạc khác nhau và nhạc cổ điển,hãy sử dụng một bức tranh để kết nối VD tranh của wassilykandinsky
Khi di chuyển theo âm nhạc ,hãy tập trung vào đôi bàn tay kết nối giữa di chuyển của đôi chân và vận động của tay khi vẽ,cái này khá quan trọng nhưng chúng ta hay bỏ qua.
Âm nhạc và nghệ thuật kết nối với nhau trong  bài học tích hợp nghệ thuật như thế nào?

Sẽ có những cách tiếp cận khác nhau dựa vào mục tiêu của bài học ,về cơ bản nó có các bước sau:
-Bước 1:
+Lắng nghe âm nhạc
+Vân động theo cách mà học sinh cảm thấy
+Khi âm nhạc kết thúc ,yêu cầu học sinh miêu tả các con cảm thấy như thế nào sau khi nghe nhạc?
-Bước 2:
+Xem một tác phẩm  nghệ thuật
·        Con thấy cái gì trong tác phẩm?
·        Nó gợi đến dòng  nhạc gì?
-Bước 3:
+Mô tả Âm nhạc và Mĩ thuật có điểm chung là nhịp điệu,nhịp điệu thể hiện ở sự lặp lại trong tác phẩm bởi các yếu tố :màu,dường,hình dạng, khoảng cách , kĩ thuật……..
+Lắng nghe lại âm nhạc và thể hiện nhịp điệu bằng cách vỗ tay hoặc chạm chân vào nền nhà
-Bước 4:
+Vận động cùng màu sắc và âm nhạc
·        Lựa chọn màu sắc ( có thể chọn 3 màu cơ bản hoặc trước đó có thể cho HS lựa chọn màu cho 3 đến 4 đoạn nhịp khác nhau)
·        HS nghe nhạc và vẽ.Sử dụng màu, dòng, hình diễn ra trong tâm trí ,khi đoạn nhạc kết thúc thì chuyển sang tờ giấy khác
-Bước 5:
+Đánh giá bằng câu hỏi:Nhìn thấy gì?và nghĩ điều gì? Có thể yêu cầu các em viết vào cột.
+Nhìn sâu vào tác phẩm hãy chia sẻ bất cứ ý nghĩ nào ?Điều gì khiến con thấy thú vị?




Với các bạn nhỏ ,cách tiếp cận sẽ đơn giản hơn,bạn nên xác định với trẻ nó chỉ là một hoạt động nghệ thuật vui vẻ.
Trước hết hãy cho trẻ lắng nghe âm nhạc và vận động theo nhịp điệu bằng các trò chơi như kết hợp dụng cụ âm nhạc và di chuyển,chơi trò chơi chèo thuyền để vận động cơ thể
-Bước 1: Chia nhóm
Đặt một bàn đủ lớn ,một tờ giấy, sơn và bút ở mỗi vị trí của trẻ.
-Bước 2:Giải thích về trò chơi.
Nói với các con rằng chúng ta sẽ di chuyển ,Khi âm nhạc dừng lại, hãy chuyển màu của mình cho người tiếp theo, di chuyển xung quanh bàn theo chiều kim đồng hồ, dừng lại và tiếp tục một lần nữa vẽ theo âm nhạc tại điểm kết thúc khi âm nhạc thay đổi. Sau khi kết thúc trẻ có thể vẽ thêm nếu muốn.
+Nếu muốn, hãy sử dụng các loại nhạc khác nhau để trẻ cố gắng kết hợp trong bức tranh của chúng ,với trẻ càng nhỏ nên lựa chọn ít hoặc một dòng nhạc.
-Bước 3:chia sẻ
+Hãy cho trẻ chia sẻ cảm giác của chúng trong quá trình thực hiện.
Bạn có thể sử dụng chúng cho các bài học tiếp theo như làm nền,bài học về không gian,cắt dán, thủ công…..
Hãy nhớ quá trình trẻ tham gia mới là điều quan trọng.

Một số bản nhạc có thể sử dụng:
-Một bản nhạc cổ điển ( Beethoven , Chopin , Schumann , Bach , Tchaikovsky , Debussy )
-Nhạc jazz ( Miles Davis , Thelonius Monk , và John Coltrane )
- Nhạc thực nghiệm ( Meredith Monk , Harry Partch , Nico Muhly )
                                                                                    Lê Thủy

Thursday, April 25, 2019

Chép theo mẫu hay dạy Mĩ thuật?


Chép theo mẫu hay dạy Mĩ thuật?

Tôi biết đây là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi với GVMT.Giữa một bên cho rằng điều này sẽ giết chết trí tưởng tượng của trẻ,và một bên cho rằng việc học của trẻ đầu tiên phải qua con đường bắt chước. Người ta còn nói đến việc học mĩ thuật như một trải nghiệm khám phá,các giờ học mĩ thuật không còn coi trọng kĩ năng cơ bản, thậm chí hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật thị giác cũng không được đề cập rõ ràng,và bạn!Có phải điều mà bạn thấy là dường như học sinh của bạn ngồi chơi nhiều hơn,ồn ào hơn,lớp học bề bộn hơn mà kinh nghiệm thẩm mĩ thì ngày càng ít ỏi?!

Vậy rút cuộc dạy mĩ thuật cho trẻ là gì? Chúng ta phải dạy gì cho bọn trẻ về một ngôn ngữ trừu tượng như nghệ thuật thị giác?

Điều gì sẽ xảy ra nếu một đứa trẻ ngày này qua ngày khác,học theo cách chép từ mẫu này đến mẫu kia?Liệu nó có hiệu quả không?!Tôi vẫn phải thú nhận với bạn rằng nó có một hiệu quả nhất định,đó là đứa trẻ sẽ trở nên quen tay và quen mắt hơn,các bài tập của chúng luôn lung linh, sạch sẽ và làm hài lòng người lớn ,nhưng liệu chúng có tăng thêm nhận thức về nghệ thuật thị giác không?có hiểu cách một tác phẩm nghệ thuật ra đời như thế nào hay không?có thể hiện được một ý tưởng,cảm xúc trong trẻ hay không? Tôi đã theo dõi và nhận thấy rất nhiều đứa trẻ như thế không vẽ nổi nếu không đưa cho chúng một bài mẫu sẵn,và các kĩ năng của chúng cũng sẽ trở nên ngây ngô hơn khi chúng vẽ một cách “ tự phát” và quan trọng nó lụi tàn một cách nhanh chóng khi bạn cho chúng ngừng luyện tập thậm chí nhanh chóng quay về điểm xuất phát bạn đầu.

Trường hợp thứ 2 có vẻ khả quan hơn là chúng luôn được khắc sâu trong các bài học như một kiến thức nghệ thuật cơ bản là “ 3 gộp 1 rời” “Gần to xa nhỏ”….nó thậm chí được xoay vòng từ tiểu học lên đến THCS ,kết quả là ta gieo vào đầu đứa trẻ một lối tư duy nghệ thuật như ghép ảnh, máy móc,khô cứng và sức “phá hủy sự sáng tạo” ở trẻ ,mà nó gây ra cũng không phải nhỏ,bởi nó có khả năng phá hủy tình yêu nghệ thuật ở chúng ta.

Quay lại với kiến thức cơ bản nhất mà bạn học được trong các trường sư phạm rằng: việc trẻ  vẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm mà trẻ có được trong cuộc sống và kiến thức nền mà chúng  thu nạp được, vậy nếu không phải dạy theo mẫu thì là gì khi mà tất cả những thứ trên trẻ vẫn chưa tích lũy đủ? Lý thuyết có thể dài dòng nhưng tựu chung lại việc dạy mĩ thuật cho trẻ thực ra chỉ gói gọn trong 4 từ “ truyền thông và kĩ thuật” nghĩa là các thông tin,đơn vị kiến thức mà bài học mang lại và kĩ năng mà trẻ có được.Tất nhiên chúng ta luôn thừa nhận rằng năng khiếu nghệ thuật chỉ nằm ở số ít học sinh mà thôi nhưng mục đích mà ta đang hướng đến là giúp học sinh tăng thêm nhận thức và cảm thụ nghệ thuật thị giác.

Điều gì quyết định đến các phương pháp mà bạn sẽ sử dụng trong bài học của mình ?Đó chính là các mục tiêu! Như vậy điều quan trọng không phải là câu hỏi chép mẫu hay không? Mà bạn phải trả lời câu hỏi mục tiêu của bài học đó là gì?

Sở dĩ việc chép theo mẫu không mang lại hiệu quả cao,bởi chúng ta không xác định được mục tiêu của nó là gì? Và nó đơn thuần chỉ dừng lại như một bài thủ công khéo tay,cũng như quá lạm dụng nó.Mặt khác có những bài học bạn sẽ phải sử dụng  làm theo mẫu như một phương pháp ,ví dụ như những bài học về một họa sĩ.

Rõ ràng điều quan trọng nhất vẫn là mục tiêu.

Với trẻ việc học cách làm theo một trật tự là một qui trình quan trọng trước khi trẻ có khả năng tự giải quyết vấn đề theo cách riêng, và là một bước quan trọng trong việc phát triển tri thức ở trẻ. Bài mẫu đôi khi có thể hữu ích để làm theo các bước,giúp học sinh đạt được kết quả nhất định trước khi chúng có thể tự mình bứt phá và điều này thậm chí đúng với cả người lớn.Có một cách dung hòa để trẻ cảm thấy nghệ thuật của chúng không phải là một sự sao chép nhân bản, đó là hướng dẫn theo một kết thúc mở hơn cho bài học trong đó chúng sẽ đưa ra nhiều quyết định sáng tạo hơn cho bản thân.

Như vậy việc chép mẫu hay làm theo một mô hình, chỉ đạt được hiệu quả giáo dục khi đằng sau nó chứa một mục tiêu cụ thể, cung cấp cho học sinh những nhận thức về nghệ thuật thị giác.
                                                   Lê Thủy






Gian hàng gốm sứ
















jondson lawrence





Phân tích tác phẩm "Bác Hồ đi công tác"






Tĩnh vật


















Khu nhà nơi em ở