Ma
trận trong môn Mỹ thuật
Đầu tiên ta cần phải hiểu ma trận là gì?Nó thực ra
chính là một khung chương trình ,giúp người giáo viên có cái nhìn tổng quát về
chương trình giảng dạy của mình dựa trên những tiêu chuẩn quốc gia của môn học.
Giáo
viên Mỹ thuật sử dụng ma trận dể lập kế hoạch các khóa học, bắt đầu với việc
xác định mục tiêu và sắp xếp chúng .Sử dụng ma trận để lập kế hoạch giúp người
giáo viên lên được chương trình và bài học cụ thể cho cả năm học ,tháng,....hay khóa học…
Cấu trúc của một ma trận gồm 2 chiều một chiều là nội
dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của
học sinh. Trong mỗi ô là tiêu chuẩn chương trình cần đánh giá.
Việc lập ma trận trong môn Mỹ thuật đối với giáo
viên của chúng ta vẫn còn rất mới mẻ,và rất khó thực hiện khi mà môn Mỹ thuật
chưa có một khung chương trình cốt lõi,dẫn đến nội dung chương trình của chúng
ta không có tính hệ thống,
Chương trình phát triển năng lực của chúng ta hiện
nay,không chú trọng vào hệ thống kiến thức học thuật của môn học mà tập trung
vào việc trải nghiệm khám phá thế giới xung quanh trẻ thông qua nghệ thuật , rèn
luyện các em kỹ năng về giao tiếp , tính xã hội và khả năng làm việc nhóm qua
các chủ đề bằng cách tích hợp các môn học,
cách dạy này nó rất gần với dạy học theo dự án.Tính tự do và chủ động của nó
khiến cho việc lập ma trận không theo một tiêu chuẩn chung và chính điều
này làm cho giáo viên cảm thấy khó khăn .
Với một chương trình dạy Mỹ thuật “chính thống” cho
đối tượng tiểu học,thường được sử dụng ở các trung tâm dạy cho thiếu nhi thì nội
dung của nó có thể được phân tích ở bốn lĩnh vực nội dung thiết yếu :Bài học về
tác giả (LSMT), Yếu tố và Nguyên tắc, Vật liệu và Quy trình, Hình thức và Thiết
kế.Không có nội dung nào trong số này tồn tại tách biệt với các nhau. Hầu như chúng
ta không thể tham gia vào bất kỳ hoạt động sáng tạo hoặc truyền thông nào mà
không sử dụng tất cả các lĩnh vực nội dung này ở một mức độ nào đó.Các giáo
viên sẽ kết nối nội dung một cách tự nhiên để minh họa cho chủ đề đang nghiên cứu.Ngoài
ra thì còn có kế hoạch ma trận cho các khóa học tích hợp khác……..
Đối với chương trình trong hệ thống trường học công
lập của chúng ta hiện nay thật khó để phân tích nội dung của nó,nhưng tựu chung
lại được tập trung vào 7 qui trình:
1,Vẽ cùng nhau
2,Vẽ theo nhạc
3,Vẽ biểu cảm
4,xây dựng cốt truyện
5,Tạo hình 3d –tiếp cận theo chủ đề
6,Điêu khắc
7,Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn”
Được xem như là qui trình cốt lõi chạy suốt chương
trình tiểu học và nghệ thuật được xem như là một công cụ hữu ích để kích thích
trẻ tham gia vào quá trình giáo dục,có thể hiểu là từ giáo dục nghệ thuật chúng
ta tập trung vào nghệ thuật trong giáo dục.Ở đây tôi chỉ nói đến tinh thần của dự
án chương trình (Còn thực tế thì chúng ta gần như bị phụ thuộc vào chương trình SGK).
Dưới đây là một ví dụ cụ
thể ma trận một nội dung về qui trình và chất liệu trong môn Mỹ thuật.
Ở những nước họ sử dụng cơ chế một chương trình nhiều sách giáo khoa ,hay các trung tâm mĩ thuật họ không phụ thuộc vào chương trình của bộ nên họ sử dụng ma trận giúp người giáo viên nhìn được tổng quát công việc của mình,mục đích của nó không phải được dùng để ra ma trận đề như các môn văn hóa.
Ở những nước họ sử dụng cơ chế một chương trình nhiều sách giáo khoa ,hay các trung tâm mĩ thuật họ không phụ thuộc vào chương trình của bộ nên họ sử dụng ma trận giúp người giáo viên nhìn được tổng quát công việc của mình,mục đích của nó không phải được dùng để ra ma trận đề như các môn văn hóa.
Lê Thủy