Sunday, August 6, 2017

THỰC TIỄN MỘT BÀI HỌC NGHỆ THUẬT (Phần 2):KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN

THỰC TIỄN MỘT BÀI HỌC NGHỆ THUẬT THEO MÔ HÌNH MỚI (Phần 2)
Ở bài trước tôi đã tường thuật lại giờ học: “Âm nhạc và đường nét” Và bạn có thể nhận ra là có một sự kết hợp giữa giáo viên âm nhạc và nghệ thuật để giờ học trở nên hiệu quả hơn, sự kết hợp này sẽ giúp giáo viên lựa chọn âm nhạc phù hợp ,bài bản và khoa học hơn,thực ra sự hợp tác giữa các giáo viên bộ môn là một việc làm thường xuyên,cũng như tích hợp gần như là một điều tất yếu trong giáo dục hiện đại dù bạn dạy theo quan điểm nào! trong quá trình dạy học giữa 2 mô hình tôi nhận ra một điều thú vị đó là mô hình dạy học mới nó tác động vào sự thay đổi của con người từ bên trong,nó giúp trẻ học cách làm việc bằng niềm vui ,giúp trẻ học cách trải nghiệm để tạo ra hạnh phúc cho bản thân,giúp trẻ chung sống hòa bình bằng cách hợp tác và tôn trọng những điều khác biệt,giúp trẻ tự học cách giải quyết những vấn đề của mình,nói tóm lại nó giúp cho não trạng của con người trở nên linh hoạt hơn trong một thế giới ngày càng phẳng hơn.Với một phương thức dạy học khá tự do nó nhấn mạnh vào việc chú trọng tới sự phát triển tâm hồn cho trẻ hơn là sự phát triển về tri thức,nghĩa là tâm hồn rồi mới đến tri thức,điều đó sẽ giúp trẻ phát triển một cách bền vững và phát huy được những năng lực bên trong con người trẻ trong quá trình trẻ trưởng thành.Như vậy kết quả giáo dục là một con đường dài không dễ dàng nhận thấy ngay sau buổi học như mô hình cũ,đây chính là điểm mà rất nhiều phụ huynh nóng ruột khi gửi con học ở bất cứ nơi nào!
Ở phần này tôi sẽ tường thuật lại chủ đề “Khám phá thiên nhiên” Đối với giáo viên, đây được coi là 2 quy trình dễ tiến hành nhất trong 7 quy trình ,tính chất giải quyết vấn đề bằng cách tra cứu tìm kiếm thông tin chưa được đề cập tới.Bài học này được tiến hành tại Núi Quyết –phương Trung Đô –thành phố vinh và sân vườn của trung tâm EGS diễn ra trong 2 ngày.
Mục tiêu:
PHẦN 1 - quan sát hình dạng của thiên nhiên và khám phá qua bản vẽ; sáng tạo với thiên nhiên
PHẦN 2 – Trải nghiệm nghệ thuật in phun
Tài liệu cần thiết:  bút chì tùy chọn,kéo ,keo dán ,giấy,màu ,cọ vẽ,màu phun,giấy
Vị trí: Tìm một nơi mà mỗi học sinh sẽ có thể chọn một cây và ngồi xuống để phác hoạ nó một cách lặng lẽ (chẳng hạn như một khu vực có cỏ bao quanh ),các con có thể hái và nhặt các vật liệu từ tự nhiên
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Phần 1: Trải nghiệm sáng tạo với thiên nhiên
Ngày 1: Chúng tôi tiến hành lên kế hoạch cho buổi điễn dã và tiến hành hoạt động dạy học ở ngoài trời.Trước khi lên kế hoạch cho bài học ,giáo viên cần có một chuyến khảo sát trước để tìm được địa điểm phù hợp đáp ứng với mục tiêu đề ra.
kế hoạch chuyến dã ngoại của lớp

Giáo viên:Lê Thị Thanh Thủy
Thời gian dự tính khoảng 2 giờ cho chuyến đi này. Thời gian gợi ý dưới đây chỉ dành cho các hoạt động và chưa tính thời gian đi bộ,dạo chơi của các cháu.
Khởi động 15 phút

Hoạt động khởi động được khuyến khích phụ huynh và giáo viên cho các em thăm quan khu vực dã ngoại bao gồm thắp hương và thăm quan đền Quang Trung,các con và phụ huynh được phép di chuyển  thăm thú thiên nhiên khu vực quanh đền.

Hoạt động
1.       Vẽ Thiên nhiên 20 - 30 phút
2.       Hoạt động nhóm sáng tạo từ thiên nhiên 60 phút
Tổng cộng khoảng 100 - 110 phút + thời gian đi bộ
-Đề xuất tỷ lệ người lớn: học sinh /1: 5 và chia thành các nhóm nhỏ
, mỗi người trưởng thành sẽ quan sát một nhóm
-Mỗi học sinh sẽ cần một cuốn A4 để vẽ và màu kèm theo,một chai nước ví dụ như o2 để rửa bút,kéo để cắt,keo dán
-Chuẩn bị bạt để các cháu ngồi.
-Yêu cầu các con giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ thực vật
-Phụ huynh chú ý nước uống cho các cháu.Tập trung ở trung tâm EGS lúc 7h và cùng xuất phát.


Sau khi tập kết tại đền thờ Quang Trung ,chúng tôi tiến hành khởi động bằng hoạt động tâm linh,thắp hương tưởng nhớ tới người anh hùng áo vải,tiếp đó chúng tôi hành quân lên một khu vực đã được chọn từ trước.Bài học sẽ được tiến hành bằng hoạt động vẽ theo quan sát trong khoảng 20 phút nhưng thực tế thì có thể kéo dài nhiều hơn như vậy.
Tôi giao nhiệm vụ cho các con và theo sát hoạt động của chúng,can thiệp và giúp trẻ quan sát hình dạng màu sắc trong trường hợp cần can thiệp


1.
Các con sẽ tìm thấy một nơi yên tĩnh riêng và dành vài phút để quan sát môi trường xung quanh tự nhiên.

2.
Các con sẽ bắt đầu thu hẹp sự tập trung và chọn một cái gì đó để xem xét chi tiết hơn. Nó có thể là toàn bộ cây cối, một lá, một nhánh cây, một miếng rêu, vv ..




3.
Khuyến khích học sinh dành thời gian để quan sát thực vật hoặc vật tự nhiên mà mình lựa chọn và bắt đầu vẽ nó, bắt đầu bằng hình dạng bên ngoài cơ bản và chuyển sang các chi tiết như hoa lá và hoa.Riêng với học sinh nhỏ tuổi yêu cầu các em phác họa luôn bằng màu sắc ,không sử dụng bút chì! Bằng hoạt động này các con sẽ quan sát màu sắc ,hình dạng thiên nhiên ,từ đó các con sẽ tự khám khá cuộc sống xung quanh mình

Hoạt động này tưởng đơn giản nhưng thực tế cho thấy có một số trẻ  sẽ gặp khó khăn,trẻ càng nhỏ thì hoạt động này càng diễn ra nhẹ nhàng tự nhiên hơn, bởi vì các bạn ấy chưa sử dụng nhiều tới lý trí để can thiệp trong quá trình vẽ.Nhiệm vụ của giáo viên là hãy khích lệ trẻ nói rằng nó rất khó nhưng các con đã làm rất tốt.


4.Hoạt động tiếp theo,đầu tiên tôi sẽ giao bài tập cho các con  yêu cầu các con nhìn vào nội dung của nó và sẽ chia theo nhóm để cùng nhau tìm kiếm những nhành cây ,lá cây hoặc hái chúng và hoa,thực hiện hoạt động sáng tạo theo bài tập được giao.



Hoạt động này sẽ kích thích trí tưởng tượng của trẻ cũng như làm gia tăng lòng tự tin cho trẻ sau hoạt động đầu tiên tương đối vất vả với các bạn nhỏ.Với những độ tuổi lớn hơn bạn có thể tăng khả năng tưởng tượng của các con bằng cách giao nhiệm vụ tạo hình một nội dung cụ thể: ví dụ như chim trên cành cây hay hoa và bướm….Trong quá trình dạy sẽ có một số bạn khá thụ động trong việc tìm vật liệu và chính điều này lại khiến các con bí trong việc phát triển ý tưởng,trong trường hợp này tôi phải yêu cầu trẻ đứng dậy và đi đến một thảm thực vật gần đó và hỏi trẻ :con nghĩ cái gì sẽ phù hợp với đuôi của con cá?Hoa này liệu có dùng được để trang trí cho thân không?.... Yêu cầu trẻ hái và thực hiện tại chỗ.

Mặc dù đây là một bài tập không quá khó, nhưng theo quan sát của tôi thì mô hình mới này tương đối khó với học sinh Việt Nam,chúng ta không giỏi trong sáng tạo và tư duy sáng tạo và bạn cũng có thể nhận thấy với những môi trường sống gần gũi với thiên nhiên như các vùng ngoại thành thì nó càng dễ thực hiện hơn vì nguyên vật liệu sẵn sàng hơn,trẻ luôn có sẵn không gian hoạt động cũng như thời gian dành cho các môn học khác cũng ít hơn.










5.Mở rộng hoạt động: Để kết thúc buổi học tôi yêu cầu cả lớp cùng làm chung một bài tập :tạo hình một con đường ,nếu vào mùa thu bạn có thể đưa ra nội dung “con đường mùa thu” nhưng thật may chúng tôi thực hiện vào tháng 7 nhưng lá thông, quả thông và lá khô rụng trên núi rất nhiều. Đầu tiên tôi yêu cầu trẻ hình dung ra con đường của mình,bạn sẽ rất ngạc nhiên với suy nghĩ của trẻ.Tiếp đó tôi hỏi trẻ :chúng ta sẽ làm gì đầu tiên? Bạn sẽ nhận ra là có một vài bạn nhỏ tư duy rất tốt.Tiếp theo ta sẽ làm gì?....và cuối cùng các con sẽ cùng nhau nhặt vật liệu( sẵn có ở dưới chân) phân loại và bắt đầu tạo hình….Hoạt động này sẽ tăng tính xã hội của các con,các con sẽ kết thúc bài học trong vui vẻ và đoàn kết.



























Phần 2: Trải nghiệm với hoạt động in phun

Ngày 2: Chúng tôi trở về trung tâm EGS và thực hiện giờ học tại sân nơi có rất nhiều cây cối ,bài học diễn ra từ 8h đến 9h30 .
Đầu tiên tôi phát cho các con mỗi bạn một cái giỏ và cùng các bạn đi hái vật liệu với yêu cầu :hình dạng và kích thước phong phú.Sau đó chúng tôi trở về chỗ học ,nơi đã được chuẩn bị sẵn cho các bạn nhỏ.




Hoạt động dạy học:
1.Bây giờ yêu cầu học sinh tập trung vào các hình dạng trong hình ảnh thiên nhiên lựa chọn
2.Yêu cầu các con sắp xếp chúng trên mặt giấy A3 với các hình dạng ,kích thước khác nhau sao cho lấp kín các khoảng trống.Đầu tiên tôi cho trẻ sử dụng một màu,tiếp theo chúng tôi làm hoạt động tương tự với 2 màu yêu cầu một sáng và một tối, cuối cùng tôi yêu cầu trẻ tạo hình hoa lá và bướm với 3 màu sắc,để có được hòa sắc tốt, tôi yêu cầu trẻ nên sử dụng 2 màu sáng và một màu tối, bài học này sẽ cho trẻ kinh nghiệm về bố cục và sử dụng màu sắc,tăng lòng  tự tin và hứng thú với môn học









3.Thời gian chia sẻ công việc: hãy chốt lại bài học bằng cách hỏi trẻ con đã làm như thế nào để tạo ra sản phẩm? con đã sử dụng màu sắc nào trước? và hãy khen ngợi trẻ trước khi kết thúc buổi học.





























Với những quy trình sau bạn sẽ thấy tính khoa học khi tiếp cận được tăng lên ,sự kết nối với các môn học khác nhiều hơn, cũng như những kỹ thuật đặc thù trong môn nghệ thuật được sử dụng,Tôi sẽ trở lại vào một ngày rảnh rỗi! Với 2 quy trình đơn giản nhất ,bạn có thể dễ dàng nhận thấy tính tổ chức,hợp tác và những yếu tố nền tảng để nó vận hành như môi trường trải nghiệm,môi trường học,vật liệu ,thời gian ,sự thống nhất đồng bộ trong quan điểm dạy học với các môn học,sự hợp tác với phụ huynh để bài học thành công,tính tự do của chương trình,tính chất địa phương của bài học,sĩ số phù hợp…..Một quan điểm dạy học vì con người,vì hạnh phúc của trẻ với những tác động thay đổi từ bên trong,tính nhân văn của mô hình dạy học mới này là ở đó!
Một thực tiễn dạy học sẽ trở nên dễ hiểu hơn nếu bạn kèm theo hình ảnh hoặc video .
                                                                                       Vinh ! Lê thủy 8/2017