THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI (Phần 1)
Dẫu chưa có một tài liệu nào nói về quan điểm giáo dục của mô hình dạy học nghệ thuật mới ,thì thông qua bộ sgk mới của nhà xuất bản giáo dục nó vẫn toát lên tinh thần của giáo dục trải nghiệm.
Triết lý dạy học trải nghiệm được đề xuất bởi jond Deway. Ông cho rằng giáo dục nên tập trung vào chất lượng của kinh nghiệm hơn là thông tin kiến thức,trong đó ông cho rằng kinh nghiệm phải có sự tương tác giữa nhận thức cá nhân của học sinh với môi trường học tập và kinh nghiệm đó phải kết nối với kinh nghiệm cũ và cái sẽ có trong tương lai chính nó sẽ thúc đẩy người học tiếp tục học tập để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Trong giáo dục thực nghiệm học tập chỉ xảy ra khi làm một cái gì đó và nó phản ánh bằng quá trình học.
Trong vòng một năm qua, nhờ có mạng xã hội fb có đến hàng mấy trăm bài viết chia sẻ những hình ảnh sản phẩm của học sinh theo phương pháp mới,tuy nhiên vẫn còn không ít giáo viên vẫn còn mơ hồ về quy trình của nó.Việc chúng ta quá chú trọng đến sản phẩm vô tình đã chạm đến cách nhìn cũ vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, sự khác biệt của 2 phương pháp tập trung vào sản phẩm và tập trung vào quy trình là sự khác biệt của 2 quan điểm ,2 triết lý dạy học khác nhau.Một bên là dạy học tập trung vào nội dung ,một bên dạy học là tập trung vào kinh nghiệm.Nên chăng thay vì những sáng kiến kinh nghiệm rườm rà ,những cuộc thi giáo viên giỏi nặng nề,những tiết dự giờ thanh tra đối phó, ta nên xây dựng những thực tiễn giáo dục và chia sẻ nó với cộng đồng ,với cách làm đó sẽ tạo ra một sự đổi mới mạnh mẽ, lan rộng, thiết thực và dễ hiểu.
Nói một cách nôm na ,thực tiễn giaó dục là những gì giáo viên thiết kế,tiến hành có thể trong một tiết,vài tiết,một tháng hay một học kỳ….được ghi lại bằng vi deo, hình ảnh,tường thuật tại hiện trường giáo dục dựa trên chương trình khung,tình hình thực tế của địa phương ,nhà trường .Thực tiễn giáo dục hoàn toàn có thể không trùng khớp những gì được trình bày trong sgk
Bạn có thể đọc về bài thực tiễn giáo dục tại đường link sau của Nguyễn Quốc vương
http://tiasang.com.vn/-g…/cai-cach-giao-duc-tu-duoi-len-8348
Biết rằng việc nhào nặn,đắp gọt một quan điểm giáo dục mới trong một mô hình trường học truyền thống là rất khó,song nếu chúng ta không bắt đầu đúng với bản chất của nó ,ta sẽ rơi vào trạng thái mù mờ .Tôi không đề cập đến vấn đề khó khăn như thế nào trong cơ chế vận hành của trường học,cũng chưa nói đến những điều kiện để thực hiện nó trong mô hình trường học truyền thống,đây là những bài học tôi thực hiện tại trung tâm EGS cho đối tượng 5 đến 7 tuổi.Diễn ra từ 7h 30 đến 9h
I.Âm nhạc và đường nét
Bài học này tôi đã sử dụng một số tác phẩm âm nhạc với những thể loại khác nhau bao gồm:
1,Stayin’ Alive của Bee Gees
2,Nhạc bộ tộc Nam Phi
3,Sử dụng nhạc nhẹ của nhà soạn nhạc người Áo Johann Strauss II. Bản Những câu chuyện từ Rừng Vienna
Nhạc nhẹ là một thuật ngữ chung áp dụng cho phong cách âm nhạc chủ yếu diễn ra ở Anh có nguồn gốc từ thế kỷ 19 và tiếp tục cho đến ngày nay.
Phong cách này không kém phần quan trọng trong nhạc cổ điển phương Tây ,nhạc nhẹ thường được xếp vào nhóm loại dễ nghe
4,Bản I love rock and roll của Elvis presley
5,Liên khúc của những tác phẩm trên
Tôi sử dụng những dòng nhạc khác nhau mục đích là làm sao để các con tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tự phát không gò bó và vui vẻ! sử dụng màu sắc ,đường nét,hình dạng mang ý nghĩa cảm xúc tượng trưng dựa trên cảm nhận và phản ứng với âm nhạc-Phát triển sự nhạy cảm cho các con.
Mục tiêu:
-Học về các đường cơ bản
-Phân biệt các trạng thái cảm xúc
-Phát triển khả năng biểu hiện bằng nghệ thuật thị giác
-Học cách sử dụng công cụ và vật liệu mỹ thuật một cách hiệu quả
Chúng tôi bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện nhỏ rằng âm nhạc có mang lại cho người nghe những trạng thái cảm xúc khác nhau không? Các con sẽ đưa ra một vài ví dụ về những bài hát mang lại cho các con những cảm xúc khác nhau.Sau đó chúng tôi dành một thời gian lắng nghe âm nhạc,và thảo luận về những cảm xúc thông qua âm nhạc.Tôi bắt đầu với nhạc Disco và hỏi trẻ con cảm thấy như thế nào?
Thái An: Giống nhạc sàn
Khoa:Sôi động
Bình: Vui
Một số bạn vẫn không có phản ứng gì với bài hát.
Tôi tiếp tục với nhạc bộ tộc của Nam Phi và hỏi trẻ về cảm nhận của mình?các con tỏ ra rất phấn khích và thi nhau trả lời :giống một lễ hội ,giống như chuẩn bị đánh nhau….Tôi nói với các con rằng đó là nhạc bộ tộc của Nam Phi và hỏi các bạn con có biết gì về Nam Phi không?Chúng tôi liệt kê ,trò chuyện cùng nhau trong một bầu không khí vui vẻ.Sau đó tôi nhanh chóng chuyển sang bản nhạc Walt nhẹ nhàng giàu nhịp điệu, nhưng các con tỏ ra rất khó khăn để nghe chúng,buộc lòng tôi phải gợi ý cho trẻ.
Chúng tôi nói về các đường ,có những loại đường nào?Đường thẳng,đường cong,đường uốn lượn,ziczag,đường ngang…tôi cho HS xem một vài bức tranh của Roy lichenstein hỏi các con nhìn thấy những đường gì? Nó khiến con liên tưởng đến hình ảnh gì?các bạn nhỏ trả lời:sóng nước,cây,một vụ nổ…..
Chúng tôi bắt đầu bằng cách cho học sinh vẽ đường (sử dụng bút trên giấy ) dựa trên những cảm xúc nhất định. VD: Hãy vẽ cho cô đường hạnh phúc? vẽ đường giận dữ, vv
Tôi hỏi các bạn nhỏ vì sao con nghĩ đó là đường hạnh phúc?
Khoa:Con nghĩ đến cái miệng cười
Gấu:Con nghĩ đến sóng nước
Ngân :Con không biết
Về cơ bản các bạn đã biết “đường hạnh phúc “thì nên vẽ những đường nào đường “giận dữ” thì sử dụng đường gì.
Sau đó tôi muốn đẩy khả năng cảm nhận và phản ứng của các bạn lên một chút với từng thể loại nhạc ,chúng tôi sẽ sử dụng đường nét,hình dạng màu và sắp xếp chúng trên giấy,sự sắp xếp đó có thể tượng trưng cho những gì họ cảm nhận về âm nhạc.(Bạn có thể sử dụng nhạc disco,rock and roy,classical,nhạc bộ tộc nam phi và vài phong cách khác để các con chơi và tạo ra những phản ứng nghệ thuật).Nhưng tôi đã nhanh chóng phải dừng lại hoạt động này ngay từ bản đầu tiên vì gần như các bạn không có phản ứng.Tôi cũng nhận ra rằng hoạt động này cần một nhận thức cao hơn vì vậy sẽ phù hợp hơn với đối tượng lớp 3,4,5.
Chúng tôi nghỉ 5 phút để bắt đầu chuyển sang hoạt động sử dụng tổ hợp nét.Tôi sử dụng một liên khúc được cắt làm các đoạn nhỏ từ những bản nhạc trên với nhịp điệu tiết tấu khác nhau và nói với các con hãy vẽ như những gì các con cảm thấy,yêu cầu các con không chạy theo âm nhạc,vận động cánh tay và khớp tay,trong quá trình làm khuyến khích học sinh đứng lại để có một cái nhìn tốt hơn ở những gì các con đang làm, di chuyển theo hướng con muốn ? hãy bắt đầu khi con cảm thấy muốn và những cảm xúc nào đang trỗi dậy?
Học sinh có thể do dự lúc đầu,giáo viên hãy khích lệ các con thả lỏng và giải phóng cơ thể.Quy trình này sẽ giúp các con phát triển phong cách biểu cảm độc đáo của riêng mình.
Bài học kết thúc và các bạn cảm thấy khá nhẹ nhàng,tuy nhiên tôi nhận thấy ngoài một vài bạn có sự nhạy cảm về màu sắc thì đa số các em vẫn khá gượng gạo,các bạn nhỏ chưa dám thể hiện mình khi âm nhạc cất lên,một chút rụt rè và khá ngoan ngoãn là những gì tôi nhận thấy ở buổi học đầu tiên,song so với những nét bút cứng nhắc đầu tiên thì ở hoạt động này cánh tay các bạn đã trở nên linh động hơn,nét bút hoạt hơn.Tuy vậy phản ứng với âm nhạc vẫn chưa được như cô mong đợi.
Với những lớp lớn hơn bạn có thể yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến và diễn giải cách khởi đầu tạo ra bức tranh. Liệu mọi người có thấy những cảm xúc tương tự trong cùng một công việc đó không? Tại sao?
Vinh12/7/2017
Lê Thủy
Triết lý dạy học trải nghiệm được đề xuất bởi jond Deway. Ông cho rằng giáo dục nên tập trung vào chất lượng của kinh nghiệm hơn là thông tin kiến thức,trong đó ông cho rằng kinh nghiệm phải có sự tương tác giữa nhận thức cá nhân của học sinh với môi trường học tập và kinh nghiệm đó phải kết nối với kinh nghiệm cũ và cái sẽ có trong tương lai chính nó sẽ thúc đẩy người học tiếp tục học tập để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Trong giáo dục thực nghiệm học tập chỉ xảy ra khi làm một cái gì đó và nó phản ánh bằng quá trình học.
Trong vòng một năm qua, nhờ có mạng xã hội fb có đến hàng mấy trăm bài viết chia sẻ những hình ảnh sản phẩm của học sinh theo phương pháp mới,tuy nhiên vẫn còn không ít giáo viên vẫn còn mơ hồ về quy trình của nó.Việc chúng ta quá chú trọng đến sản phẩm vô tình đã chạm đến cách nhìn cũ vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, sự khác biệt của 2 phương pháp tập trung vào sản phẩm và tập trung vào quy trình là sự khác biệt của 2 quan điểm ,2 triết lý dạy học khác nhau.Một bên là dạy học tập trung vào nội dung ,một bên dạy học là tập trung vào kinh nghiệm.Nên chăng thay vì những sáng kiến kinh nghiệm rườm rà ,những cuộc thi giáo viên giỏi nặng nề,những tiết dự giờ thanh tra đối phó, ta nên xây dựng những thực tiễn giáo dục và chia sẻ nó với cộng đồng ,với cách làm đó sẽ tạo ra một sự đổi mới mạnh mẽ, lan rộng, thiết thực và dễ hiểu.
Nói một cách nôm na ,thực tiễn giaó dục là những gì giáo viên thiết kế,tiến hành có thể trong một tiết,vài tiết,một tháng hay một học kỳ….được ghi lại bằng vi deo, hình ảnh,tường thuật tại hiện trường giáo dục dựa trên chương trình khung,tình hình thực tế của địa phương ,nhà trường .Thực tiễn giáo dục hoàn toàn có thể không trùng khớp những gì được trình bày trong sgk
Bạn có thể đọc về bài thực tiễn giáo dục tại đường link sau của Nguyễn Quốc vương
http://tiasang.com.vn/-g…/cai-cach-giao-duc-tu-duoi-len-8348
Biết rằng việc nhào nặn,đắp gọt một quan điểm giáo dục mới trong một mô hình trường học truyền thống là rất khó,song nếu chúng ta không bắt đầu đúng với bản chất của nó ,ta sẽ rơi vào trạng thái mù mờ .Tôi không đề cập đến vấn đề khó khăn như thế nào trong cơ chế vận hành của trường học,cũng chưa nói đến những điều kiện để thực hiện nó trong mô hình trường học truyền thống,đây là những bài học tôi thực hiện tại trung tâm EGS cho đối tượng 5 đến 7 tuổi.Diễn ra từ 7h 30 đến 9h
I.Âm nhạc và đường nét
Bài học này tôi đã sử dụng một số tác phẩm âm nhạc với những thể loại khác nhau bao gồm:
1,Stayin’ Alive của Bee Gees
2,Nhạc bộ tộc Nam Phi
3,Sử dụng nhạc nhẹ của nhà soạn nhạc người Áo Johann Strauss II. Bản Những câu chuyện từ Rừng Vienna
Nhạc nhẹ là một thuật ngữ chung áp dụng cho phong cách âm nhạc chủ yếu diễn ra ở Anh có nguồn gốc từ thế kỷ 19 và tiếp tục cho đến ngày nay.
Phong cách này không kém phần quan trọng trong nhạc cổ điển phương Tây ,nhạc nhẹ thường được xếp vào nhóm loại dễ nghe
4,Bản I love rock and roll của Elvis presley
5,Liên khúc của những tác phẩm trên
Tôi sử dụng những dòng nhạc khác nhau mục đích là làm sao để các con tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tự phát không gò bó và vui vẻ! sử dụng màu sắc ,đường nét,hình dạng mang ý nghĩa cảm xúc tượng trưng dựa trên cảm nhận và phản ứng với âm nhạc-Phát triển sự nhạy cảm cho các con.
Mục tiêu:
-Học về các đường cơ bản
-Phân biệt các trạng thái cảm xúc
-Phát triển khả năng biểu hiện bằng nghệ thuật thị giác
-Học cách sử dụng công cụ và vật liệu mỹ thuật một cách hiệu quả
Chúng tôi bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện nhỏ rằng âm nhạc có mang lại cho người nghe những trạng thái cảm xúc khác nhau không? Các con sẽ đưa ra một vài ví dụ về những bài hát mang lại cho các con những cảm xúc khác nhau.Sau đó chúng tôi dành một thời gian lắng nghe âm nhạc,và thảo luận về những cảm xúc thông qua âm nhạc.Tôi bắt đầu với nhạc Disco và hỏi trẻ con cảm thấy như thế nào?
Thái An: Giống nhạc sàn
Khoa:Sôi động
Bình: Vui
Một số bạn vẫn không có phản ứng gì với bài hát.
Tôi tiếp tục với nhạc bộ tộc của Nam Phi và hỏi trẻ về cảm nhận của mình?các con tỏ ra rất phấn khích và thi nhau trả lời :giống một lễ hội ,giống như chuẩn bị đánh nhau….Tôi nói với các con rằng đó là nhạc bộ tộc của Nam Phi và hỏi các bạn con có biết gì về Nam Phi không?Chúng tôi liệt kê ,trò chuyện cùng nhau trong một bầu không khí vui vẻ.Sau đó tôi nhanh chóng chuyển sang bản nhạc Walt nhẹ nhàng giàu nhịp điệu, nhưng các con tỏ ra rất khó khăn để nghe chúng,buộc lòng tôi phải gợi ý cho trẻ.
Chúng tôi nói về các đường ,có những loại đường nào?Đường thẳng,đường cong,đường uốn lượn,ziczag,đường ngang…tôi cho HS xem một vài bức tranh của Roy lichenstein hỏi các con nhìn thấy những đường gì? Nó khiến con liên tưởng đến hình ảnh gì?các bạn nhỏ trả lời:sóng nước,cây,một vụ nổ…..
Chúng tôi bắt đầu bằng cách cho học sinh vẽ đường (sử dụng bút trên giấy ) dựa trên những cảm xúc nhất định. VD: Hãy vẽ cho cô đường hạnh phúc? vẽ đường giận dữ, vv
Tôi hỏi các bạn nhỏ vì sao con nghĩ đó là đường hạnh phúc?
Khoa:Con nghĩ đến cái miệng cười
Gấu:Con nghĩ đến sóng nước
Ngân :Con không biết
Về cơ bản các bạn đã biết “đường hạnh phúc “thì nên vẽ những đường nào đường “giận dữ” thì sử dụng đường gì.
Sau đó tôi muốn đẩy khả năng cảm nhận và phản ứng của các bạn lên một chút với từng thể loại nhạc ,chúng tôi sẽ sử dụng đường nét,hình dạng màu và sắp xếp chúng trên giấy,sự sắp xếp đó có thể tượng trưng cho những gì họ cảm nhận về âm nhạc.(Bạn có thể sử dụng nhạc disco,rock and roy,classical,nhạc bộ tộc nam phi và vài phong cách khác để các con chơi và tạo ra những phản ứng nghệ thuật).Nhưng tôi đã nhanh chóng phải dừng lại hoạt động này ngay từ bản đầu tiên vì gần như các bạn không có phản ứng.Tôi cũng nhận ra rằng hoạt động này cần một nhận thức cao hơn vì vậy sẽ phù hợp hơn với đối tượng lớp 3,4,5.
Chúng tôi nghỉ 5 phút để bắt đầu chuyển sang hoạt động sử dụng tổ hợp nét.Tôi sử dụng một liên khúc được cắt làm các đoạn nhỏ từ những bản nhạc trên với nhịp điệu tiết tấu khác nhau và nói với các con hãy vẽ như những gì các con cảm thấy,yêu cầu các con không chạy theo âm nhạc,vận động cánh tay và khớp tay,trong quá trình làm khuyến khích học sinh đứng lại để có một cái nhìn tốt hơn ở những gì các con đang làm, di chuyển theo hướng con muốn ? hãy bắt đầu khi con cảm thấy muốn và những cảm xúc nào đang trỗi dậy?
Học sinh có thể do dự lúc đầu,giáo viên hãy khích lệ các con thả lỏng và giải phóng cơ thể.Quy trình này sẽ giúp các con phát triển phong cách biểu cảm độc đáo của riêng mình.
Bài học kết thúc và các bạn cảm thấy khá nhẹ nhàng,tuy nhiên tôi nhận thấy ngoài một vài bạn có sự nhạy cảm về màu sắc thì đa số các em vẫn khá gượng gạo,các bạn nhỏ chưa dám thể hiện mình khi âm nhạc cất lên,một chút rụt rè và khá ngoan ngoãn là những gì tôi nhận thấy ở buổi học đầu tiên,song so với những nét bút cứng nhắc đầu tiên thì ở hoạt động này cánh tay các bạn đã trở nên linh động hơn,nét bút hoạt hơn.Tuy vậy phản ứng với âm nhạc vẫn chưa được như cô mong đợi.
Với những lớp lớn hơn bạn có thể yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến và diễn giải cách khởi đầu tạo ra bức tranh. Liệu mọi người có thấy những cảm xúc tương tự trong cùng một công việc đó không? Tại sao?
Vinh12/7/2017
Lê Thủy