Friday, April 21, 2017

PHONG CÁCH HỌC TRONG MỘT BÀI HỌC NGHỆ THUẬT

PHONG CÁCH  HỌC TRONG MỘT BÀI HỌC NGHỆ THUẬT
Phong cách học đơn giản là những cách tiếp cận khác nhau trong học tập.Theo học  thuyết của Howad Gardner,thì có 8 loại hình thông minh khác nhau và mỗi người đều có những điểm mạnh, cách học tập và  làm việc riêng.Điều đặc biệt là ông đã chỉ ra rằng :Trong mỗi chúng ta đều có 8 loại hình trí thông minh với những mức độ khác nhau,nghĩa là trong mỗi lĩnh vực bạn đều có ít nhiều những khả năng.Trong quá trình  làm việc ,thực ra chúng ta đều phải huy động 8 loại hình trí thông minh Ví dụ khi bạn vẽ bạn không những huy động trí thông minh về không gian mà còn trí thông minh vận động để điều khển cọ,trí thông minh thiên nhiên giúp bạn quan sát, trí thông minh nội tâm giúp bạn nắm bắt phát triển ý tưởng ….
Làm thế nào để biết được phong cách  học của học sinh ?Nếu trẻ thiên về tư duy trực quan ,trẻ cần nhìn các thông tin.Nếu phong cách học là thính giác thì chúng cần nghe các thông tin và nếu học bằng vận đông ,xúc giác thì trẻ cần di chuyển hay sờ nắn ,thực tế thì gần như tất cả các bài học nghệ thuật đều kết hợp tất cả các phong cách học khác nhau,tiếp cận với nhiều phương thức khác nhau sẽ hình thành cho trẻ một khái niệm về bản thân mình phù hợp với cái gì ?và một đặc điểm của trẻ trong giai đoạn mẫu giáo và tiểu học là chúng học bằng tất cả các giác quan,bạn sẽ không thực sự hiểu mình thích cái gì nếu như chưa trải nghiệm về chúng.Tôi sẽ đưa ra một bài học  để bạn có thể hình dung
Ví dụ với một bài về chân dung cho đối tượng 7 tuổi ,qua đó học sinh sẽ xem xét các thuật ngữ “Chân dung” và “Cắt dán” nhưng mục tiêu chính là các em có thể hiểu hình được tạo nên bởi các đường và đường có thể tạo nên sự vận động.Bài học được bắt đầu bằng cách xem xét thảo luận các hình ảnh ,học sinh sẽ chỉ ra các đường mà chúng nhìn thấy ,và những đường tạo cảm giác về sự vận động.Hoạt động 2 giáo viên sẽ chuyển sang qui trình làm thế nào để vẽ các đường?lưu ý với các đường cong ,đường uốn lượn,đường zigzang giáo viên đi một cách chậm rãi và đan xen như đang nhảy múa .Khi các con hiểu về yếu tố đường ,thì đến lúc cho các con trải nghiệm về những gì mình đã học được.Học sinh sẽ đứng lên ,với một chút âm nhạc ,yêu cầu các con sử dụng cánh tay và bàn tay để thể hiện các đường nét và trình diễn sự vận động của đường nét.Đây là một cách  tuyệt vời để kết hợp tất cả các giác quan trong bài học về đường nét. Tuy nhiên nếu không có âm nhạc bạn vẫn hoàn toàn có thể thực hiện,âm nhạc ở đây chỉ có mục đích là kích thích sự vận động của các con, giúp các con cảm thấy hưng phấn .Với hoạt động này bạn có thể dừng lại ở đây mà không cần phải xem xét gì về sản phẩm mà các con vừa trải nghiệm.
Ngày thứ 2 ,giáo viên sẽ sử dụng kiến thức về đường nét để tạo ra các hình dạng cơ bản,hướng dẫn cho học sinh làm thế nào để xé các hình dạng,dựa trên các hình ảnh cùng thảo luận xem hình dạng của đầu,  của thân,của quần,của váy….,thảo luận về độ dày mỏng của các hình dạng ,Ví dụ như hình chữ nhật ở chân tay thì nhỏ,cuối cùng yêu cầu học sinh sắp xếp chúng thành các hình dáng theo cách mà các em nhìn thấy .
Cuối cùng khi học sinh đã hoàn thành hình dáng của mình ,các em sẽ dán nó lên nền và thêm các chi tiết như tóc ,vẽ các nét của khuôn mặt bằng bút macker và thêm bất cứ họa tiết gì để trang trí cho quần áo.
Ngày thứ 3 ,Giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh hoàn thiện nền.Sở dĩ tôi không sử dụng sản phẩm trải nghiệm từ  đường nét làm nền như một số giáo viên đã làm là để học sinh vận dụng sự hiểu biết về đường nét của mình tái hiện lại thiên nhiên như cây cỏ ,mặt trời ,mây, sự vận động của nét để tạo ra gió.Cuối cùng các em sẽ trải nghiệm với vật liệu màu nước để tô và vẽ cho những hình ảnh đó, phủ kín nền và làm cho chúng hòa lẫn vào nhau.
Bằng cách sử dụng các phong cách học khác nhau trẻ có thể có sự hiểu biết về đường và sự chuyển động của các đường để tạo nên hình dạng.
Kết thúc một bài học ,không nhất thiết phải cho trẻ trình bày sản phẩm của mình làm ra,việc giáo viên lựa chọn những bài tốt nhất để treo trên bảng tin hay hành lang cũng là một cách đánh giá, người ta gọi là đánh giá trong im lặng, cách thức này giúp các em hình thành cho mình những kinh nghiệm thẩm mỹ.
Mục tiêu của bài học:
-Tạo nên tác phẩm nghệ thuật bằng kỹ thuật cắt dán
-Tạo nên một bức tranh chân dung
-Xác định các đường và học cách sử dụng các loại đường khác nhau
-Thể hiện sự vận động của đường
Vật liệu:
-Giấy thủ công nhiều màu
-giấy nền     

-Bút lông, màu nước ,bút macker
                                                               Vinh 22/4/2017
                                                                Lê thanh thủy