Jond Dewey là một nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn.Ông cho rằng
giáo dục là việc tạo ra những con người có trách nhiệm và có khả năng cải tạo
xã hội.Cũng như các nhà lí luận tiên phong như Montessori và Piaget ,ông cho rằng
trẻ em học qua làm và quá trình giáo dục nên gắn liền với vật liệu cũng như đời
sống thực tế,Dewey cho rằng “giáo dục thực sự đến từ việc kích thích năng lực của
trẻ”trong đó hứng thú của trẻ là cơ sở cho việc lập kế hoạch chương trình giáo
dục.Ông cũng là người đề cập đến vai trò mới của người giáo viên như là một người
tư vấn , hướng dẫn ,Dewey chỉ rõ”Hướng dẫn sẽ chạm tới tự do và tính sáng tạo”giáo
viên nên sử dụng sự hiểu biết của mình về thế giới để mở rộng tầm hiểu biết cho
trẻ.
Dewey phê bình
môi trường dạy học truyền thống mang tính mô phạm của TKXIX nhưng cũng phê bình
các thiết kế môi trường học tập mà ở đó mặc cho trẻ khám phá một cách mơ hồ,không
đưa ra hướng dẫn hoặc gợi ý hoặc thiết kế những trải nghiệm ngẫu nhiên mà không
đưa ra bất kỳ chủ đề mang tính tổng hợp ,nối tiếp hoặc có tính mục đích nào,hoạt
động học không chỉ mang lại hứng thú mà còn kiến tạo quá trình học tập cho trẻ
và đặc biệt chú ý tới năng lực cá nhân của trẻ.
Lev Vygotsky là
một nhà tâm lý học người Nga,nghiên cứu của ông ảnh hửơng rất lớn tới lý thuyết
về dạy học.Ông đã làm thay đổi cách nghĩ của các nhà giáo dụcvề sự tương tác của
trẻ,công trình của ông chỉ ra rằng sự phát triển xã hội và nhận thức luôn song
hành với nhau,ông tin rằng quá trình trẻ tương tác góp phần vào quá trình kiến
tạo tri thức cho trẻ.Đóng góp chủ yếu của Vygotsky đối với sự hiểu biết của
chúng ta về sự phát triển của trẻ em là việc ông hiểu rõ tầm quan trọng của sự
tương tác với giáo viên và bạn bè trang lứa trong việc tăng cường tri thức cho
trẻ.Các nhà giáo dục theo phương pháp Reggio cũng tin rằng việc trẻ học từ bạn
bè và từ vật liệu,giáo cụ trong lớp cũng quan trọng như các em học được từ giáo
viên.
Một trong những
khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết của Vygotsky là khái niệm về “vùng
phát triển gần”ý nói đến khoảng cách giữa một nhiệm vụ khó khăn nhất mà trẻ có
thể làm với nhiệm vụ khó khăn nhất mà trẻ chỉ có thể làm được nếu có sự trợ
giúp.Bằng cách cung cấp những thông tin hỗ trợ giáo viên và bạn bè trang lứa có
thể “bắc giàn” giúp trẻ với tới một khái niệm hoặc một kỹ năng mới.
Quan điểm này
giúp giáo viên xây dựng nội dung chương trình theo hướng mở rộngtri thức của trẻ,và
bắc giàn cho quá trình học của trẻ bằng cách đưa trẻ vào các tình huống mà năng
lực của trẻ được nới rộng.
Reggio Emilia là
phương pháp giáo dục được sáng lập bởi nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi,
khi xã hội Ý được xây dựng lại, với mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện
các kỹ năng nhằm giúp trẻ trở thành công dân toàn cầu.
Phương pháp tiếp
cận Reggio Emilia tin rằng: mỗi đứa trẻ đều sở hữu những năng lực vô tận, trẻ
em thực chất rất giàu tiềm năng, mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.Cũng như tất cả
các phương pháp giáo dục hiện đại khác Reggio coi trẻ là trung tâm của quá
trình giáo dục,nghệ thuật trở thành công cụ để trẻ thể hiện suy nghĩ,cảm xúc và
sự hiểu biết,Reggio cho rằng trẻ phát triển trí tuệ thông qua nhiều loại hình
ngôn ngữ “hàng trăm ngôn ngữ của trẻ”,chương trình của Reggio luôn tạo điều kiện
cho các em khám phá nhiều loại chất liệu,sử dụng nhiều ngôn ngữ như:vẽ,điêu khắc,kịch
chiếu bóng,âm nhạc,cắt dán,sắm vai…để biểu đạt. Các dự án của Reggio tập trung
vào quá trình trẻ khám phá và các hoạt động giáo dục chỉ trở nên hiệu quả khi
trẻ làm và gắn liền với cuộc sống thực từ đó phát triển nhận thức về thế giới.Giáo
viên trở thành người hướng dẫn,lắng nghe và nghiên cứu chương trình tạo sự hứng
thú và phát triển của mỗi cá nhân.
Đặc điểm của dạy
học tập trung vào qui trình trong phương pháp Reggio thể hiện như sau:
• Không có hướng dẫn từng bước
• Không có mẫu để đi theo
• Không có đúng hay sai mà mục đích là để khám phá và sáng tạo
• Nghệ thuật là tập trung vào kinh nghiệm và thăm dò kỹ thuật,
công cụ và vật liệu
• Nghệ thuật là duy nhất và độc đáo
• Kinh nghiệm chỉ có được bằng sự thư giãn và vui vẻ
• Tạo cơ hội cho các em lựa chọn
• Ý tưởng là thứ không có sẵn
Môi trường được
xem là “người thầy thứ ba” theo Loris Malaguzzi, môi trường,vật liệu ,tài
nguyên, thách thức sự tìm tòi, nuôi dưỡng sự sáng tạo thông qua việc tương tác
với bàn tay và các hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Trường học là một
xã hội thu nhỏ,việc học ở trường mang lại cho các em khả năng thích ứng với cuộc
sống ,sự tương tác với thế giới xung quanh,chính vì vậy phương pháp Reggio coi
trọng luôn coi trọng sự hợp tác ,làm việc nhóm và giao tiếp của trẻ nhưng vẫn đảm
bảo cho mỗi cá nhân làm việc và phát triển năng lực các nhân.
8 loại hình thông minh của
Howad Gardner,theo ông thì mỗi người đều có những
điểm mạnh, cách học tập và làm việc
riêng.Điều đặc biệt là ông đã chỉ ra rằng :Trong mỗi chúng ta đều có 8 loại
hình trí thông minh với những mức độ khác nhau,nghĩa là trong mỗi lĩnh vực bạn
đều có ít nhiều những khả năng.
Nếu trẻ thiên về
tư duy trực quan ,trẻ cần nhìn các thông tin.Nếu phong cách học là thính giác
thì chúng cần nghe các thông tin và nếu học bằng vận đông ,xúc giác thì trẻ cần
di chuyển hay sờ nắn .
Albert Einstein từng
nói một câu rất nổi tiếng“Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết ,còn tất cả chỉ
là thông tin”. Thông qua trải nghiệm sáng tạo qua nghệ thuật trẻ sẽ hình thành những năng lực sau (dự án Saep):
No comments:
Post a Comment