Mỗi người có phương thức cảm nhận mĩ thuật khác nhau,nhưng phương thức ấy dù là gì có kiến thức chung sẽ giúp nâng cao tiêu chuẩn cảm nhận bức tranh.Đó chính là” yếu tố và nguyên lý của tạo hình” có thể bạn sẽ nghi ngờ hỏi rằng :Liệu có phải là “yếu tố và nguyên tắc của tạo hình” cái mà chúng ta đã được học ở mĩ thuật tiểu học?
Đúng vậy!chính là các yếu tố tạo hình gắn với “điểm”“dòng”(đường) “hình
dạng” “màu sắc”…..chính là nguyên lí tạo hình được giấu sau sự tổng hợp của các
yếu tố ấy.
1.Yếu tố của tạo hình
Bước đầu tiên để hiểu về mĩ thuật chính là “Yếu tố tạo
hình”
Giống như âm nhạc, mĩ thuật cũng có nguyên lí và trật
tự của nó,nhưng cụ thể là gì?Họa sĩ làm thế nào để học,hiểu,sử dụng những nguyên lí và trật tự
đó?
Sự thưởng thức tranh đương nhiên cần phải hiểu các yếu
tố thị giác mang tính quan sát đang tồn tại một cách cụ thể,liên quan đến quá
trình vẽ tranh và trật tự được hình thành trong mối liên quan với các yếu tố
cũng phải hiểu đầy đủ.
Các yếu tố mang tính không gian hay hình ảnh mang
tính quan sát được xử lí trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình được gọi là yếu tố
tạo hình.Chúng bao gồm:dấu chấm, đường ,bề mặt ,hình dạng,độ rắn,độ tương
phản,màu sắc ,kết cấu ,không gian.
*Đường (dòng): Sự bắt đầu của tất cả các bức tranh
Đến mức người ta nói tất cả các bức tranh được bắt đầu
từ đường, thì nghĩa là việc vẽ tranh nó mang ý nghĩa như việc bạn sử dụng đường
nét.
Đường được sử dụng trong quá trình học vẽ là: Phác họa,kí
họa ,bản vẽ….Một bức tranh độc đáo, có ý nghĩa nghệ thuật không chỉ bởi bố cục
của hình,phác họa mà còn bởi đường nét.Đường nét còn là một yếu tố hình ảnh
quan trọng của bức tranh thể hiện dưới dạng ẩn,hòa lẫn vào cùng với màu sắc và kết cấu.
*Hình thái: Ảo ảnh 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều
Hình là cách thức phương tiện chuyển giao hình ảnh
quan trọng nhất trong tác phẩm mĩ thuật
và là yếu tố đầu tiên nhất được quan sát hay biểu hiện khi sáng tác hay thưởng
thức nghệ thuật.
Tất cả các vật thể có thể quan sát được bằng mắt đều
mang một hình thể riêng và các hình thức đó gắn liền với cảm xúc hay tình cảm đặc
trưng nào đó.Và hình thể biểu hiện trên mặt phẳng cùng với hình dạng và không
gian (3D) mang vai trò tạo ra ảo ảnh chiều sâu 3 chiều trên mặt phẳng 2 chiều.
*Màu sắc: Ánh sáng của tự nhiên được tái tạo trên
tranh vẽ
Màu sắc được sử dụng bằng các đặc điểm mang tính vật
lí,tâm lí và tạo hình.Dù nói rằng chúng ta đang sống từng khoảnh khắc với màu sắc
cũng không phải là quá lời ..Ngay cả khi không
phải là chuyên gia,sự hiểu biết mang tính cơ bản liên quan đến màu sắc
chính là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống và có thể thêm nhiều
niềm vui.
Đặc biệt liên quan đến tác phẩm nghệ thuật ,sự hiểu
biết về hiệu quả và đặc trưng của màu sắc là quá trình cần thiết đối với sáng tạo
và cảm nhận sâu rộng.
*Không gian:Không gian tưởng tượng được trải rộng
trong tác phẩm hội họa.
Lịch sử mĩ thuật cho đến nay rất nhiều họa sĩ đã thể
hiện chiều sâu (Phối cảnh) và không gian trong tác phẩm của họ.Vì thế giới
chúng ta đang tồn tại là một không gian mang tính 3 chiều chứ không phải mặt phẳng.
“Hội họa truyền thống phát triển trên nền tảng tái
hiện hiện thực” có thể gọi là nghệ thuật định hướng không gian bằng tính thực
chất.
Không gian được vẽ trên mặt phẳng 2 chiều như chuông
,khung hình….là không gian của tưởng tượng,không gian ảo tưởng.
Tuy nhiên người thưởng thức vẫn nhận thức được bằng
không gian 3 chiều hiện thực. Vậy không gian trong tác phẩm hội họa được tạo ra
dựa vào trật tự tạo hình nào?
(Còn tiếp)
Người dịch:Nguyễn Phương Anh –dịch từ tiếng
hàn
No comments:
Post a Comment