HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA MÔN HỌC NGHỆ THUẬT Ở TIỂU
HỌC
Sự thay đổi trong giáo dục nghệ thuật của chúng ta hiện nay đơn thuần là sự thay đổi về các hình thức tổ chức -phương pháp ,chứ chưa thực sự thay đổi về quan điểm,cách tiếp cận chủ đề của chúng ta vẫn theo một mô tip quen thuộc cũ :"Tìm hiểu-cách thực hiện-thực hành."chúng ta vẫn chưa xây dựng được một chương trình khung và định hình cho mình một mô hình rõ ràng.Điều này cũng dễ hiểu ,bởi sau thời gian thí điểm ,khi đưa nó vào vận hành chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề vướng mắc bởi hệ thống điều hành chưa phù hợp và việc phải điều chỉnh sao cho nó thống nhất với các môn học khác.Về bản chất mô hình trường học của chúng ta là mô hình truyền thống tập trung vào nội dung nặng về truyền thụ kiến thức .Trong khi đó bản chất của mô hình mới trong môn Mĩ thuật lại tập trung vào trải nghiệm.Cụm tự "dạy học phát triển năng lực" đã nói lên được phần nào cách chúng ta né tránh điều đó!Việc tiếp cận phương pháp mới và soi rọi nó bằng một hệ thống lí luận rõ ràng,sẽ giúp chúng ta tiếp cận đúng với bản chất của nó và lựa chọn một con đường phù hợp cho giáo dục nghệ thuật ở tiểu học.
“Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết ,còn tất cả chỉ là thông tin”(Albert Einstein)
Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản của hoạt động trải nghiệm trong trường học.
I.Giáo
dục trải nghiệm là gì?
Là học thông qua làm để tạo ra tri thức mới,kinh
nghiệm mới,trên cơ sở trải nghiệm thực tế dựa trên kinh nghiệm và kiến thức sẵn
có.
Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế:
“Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người
dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết
lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và
phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.”
“Học tập qua
trải nghiệm” xảy ra khi một người sau khi tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh
giá, xác định cái gì là hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ, và sử dụng những điều
này để thực hiện các hoạt động khác trong tương lai.(John Dewey – 1938)
Học tập thông qua trải nghiệm là việc sử dụng các vật liệu và thiết bị có sẵn
trong lớp, học sinh được tự do lựa chọn cách thể hiện,giáo viên chỉ quan sát ,lắng
nghe mà không hướng dẫn cụ thể như phương pháp cũ, trong khi học sinh được tha
hồ khám phá mà không coi trọng vấn đề đúng sai bởi chính trẻ sẽ học được từ cái
sai của mình.Cách học này sẽ khơi dậy tính tò mò vốn có của trẻ,giúp trẻ nhận biết mình và nhận
thức được về chủ đề đã học.Tuy nhiên giáo viên vẫn phải cung cấp những hướng dẫn
cần thiết và sử dụng những thông tin thu thập được từ đánh giá để cải thiện
thành tích học
II.Triết
lý giáo dục của Jond Dewey
Jond Dewey được xem là “cha đẻ của giáo dục trải
nghiệm” ông là một nhà triết học,nhà tâm lý học,cải cách giáo dục của Mỹ.Tư tưởng
triết học giáo dục của ông vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến ngày nay.
Jond Dewey cho rằng giáo dục truyền thống quá khắt
khe,nơi người học phải ngoan ,biết vâng lời và lắng nghe một chiều,ít quan tâm
đến lợi ích của người học, theo ông một nền giáo dục tiến bộ nên tập trung vào
lợi ích của người học chứ không phải là những hướng dẫn hay nội dung. Dewey đề
xuất một lý thuyết mới về giáo dục trong đó nêu bật những kinh nghiệm đóng vai
trò quan trọng trong giáo dục, giáo dục trải nghiệm là kết quả của hai nguyên tắc
cơ bản:tính liên tục và tương tác.Tính liên tục ở đây chính là sự kết nối giữa
những kinh nghiệm cũ ,những thông tin cần thiết thu thập được và cái sẽ có trong
tương lai,những trải nghiệm phong phú đó sẽ có mối quan hệ mật thiết với sự trưởng
thành về thể chất và trí tuệ của các em.
“Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống,giáo
dục chính là cuộc sống của mỗi người”(Jond Dewey) như vậy ông coi trọng việc
phát triển năng lực riêng của mỗi người,việc tôn trọng từng cá nhân người học
mang lại cho học sinh cơ hội được suy nghĩ theo cách riêng của mình mà không cần
hiểu tại sao họ đã nghĩ như vậy.Chính vì vậy mà các chủ đề thường là những gì gần
gũi với đời sống của các em,tạo nên những người công dân dân chủ.
Dewey cho rằng
giáo dục nên tập trung vào chất lượng của kinh nghiệm (Qui trình) hơn là thông
tin kiến thức,một kinh nghiệm tốt với trẻ đôi khi chỉ cần là những trải nghiệm
với thiên nhiên ,cuộc sống đầy thú vị,chính nó sẽ thúc đẩy người học tiếp tục học
tập để đáp ứng nhu cầu của bản thân,trưởng thành và hạnh phúc . Trong giáo dục
thực nghiệm học tập chỉ xảy ra khi làm một cái gì đó và nó phản ánh bằng quá
trình học.
Dựa trên nguyên lí của Deway các nhà giáo dục đã thiết
kế những hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kinh nghiệm sống cho học sinh,giúp
học sinh giải quyết vấn đề nảy sinh .Đây cũng là hoạt động mà các em được sử dụng
tất cả các giác quan trong việc chuyển hóa thông tin và biểu đạt khác nhau qua
đó để giáo dục phẩm chất và kỹ năng.
Hoạt động trải nghiệm theo TS Nguyễn Quốc Vương có
những đặc trưng sau:
+ Hạt động trải nghiệm diễn ra có chủ đích
+Trong hoạt động
trải nghiệm học sinh đóng vai trò chủ thể ,giáo viên là người tổ chức
+Trong hoạt động học sinh có cơ hội sư dụng các giác
quan:nhìn,nghe,nói,vận động,vẽ-tạo hình…..
+Học sinh được tiếp xúc với nhiều đối tượng ,tìm kiếm
khai thác,tái cơ cấu và biểu đạt nhiều hình thức :Tập san,tranh,mô hình,kịch,…..
+Học sinh được học nhiều không gian ,môi trường học
tập khác nhau
+Học sinh có cơ hội trao đổi thông tin với nhiều người
III.Hoạt
động trải nghiệm qua môn học nghệ thuật
1.Hoạt động trải nghiệm qua nghệ thuật tập trung vào
“quy trình không sản phẩm”
“Giáo dục trải nghiệm” cũng có cơ sở lý thuyết dựa
trên một nghiên cứu (Edgar Dale 1946) chỉ ra rằng:Chúng ta nhớ...
20% những gì chúng ta đọc
20% những gì chúng ta nghe
30% những gì chúng ta nhìn
90% những gì chúng ta làm
Nó còn dựa trên nền tảng về lý thuyết đa trí tuệ ,do
vậy,cần tạo ra một môi trường học phong phú nhằm phát huy tất cả các loại hình
trí tuệ vốn có ở con người.Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tất cả học
sinh đều giỏi về một cái gì đó vào một
thời điểm,do vậy công việc của giáo viên là tạo ra một môi trường đa dạng,thoải
mái,an toàn .
Mục tiêu của giáo dục Mĩ thuật là để khuyến khích sự
sáng tạo của trẻ em thông qua những trải nghiệm nghệ thuật và phát triển thích
hợp.
Như vậy sự khác nhau trong quan điểm dạy học truyền
thống và hoạt động trải nghiệm qua môn nghệ thuật là một bên tập trung vào quy
trình và một bên tập trung vào sản phẩm.
Khi trẻ em sáng tạo nghệ thuật, chúng được khám phá,
phát hiện, và suy nghĩ. Nghệ thuật khuyến khích sự độc đáo của mỗi đứa trẻ và
quá trình trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm là quá trình mà chúng ta không
nhìn thấy trước được kết quả. Trong khi đó , với phương pháp cũ các em luôn
theo các hướng dẫn để thực hiện một "đối tượng bài học" cụ thể - kết quả có thể dự đoán được. Nghệ thuật ở đây
là một hình thức truyền cảm hứng cho mỗi đứa trẻ, khơi dậy sự sáng tạo và suy
nghĩ của bản thân.
Đặc điểm của giáo dục trải nghiệm trong Mĩ thuật đó
là tập trung vào quy trình thể hiện ở những điểm sau:
• Không có hướng dẫn từng bước
• Không có mẫu cho trẻ em đi theo
• Không có đúng hay sai mà mục đích là để khám phá và sáng tạo
• Nghệ thuật là tập trung vào kinh nghiệm và thăm dò
kỹ thuật, công cụ và vật liệu
• Nghệ thuật là duy nhất và độc đáo
• Kinh nghiệm có được bằng sự thư giãn và vui vẻ
• Nghệ thuật là hoàn toàn của riêng trẻ
• Kinh nghiệm nghệ thuật là sự lựa chọn của mỗi đứa
trẻ
• Ý tưởng là thứ không có sẵn để làm theo
2.Vai trò của người giáo viên
Nếu như trước đây, người thầy chỉ có một vai trò thì
giờ đây trong một người giáo viên phải có rất nhiều con người khác nhau,để đạt
tới hiệu quả cần có sự linh hoạt chuyển đổi giữa các vai trò:
a,Là người trợ giúp cho quá trình khám phá của học
sinh
b,Cung cấp những thông tin cần thiết cho chủ đề
c,Biểu diễn một số kỹ năng
d,Hướng dẫn viên trong quá trình học tập (Huấn luận
viên)
đ,Tư vấn:Người giúp đỡ trong vấn đề cần giải quyết
e,Nhân viên tư vấn:Người trợ giúp trong tình huống
và cảm xúc
g,Người cung cấp hướng dẫn tập trung vào việc phát
triển kỹ năng chuyên môn
Sự linh hoạt của người giáo viên còn bao gồm khả
năng chuẩn đoán và can thiệp khi cần thiết để tăng cường học tập và hỗ trợ cho
cá nhân hoặc nhóm: Bao gồm hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quản lý học sinh khi cần.
Nếu như trước đây mục tiêu dạy học truyền thống của
chúng ta bao giờ cũng là: học sinh biết vẽ…., học sinh hiểu được…,học sinh yêu
thích….thì trong mô hình dạy học mới cái chúng ta hướng đến là :Học sinh muốn
biết cái gì? Tuy rằng những phương pháp mới có tháo gỡ cho giáo viên những vướng
mắc trong chương cũ trước đây như là nó xa rời với ngôn ngữ của trẻ hay thiếu nền
tảng kiến thức về ngôn ngữ….cứng nhắc
thiếu sáng tạo….,nhưng việc vận dụng nó như một phương pháp mới trong mô
hình học truyền thống đã khiến nó gặp nhiều vướng mắc trong quản lý hành
chính,sự tự chủ,cở sở vật chất…. chúng ta thấy càng ngày nó càng tiệm cận với
cái cũ trong cách tiếp cận.Trong khi các nước trên thế giới cũng như trong khu
vực ,giáo dục nghệ thuật của họ đã đi qua chương trình nghệ thuật chính thống mới chuyển sang những mô hình dạy học mới như
“Văn hóa nghệ thuật” của Hàn Quốc ,thì ở Việt Nam giáo dục nghệ thuật ở tiểu học
chưa bao giờ thực sự có nền tảng .Cũng như người Hàn ,họ xây dựng mô hình “nghệ
sĩ với trường học” với những dự án nghệ thuật kèm theo chương trình “văn hóa
nghệ thuật” Thiết nghĩ chúng ta cũng nên xây dựng những hoạt động trải nghiệm
qua nghệ thuật,bên cạnh chương trình mới của bộ thay vì cố cưa ,đẽo gọt cho nó
phù hợp.Ngoài ra dựa trên cơ sở lí luận ấy,chúng ta có thể xây dựng và hoạt động
hệ thống câu lạc bộ ở tất cả các trường học kèm theo những quy chế vận hành như
được quy định như một định mức lên lớp.
Tài
liệu tham khảo
1) Cải
cách giáo dục từ dưới lên-Nguyễn Quốc vương-báo tia sáng
2) Kinh
nghiệm giáo dục-Jon Deway-nhà xuất bản tri thức
3) Tài liệu
giảng dạy giáo viên Mỹ thuật –Nhà xuất bản giáo dục
4) Hướng
dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học
sinh tiểu học-Nguyễn Quốc Vương-Nhà xuất bản ĐHSP
Lê Thủy 1/11/2017